Chỉ tiêu và phương pháp theo dõ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 30 - 32)

Tỷ lệ nảy mầm của hạt: đếm số hạt nảy mầm trong đĩa petri từ ngày thứ nhất sau gieo cho đến khi không có hạt nào nảy mầm.

Tăng trưởng chiều cao cây và chiều dài rễ mầm: dùng thước mm để đo chiều cao cây và chiều dài rễ mầm.

Khối lượng tươi và khối lượng khô của cây mầm: cân 20 cây mầm ở mỗi lần nhắc lại để xác định khối lượng qua các ngày theo dõi.

Thời gian sinh trưởng phát triển của xà lách: theo dõi từ khi trồng cho đến khi thu hoạch theo từng ô thí nghiệm.

Tăng trưởng chiều cao cây xà lách: đo chiều cao cây bằng cách vuốt lá và đo từ mặt đất đến mút ngọn lá cao nhất bằng thước cm. Mỗi ô đo ngẫu nhiên 5 cây và tính trung bình, chiều cao cây đo sau trồng: 5, 10, 15, 20, 25 ngày.

Tăng trưởng số lá trên cây: đếm số lá cùng ngày với đo chiều cao cây và chọn các cây được đo chiều cao để đếm số lá. Mỗi ô đếm số lá 5 cây và tính trung bình.

Đường kính tán cây: đo phần rộng nhất của tán cây.

Tăng trưởng chiều dài lá: đo những lá có chiều dài lớn nhất. Tăng trưởng chiều rộng lá: đo những lá có đường kính lớn nhất.

Trọng lượng tươi/cây (g): mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây, nhổ toàn bộ rễ, thân, lá đem rửa sạch đất, dùng giấy thấm khô nước rồi đem cân trọng lượng tươi tại thời điểm thu hoạch.

Trọng lượng khô/cây (g): sau khi cân trọng lượng tươi, đem sấy ở 1050C cho đến khi trọng lượng không đổi, tiến hành cân trọng lượng khô.

Hàm lượng sắc tố: xác định hàm lượng sắc tố với các chỉ tiêu chlorophyll a (Chla), chlorophyll b (Chlb), chlorophyll (a+b) theo phương pháp đo mật độ quang trên máy so màu rồi tính theo công thức tương ứng.

Hàm lượng axit hữu cơ hòa tan tổng số: cân 25g mẫu rau tươi, cho vào cối sứ nghiền thật nhỏ, dùng 200ml nước cất chuyển mẫu và tráng cối chày sứ vào bình định mức dung tích 250ml. Đặt bình định mức lên nồi cách thủy đã đun nóng đến 800C đun trong khoảng 10-15 phút. Để nguội và thêm nước đến vạch định mức, lắc đều, đem ly tâm để loại bỏ cặn. Lấy 50ml dịch lọc cho vào bình tam giác dung tích 150ml, cho vào một giọt phenolphtalein 1% rồi chuẩn độ bằng NAOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng bền 2 phút.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

-Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số cây/m2 x P (trọng lượng trung bình 1cây) x 10.000m2.

-Năng suất thực thu (tấn/ha) = Năng suất của những cây tồn tại cho thu hoạch thực tế trên mỗi ô thí nghiệm (Cân tổng số các đợt thu/1ô; lấy số lượng trung bình chia tổng diện tích/ô NS 1m2 NS 1 ha).

PHẦN THỨ TƯ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 30 - 32)