Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao cây mầm và chiều dài rễ mầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 35 - 37)

Giai đoạn cây con đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trinh sinh trưởng phát triển của xà lách. Khi cây con có bộ rễ khỏe, cây mập, lá không bị sâu bệnh, cây đồng đều...Sẽ tạo điều kiện cho cây khi đem trồng khỏe, nhanh bén rễ hồi xanh, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh từ đó mang lại năng suất cao và phẩm chất tốt cho xà lách sau này.

Hiệu quả rõ nhất của GA3 là kích thích sự sinh trưởng chiều cao của thân, chiều dài rễ, sự kéo dài lóng cây hòa thảo. Hiệu quả này có được là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc tế bào.

Bộ rễ xà lách có tương quan với bộ phận trên mặt đất. Nếu bộ rễ ăn nông và phân bố rộng thì bộ phân trên mặt đất càng rộng. Ngược lại bộ rễ ăn càng sâu và phân bố hẹp thì bộ phận trên mặt đất càng hẹp và tăng chiều cao. Bộ rễ của cây xà lách ăn rộng, phân nhánh nhiều, chiếm diện tích dinh dưỡng lớn sẽ có điều kiện hút nước và dinh dưỡng tốt, thúc đẩy bộ lá phát triển mạnh và cho năng suất cao.

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: chiều dài rễ mầm sau gieo 3 ngày giữa các công thức có xử lý GA3 với công thức đối chứng có sự biến động lớn, CV% = 10,31, dao động trung bình giữa các công thức 3,01 - 3,76cm, công thức V có chiều dài rễ mầm lớn nhất (3,76cm) và sai khác ở mức có ý nghĩa, các nhóm công thức II, III, IV, VII không có sự sai khác và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Chiều dài rễ mầm sau gieo 6 ngày giữa các công thức có sự biến động lớn, CV% = 12,40, dao động trung bình giữa các công thức từ 3,55 - 5,05cm, trong đó công thức V có chiều dài rễ mầm lớn nhất (5,05cm), công thức VII có chiều dài rễ mầm thấp nhất (3,55cm). Các nhóm công thức III, IV, V không sai khác về mặt thống kê, các nhóm công thức I, II, III, IV, VI, VII không có sự sai

Chiều dài rễ mầm sau gieo 9 ngày, độ biến động CV% = 8,41, chiều dài rễ mầm dao động giữa các công thức từ 4,05 - 5,74cm, trong đó công thức V có chiều dài rễ mầm cao nhất (5,74cm), nhóm công thức III và V không có sự sai khác. Như vậy, xử lý GA3 nồng độ 20ppm thì cây mầm có chiều dài rễ lớn nhất và nồng độ quá cao (30ppm) thì gây ức chế sự phát triển chiều dài rễ mầm.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài rễ và chiều cao cây mầm Nồng độ

(ppm)

Chiều dài rễ mầm sau gieo … ngày (cm)

Chiều cao cây mầm sau gieo... ngày (cm) 3 6 9 3 6 9 0 (đ/c) 3,01 c 3,94 bc 4,50 c 3,70 b 4,32 c 4,94 d 5 3,35 b 4,04 bc 4,76 c 3,63 b 4,51 bc 5,65 c 10 3,41 b 4,70 ab 5,51 ab 3,73 b 4,55 bc 5,77 bc 15 3,42 b 4,46 abc 5,37 b 3,47 b 3,95 d 4,49 e 20 3,76 a 5,05 a 5,74 a 4,33 a 4,85 a 6,19 a 25 3,09 c 3,95 bc 4,73 c 4,05 ab 4,68 ab 6,05 ab 30 3,37 b 3,55 c 4,05 d 3,60 b 3,73 d 4,17 e CV% 10,31 12,40 8,41 9,17 8,07 8,06 LSD0,05 0,614 0,936 0,331 0,277 0,280 0,341

Chiều cao cây mầm phản ảnh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ ở trong cây, mức độ phát triển chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào. Chiều cao phát triển nhanh, chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, đó là cơ sở tăng năng suất sau này. Quá trình phát triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ của cây.

Kết quả ở bảng cho thấy: chiều cao cây mầm sau gieo 3 ngày có sự biến động CV = 9,17%, dao động trung bình giữa các công thức 3,60 – 4,33cm, trong đó công thức V có chiều cao lớn nhất (4,33cm), công thức VII có chiều cao thấp nhất (3,60cm), giữa các công thức không có sự sai khác về mặt thống kê. Chiều cao cây mầm sau gieo 6 ngày, có sự biến động CV% = 8,07, dao động trung bình giữa các công thức 3,73 - 4,85cm, trong đó công thức V có chiều cao lớn nhất

(4,85cm), nhóm công thức IV và V sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác. Công thức VII có chiều cao thấp nhất (3,73cm). Như vậy khi xử lý GA3 nồng độ quá cao sẽ ức chế sự phát triển chiều cao của cây mầm. Chiều cao cây mầm sau 9 ngày gieo, độ biến động CV% = 8,06, dao động trung bình giữa các công thức 4,17 - 6,19cm, công thức V có chiều cao cây mầm lớn nhất (6,19cm). Nhóm công thức IV,V có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Tóm lại: khi xử lý GA3 cho hạt trước khi gieo đã làm thay đổi động thái tăng trưởng về chiều cao cây và chiều dài rễ cây mầm. Ở nồng độ 20ppm thì cho chiều cao và chiều dài rễ cây mầm lớn nhất, do lúc xử lý hạt bằng GA3 ở nồng độ 20ppm thì hạt nảy mầm sớm nên sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây mầm tốt hơn so với các công thức khác mặt khác là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc của tế bào nên kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, rễ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w