Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác ở các công thức nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây. Xà lách là loại rau ăn lá nên sinh trưởng mạnh hay yếu, ngắn hay dài đều chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh trưởng và cho năng suất của thân lá, khả năng tiếp nhận ánh sáng, tích lũy chất khô, quá trình này cây trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc gieo hạt cho đến thu hoạch. Trong thí nghiệm chỉ tiến hành theo dõi từ trồng đến thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của cây xà lách phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên thời gian sinh cũng chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện canh tác và nồng độ GA3 khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian sinh trưởng xà lách Giai đoạn ST
Nồng độ (ppm)
Trồng đến... (ngày)
Hồi xanh Trải lá Giao tán Thu hoạch
0 (đ/c) 7 17 27 34 5 7 13 21 26 10 7 14 23 28 15 7 14 23 28 20 7 14 24 29 25 7 16 26 30
Qua bảng 4.4 cho thấy: trong cùng một điều kiện như nhau, các nồng độ phun khác nhau thì thời gian sinh trưởng giữa các công thức cũng khác nhau. Giai đoạn từ trồng đến bén rễ hồi xanh giữa các công thức chưa có sự sai khác do được bố trí trong một điều kiện thời tiết khí hậu, biện pháp canh tác.
Giai đoạn từ trồng đến trải lá: các công thức có sự sai khác không đáng kể vì lúc này bộ rễ phát triển còn yếu, khối lượng rễ còn ít, bộ lá phát triển chưa hoàn chỉnh, diện tích lá còn nhỏ, chưa có sự tranh chấp về ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Cuối giai đoạn này bộ lá có diện tích lớn nên bắt đầu có sự cạnh tranh nhưng chưa cao. Công thức II, III, IV, V trải lá nhanh còn các công thức còn lại chênh lệch nhau từ 1 - 2 ngày coi như không đáng kể.
Giai đoạn từ trồng đến giao tán: nếu bị ảnh hưởng xấu của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ cao, thiếu nước thì tác dụng của GA3 sẽ bị hạn chế dẫn đến sinh trưởng chậm, năng suất thấp, giảm phẩm chất. Dưới tác dụng của GA3 có đủ dinh dưỡng, nước, phân bón, đặc biệt phân đạm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên mức độ tác động của GA3. Phân đạm có ảnh hưởng gián tiếp lên sự tổng hợp GA3. Vì GA3 được tổng hợp ở lá đã nở hoặc chồi ngọn nên những yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành thân, lá sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên sự tổng hợp GA3. Ảnh hưởng gián tiếp này còn thông qua sự tổng hợp ở rễ và sự vận chuyển lên chồi của cytokinin. Đây là giai đoạn quan trọng của xà lách. Trong thí nghiệm cho thấy các công thức sau có xu hướng rút ngắn về mặt thời gian, thời gian ngắn nhất ở công thức II và dài nhất là công thức I, các công thức còn lại cách nhau 1-2 ngày. Điều này cho thấy ở các nồng độ xử lý khác nhau tốc độ trải lá cũng khác nhau.
Giai đoạn thu hoạch: là thời gian cây xà lách sinh trưởng chiếm diện tích dinh dưỡng trên ruộng, có liên quan đến việc sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng trước và cây sau quyết định hệ số quay vòng/đơn vị diện tích/năm. Thời gian này có ý nghĩa trong việc chọn cơ cấu cây trồng thích hợp.
Trong thí nghiệm chúng tôi thấy rằng thời gian sinh trưởng giữa các công thức II và đối chứng là 8 ngày, công thức III, IV là 6 ngày, công thức VI, VII, so với đối chứng từ 3 - 4 ngày. Với thời gian sinh trưởng này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu
xà lách vụ Xuân - Hè ở địa phương. Tuy nhiên vụ Xuân - Hè năm nay do thời tiết nắng nóng mưa dầm nên thời gian trải lá và hồi xanh có muộn hơn.
Tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch, thời gian biến động từ 27 - 34 ngày, công thức II có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (27 ngày).