Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối giữa từng thời kỳ. Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào. Chiều cao tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào
ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ . Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt.
Chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến năng suất. Chiều cao cây càng ngắn, số lá trên cây càng nhiều. Nhưng ngược lại chiều cao cây càng dài thì mắt đốt càng thưa, số lá trên cây càng ít, năng suất sẽ thấp. Nếu chiều cao cây quá cao lúc đó cây bị ngồng.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của GA3 đến độn tăng trưởng chiều cao của cây xà lách Nồng độ
(ppm)
Chiều cao cây tại thời điểm sau phun… ngày (cm)
5 10 15 20 25 0 (đ/c) 8,62 d 9,17 e 12,08 e 16,93 d 2014 c 5 10,51 bc 11,73 d 16,13 d 19,83 c 26,05 ab 10 10,55 bc 13,43 c 16,83 cd 21,53 bc 25,45 ab 15 11,340 ab 15,43 ab 18,17 bc 22,90 b 25,35 ab 20 10,35 c 15,23 b 17,70 bc 22,97 b 25,09 b 25 10,52 bc 15,93 ab 18,93 ab 23,50 b 28,53 ab 30 11,89 a 16,37 a 19,87 a 25,87 a 29,90 a CV% 4,61 8,96 10,67 12,20 10,43 LSD0,05 0,864 0,991 1,451 2,129 4,783
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: sau phun 5 ngày chiều cao cây dao động trong khoảng 8,62 - 11,89cm/cây, các công thức xử lý GA3 đều cho chiều cao lớn hơn so với đối chứng từ 1,73 - 3,27cm/cây. Công thức VII có chiều cao cây lớn nhất (11,89cm/cây) tăng so với đối chứng là 3,27cm/cây. Ở các công thức II, IV, V không có sự sai khác có ý nghĩa. Chiều cao của cây tăng dần khi nồng độ xử lý tăng.
Sau phun GA3 10 ngày: chiều cao cây ở tất cả các nồng độ đều cao hơn so với sau phun 3 ngày và so với công thức đối chứng. Chiều cao xà lách ở các
nồng độ dao động trong khoảng 9,17 - 16,37cm/cây, công thức đối chứng (9,17cm/cây) tăng so với thời gian lúc đo 5 ngày là 0,55 cm/cây, chiều cao cây ở công thức VII vẫn chiếm ưu thế (16,37cm/cây) so với các công thức khác, tăng so với đối chứng là 7,20 cm/cây và tăng so với thời gian đo lúc 5 ngày là 4,48cm/cây. Công thức IV, VI, VII không có sự sai khác ý nghĩa.
Sau phun GA3 15 ngày: chiều cao cây ở tất cả các công thức tăng không đáng kể so với ngày đo thứ 10. Chiều cao cây ở nồng độ 5 - 30ppm dao động trong khoảng từ 12,08 - 19,87cm/cây, công thức VII có chiều cao lớn nhất (19,87cm/cây) và tăng so với đối chứng là 7,79cm/cây, các công thức xử lý đều có chiều cao lớn hơn so với đối chứng 4,07cm/cây. Công thức VI và VII không có sự sai khác có ý nghĩa.
Sau phun GA3 20 ngày: giai đoạn này chiều cao của cây tăng nhanh vì cây bắt đầu giao tán, lá cây sẽ dựng đứng nên làm tăng chiều cao, công thức đối chứng tăng so với ngày thứ 15 là 4,85cm/cây, công thức VII có chiều cao cây cao nhất (25,87cm/cây) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, công thức xử lý GA3 có chiều cao lớn hơn so với đối chứng 2,90 - 8,94cm/cây, các công thức III, IV, V, VI không có sự sai khác ý nghĩa. Ở ngày đo thứ 25 thì chiều cao cây dao động trung bình trong khoảng 20,14 - 29,90cm/cây, công thức VII có chiều cao lớn nhất (29,90cm/cây) tăng so với đối chứng là 9,76cm/cây. Các công thức xử lý GA3 đều có chiều cao lớn hơn so với đối chứng từ 4,95 - 9,76cm/cây. So sánh giữa bảng 4.5 và 4.7 cho thấy ở nồng độ 30ppm thì cây có chiều cao lớn nhất nhưng số lá thấp. Như vậy, ở thời kỳ giao tán và thu hoạch cây sẽ vống cao, ít lá.
Tóm lại: khi phun GA3 cho xà lách thì chiều cao cây tăng so với đối chứng. GA3 có tác dụng tăng kích thích kéo dài tế bào cũng như là tăng hoạtt tính phân chia tương ứng tới mô, kích thích phát triển và hình thành các thành tế bào, làm tăng chỉ số phân chia tế bào của cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ GA3 thấp (5ppm) có tác dụng làm cây cao hơn nhưng không đáng kể, nồng độ cao quá có tác dụng không cân đối, cây không cho năng suất cao.
