Ảnh hưởng của GA3 đến hàm lượng sắc tố và axít hữu cơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 51 - 54)

Trong đời sống thực vật, quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng. không có quang hợp thì cây không có vật chất và năng lượng để tồn tại, sinh trưởng phát triển. Quang hợp quyết định năng suất và phẩm chất của cây trồng.

Quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các hợp chất hữu cơ phức tạp trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật. Quá trình quang hợp càng mạnh thì sự tích lũy chất khô càng tăng và dẫn đến cây trồng cho năng suất cao. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp là sắc tố diệp lục a. Diệp lục a là sắc tố hấp thụ ánh sáng mặt trời và biến đổi chúng thành hóa năng trong quá trình quang photphoryl hóa, có liên quan đến cường độ quang hợp. Do đó xác định hàm lượng diệp lục rất được chú ý, góp phần thể hiên chất lượng của lá với vai trò quang hợp tích lũy chất khô. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, vận chuyển năng lượng vào trung tâm phản ứng, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của GA3 đến hàm lượng diệp lục và a xít hữu cơ Nồng độ

(ppm)

Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b Axit hữu cơ

mg/g lá So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (%) 0 (đ/c) 1,10 e - 0,94 d - 2,04 e - 0,30 bc - 5 1,48 a 0,38 1,00 a 0,06 2,48 a 0,44 0,25 d -0.05 10 1,26 d 0,16 0,94 cd 0,00 2,17 d 0,13 0,28 cd -0.02 15 1,45 b 0,35 0,98 ab 0,04 2,43 b 0,39 0,29 cd -0.01 20 1,44 c 0,33 0,97 bc 0,03 2,40 c 0,36 0,27 cd -0.01 25 1,08 f -0,02 0,75 e -0,19 1,83 f -0,21 0,35 ab 0.05 30 1,07 f -0,03 0,72 f -0,22 1,79 g -0,25 0,36 a 0.06 CV% 0,64 - 1,59 - 0,56 - 9,55 - LSD0,05 0,015 - 0,025 - 0,022 - 0,052 -

* Hàm lượng diệp lục a: trong vụ Xuân - Hè, hàm lượng diệp lục a dao động giữa các công thức từ 1,072mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 1,481 mg sắc tố/g lá (công thức II), và giữa các công thức có sự sai khác khá lớn.

Hàm lượng diệp lục a đạt giá trị cao nhất ở công thức II (1,481 mg sắc tố/g lá) và thấp nhất ở công thức VII (1,072mg sắc tố/g lá), công thức II có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, ở nồng độ 25ppm (1,072mg sắc tố/g lá) và 30ppm (1,072mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục a thấp hơn so với đối chứng (1,102 mg sắc tố/g lá). Như vậy, ở nồng độ GA3 cao đã kìm hãm hình thành diệp lục ngoài sáng và kích thích phân hủy diệp lục trong tối.

* Hàm lượng diệp lục b: hàm lượng diệp lục b dao động giữa các công thức từ 0,718mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 1,00mg sắc tố/lá (công thức II).

Hàm lượng diệp lục b đạt giá trị cao nhất ở công thức II (1,00mg sắc tố/g lá) và thấp nhất ở công thức VII (0,718mg sắc tố/g lá), công thức I và II không có sự sai khác, ở nồng độ 25ppm (0,745mg sắc tố/g lá) và 30ppm (0,718mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục b thấp hơn so với đối chứng (0,939mg sắc tố/g lá).

* Hàm lượng diệp lục tổng số: hàm lượng diệp lục tổng số (diệp lục a+b) cao nhất ở công thức II (2,481mg sắc tố/g lá) và có sự sai khác giữa các công là lớn. Hàm lượng diệp lục tổng số dao động giữa các công thức từ 1,790mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 2,481 mg sắc tố/g lá), công thức VI (1,827mg sắc tố/g lá), VII (1,790mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục tổng số thấp hơn so với đối chứng (2,041mg sắc tố/g lá).

Tóm lại: khi phun GA3 với nồng độ 5 - 20ppm thì hàm lượng diệp lục a và diệp lục b cao hơn so với hàm lượng diệp lục ở công thức không phun. Hàm lượng diệp lục tổng số lá cây có phun GA3 với các nồng độ 5 - 20ppm đều cao hơn so với nồng độ đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng GA3 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình tổng hợp diệp lục, làm cho lá cây xanh hơn, phẩm chất lá tốt hơn.

* Axít hữu cơ: hàm lượng axít hữu cơ dao động giữa các công thức từ 0,281mg/g (Công thức II) đến 0,357mg/g (công thức VII), công thức có hàm lượng axít hữu cơ thấp nhất ở nồng độ 5ppm. Như vậy, ở nồng độ thích hợp (5ppm) thì GA3 giúp cây sinh trưởng tốt, dẫn đến chất lượng rau tăng lên, nghĩa là rau mềm, non, quá trình chuyển hóa tốt nên rau không đắng, không chua so

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w