Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thu hoạch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 54 - 56)

Để so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất nhằm tìm ra được nồng độ thích hợp, thông qua sự tăng trưởng của chúng đạt trị số cuối cùng có liên quan đến năng suất, chúng tôi tổng hợp một số chỉ tiêu sinh trưởng vào giai đoạn thu hoạch như ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng khi thu hoạch Nồng độ (ppm) P trung bình cây (g) Khối lượng phần ăn được (g) Tỷ lệ ăn được (%) Khối lượng vật chất khô (g) Tỷ lệ chất khô (%) 0 (đ/c) 68,00 ab 28,33 bc 63,65 bc 3,67 bc 5.57 ab 5 89,67 a 45,50 a 79,85 a 6,12 a 6,85 a 10 72,5 ab 31,83 abc 65,82 abc 4,38 b 6,04 ab 15 73,2 ab 39,33 ab 68,24 ab 4,52 b 6,22 ab 20 74,00 ab 38,50 acb 67,20 ab 4,58 b 6,55 ab 25 62,00 ab 22,00 c 61,42 c 3,41 bc 5,50 ab 30 56,00 b 21,67 c 60,01 c 2,70 c 5,04 b CV% 27,55 30,24 27,55 30,13 15,73 LSD0,05 31,557 16,032 18,046 1,444 1,488

Năng suất kinh tế là tổng lượng chất khô cây trồng tích lũy ở những bộ phận có giá trị kinh tế lớn nhất trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian.

* Khối lượng phần ăn được: đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất kinh tế. Khối lượng phần ăn được dao động giữa các công thức từ 21,67g (công thức VII) đến 45,50g (công thức II), công thức II có khối lượng phần ăn được cao nhất (45,50g) và tỷ lệ ăn được cao nhất (79,85%) tăng so với đối chứng lần lượt là 17,17g và 16, 2%, các công thức II, III, IV, V không có sự sai khác. Công thức VI và VII khối lượng phần ăn đượcc và tỷ lệ ăn được giảm so với đối chứng. Như vậy, ở nồng 5ppm cho khối lượng phần ăn được và tỷ lệ ăn được cao nhất. Sỡ dĩ có kết quả này do GA3 ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và năng lượng kích thích các enzim hoạt động trong quang hợp, làm tăng quá trình

photphoryl hóa, tăng phản ứng Hill, tăng hoạt tính quang hợp của lục lạp, GA3 còn có tác dụng giữ nước, do đó làm tăng quá trình sinh tổng hợp cao phân tử ưa nước như protein, axit nucleic... tất cả điều kiện trên đã làm cho sinh khối của cây tăng lên cùng với việc tăng lượng nước, làm trọng lượng tươi của xà lách tăng lên.

Khi xử lý GA3 ở nồng độ quá cao (25 - 30ppm) thì GA3 ức chế tăng khối lượng phần ăn được và tỷ lệ ăn được.

* Năng suất sinh vật: là tổng lượng sinh khối chất khô cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một thời gian nhất định. Khối lượng trung bình cây dao động giữa các công thức 56,00 – 89,67g, trong đó công thức II có năng suất sinh vật cao nhất (89,67g) tăng so với đối chứng 21,67g, công thức VI (62,00g), VII (56,00g) có năng suất sinh vật nhỏ hơn so với đối chứng (68,00g) trong khoảng 6 - 12g Như vậy ở nồng độ 5ppm cho năng suất sinh vật cao nhất, điều đó chứng tỏ GA3 đã có tác dụng làm cho bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất đều phát triển tốt hơn, rễ cây hút và vận chuyển nước tốt hơn, bộ lá và diện tích lá tăng đã giúp giúp cho quá trình quang hợp, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, còn ở nồng độ cao (25 - 30ppm) thì GA3 ức chế quá trình sinh trưởng của xà lách nên năng suất giảm.

* Khối lượng vật chất khô: khối lượng vật chất khô dao động giữa các công thức từ 2,70g đến 6,12g, công thức II có khối lượng vật chất khô cao nhất (6,12g) và có sự sai khác giữa các công thức, tăng so với đối chứng là 2,45g, khối lượng vật chất khô ở công thức VII (2,70g) thấp hơn so với công thức đối chứng (3,67g), công thức I, III, IV, V,VI không có sự sai khác. Tỷ lệ chất khô dao động giữa các công thức từ 5,04 - 6,85%, trong đó công thức II có tỷ lệ chất khô cao nhất 6,85% tăng so với đối chứng 1,28%, công thức VII có tỷ lệ chất khô thấp nhất (5,04%) so với đối chứng (5,57%).

Tóm lại: khi xử lý GA3 ở nồng độ 5ppm cho khối lượng vật chất khô và tỷ lệ chất khô cao nhất. Sở dĩ có được kết quả này là do GA3 xúc tiến các quá trình trao đổi chất trong cây, tăng quá trình quang hợp, hô hấp, đồng hóa các chất đặc

quang hợp xuống các cơ quan thân lá, làm cho sinh khối cây tăng lên dẫn đến tăng trọng lượng khô.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w