Đối với cây trồng nói chung, lá là nơi diễn ra các quá trình sinh lý sinh hóa, quá trình hô hấp, quang hợp,…Trong đó quá trình quang hợp diễn ra ở lá có ý nghĩa quyết định đến năng suất vì trên 95% hợp chất hữu cơ có mặt trong sản phẩm thu hoạch có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ quang hợp. 5% năng suất còn lại nhờ quá trình dinh dưỡng khoáng.
Xà lách là rau ăn lá, năng suất kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào bộ lá của cây. Chiều dài lá là chỉ tiêu quyết định đến năng suất sau này.
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều dài lá xà lách Nồng độ
(ppm)
Chiều dài lá cây tại thời điểm sau phun… ngày (cm)
5 10 15 20 25 0 (đ/c) 7,49 e 7,57 e 10,11 c 13,27 abc 14,03 ab 5 9,83 a 12,20 a 13,53 a 13,93 a 14,40 a 10 9,05 c 9,63 d 11,86 bc 12,77 bc 13,20 c 15 9,59 ab 11,93 ab 12,83 ab 13,70 ab 14,00 ab 20 9,22 bc 11,80 ab 12,54 ab 13,20 abc 13,47 bc 25 8,51 d 10,53 c 11,98 bc 12,43 c 12,80 c 30 8,75 cd 11,07 bc 12,46 ab 13,00 abc 13,37 bc CV% 6,50 10,21 8,25 8,22 6,55 LSD0,05 0,461 0,867 1,788 0,280 0,709
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: sau phun GA3 5 ngày chiều dài lá dao động trung bình từ 7,49 - 9,83 cm/cây, trong đó công thức II có chiều dài lá lớn nhất (9,83 cm/cây) tăng so với đối chứng là 2,34 cm/cây, các công thức xử lý GA3 đều có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng từ 1,02 - 2,34cm/cây, công thức II và III không có sự sai khác có ý nghĩa.
Sau 10 ngày phun GA3: hiệu quả rõ rệt nhất của GA3 là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều dài lá. Do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc của tế bào. Chiều dài lá dao động từ 9,17 - 12,20 cm/cây, công thức đối chứng có chiều dài lá tăng so với ngày thứ 5 là 0,08 cm/cây, công thức II có chiều dài lá cao nhất (12,20 cm/cây) tăng so với ngày đo thứ 5 là 2,39
cm/cây, các công thức xử lý GA3 có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng từ 2,06 - 4,63 cm/cây, công thức II, IV và V không có sự sai khác ý nghĩa.
Sau phun GA3 15 ngày: chiều dài lá vẫn tiếp tục tăng nhưng giữa các công thức sự sai khác lại không lớn, chiều dài lá dao động trung bình từ 10,11 - 13,53, công thức II vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối (13,53 cm/cây) so với các công thức khác và tăng so với đối chứng là 3,42 cm/cây, các công thức có xử lý đều có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng. Các công thức II, IV, V, VII không sai khác có ý nghĩa. Kết quả này cho thấy phun GA3 đã kéo dài lá.
Sau phun GA3 20 ngày: chiều dài lá tăng chậm do ở giai đoạn này thí nghiệm tiến hành trong điều kiện thời tiết nắng nóng nên làm giảm quá trình sinh trưởng của cây. Chiều dài lá dao động từ 13,00 - 13,92 cm/cây. Trong đó công thức II có chiều dài lá cao nhất (13,92 cm/cây) và tăng so với đối chứng là 0,65 cm/cây, ở nồng độ 10ppm, 20ppm, 25ppm, 30ppm chiều dài lá thấp hơn so với đối chứng từ 0,07 - 0,84 cm/cây, các công thức I, II, IV, V, VII không có sự sai khác ý nghĩa.
Sau phun GA3 25 ngày: chiều dài lá dao động trung bình trong khoảng 12,80 - 14,40 cm/cây. Công thức II có chiều dài lá cao nhất (14,03 cm/cây) và tăng so với đối chứng là 0,37 cm/cây. Ở nồng độ 10, 15, 20, 25, 30ppm có chiều dài lá nhỏ hơn so với đối chứng từ 0,03 - 1,23 cm/cây.
Tóm lại: khi xử lý GA3 nồng độ 5ppm cho chiều dài lá lớn nhất. Sở dĩ có kết quả này vì GA3 tác dụng kích thích lên pha giãn tế bào theo chiều dọc dẫn đến sự sinh trưởng nhanh của chiều dài lá, ngoài ra gibberellin còn thúc đẩy nhanh sự phân chia tế bào, kết quả làm chiều dài lá cao hơn so với đối chứng.