Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời và tăng tích lũy chất khô, cung cấp cho hoạt động sống của cây. Lá còn là bộ phận chủ yếu của quá trình thoát hơi nước, xúc tiến các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây. Xà lách là rau ăn lá nên sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất cuối cùng. Tốc độ ra lá biểu hiện khả năng quang hợp, tốc độ ra lá càng nhanh biểu hiện khả năng sinh trưởng của cây càng mạnh, sự thay đổi về số lá của các công thức có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất.
Số lá trên cây do đặc tính di truyền của giống quyết định, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện đất đai, khí hậu, thời vụ trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự phát triển của số lá và diện tích lá, khả năng tích lũy chất dinh dưỡng của mỗi lá có liên quan đến năng suất sau này.
Trong thí nghiệm về các nồng độ phun cho xà lách thì số lá trên cây ở mỗi công thức cũng khác nhau.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của GA3 đến số lá trên cây xà lách Nồng độ
(ppm)
Số lá xanh trên cây tại thời điểm sau phun… ngày (lá)
5 10 15 20 25 0 (đ/c) 7,07 d 10,27 e 11,93 d 16,00 c 19,47 d 5 9,07 a 14,27 a 16,13 a 20,47 a 23,67 a 10 7,93 bc 11,27d 13,60 c 18,73 ab 20,53 cd 15 8,13 bc 13,33 bc 15,13 b 20,20 ab 22,20 abc 20 8,53 ab 13,93 ab 15,73 ab 19,87 ab 22,67 ab 25 7,67 cd 11,40 d 13,40 c 18,53 b 20,00 d 30 7,60 cd 12,67 d 14,13 c 18,60 b 21,07 bcd
LSD0,05 0,794 0,846 0,949 1,63 1,64 Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: số lá trên cây sau phun GA3 sau 5 ngày thì biến động giữa các công thức có phun GA3 với đối chứng không lớn. Dao động trung bình giữa các công thức trong khoảng từ 7,07 - 8,53 lá/cây, ở nồng độ 20ppm số lá trên cây cao nhất (8,53lá/cây), công thức đối chứng có số lá trên cây thấp nhất (7,07 lá/cây), ở nồng độ càng cao (25 - 30ppm) động thái ra lá giảm dần. Tuy nhiên so với đối chứng thì số lá ở công thức VI, VII vẫn lớn hơn từ 0,53 - 0,60 lá/cây. Sau phun 5 ngay thì GA3 cũng đã phát huy tác dụng nhưng nó chưa thể hiện rõ.
Sau phun GA3 10 ngày số lá trên cây đã tăng đáng kể so với 5 ngày sau phun. Ở giai đoạn này xà lách đã bắt trải lá nên sinh trưởng, phát triển mạnh. Số lá trên cây dao động trung bình trong khoảng 10,27 - 13,93 lá/cây. Ở công thức II với nồng độ 5ppm vẫn có số lá cao nhất (13,93 lá/cây), so với công thức đối chứng (5,33 lá/cây), các công thức xử lý GA3 đều có số lá lớn hơn so với đối chứng từ 1 - 3,66 lá/cây, công thức II và V không sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi xử lý GA3 ở nồng độ cao thì gây ức chế đến động thái ra lá của xà lách.
Sau phun GA3 15 ngày số lá trên cây tăng không đáng kể so với ngày thứ 10 vì cây vào giai đoạn trải lá. Số lá dao động trong khoảng từ 11,93 - 16,13 lá/cây. Nồng độ 20ppm vẫn có số lá chiếm ưu thế hơn hẳn các công thức khác với số lá trên cây là 11,93 lá/cây. Các công thức xử lý GA3 đều cho số lá lớn hơn so với đối chứng từ 1,47 - 4,20 lá/cây. Nồng độ quá cao thì số lá trên cây lại giảm xuống.
Sau phun GA3 20 ngày: số lá trên cây tăng nhanh vì cây bước vào giai đoạn giao tán, nhờ GA3 có tác dụng giữ nước, làm tăng quá trình sinh tổng hợp cao phân tử ưa nước như protêin, axit nucleic...đã thúc đẩy xà lách ra lá nhanh. Ở giai đoạn này số lá trên cây trên các công thức đều tương đối nhiều, cây đã che phủ kín mặt đất, lá đã vươn cao. Số lá dao động từ 16,00 - 20,47 lá/cây. Công thức II có số lá cao nhất (20,47 lá/cây). Các công thưc có xử lý GA3 đều có số lá
lớn hơn so với đối chứng từ 2,57 - 4,47 lá/cây. Công thức II, III, IV, V không sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ở lần theo dõi 10 ngày sau phun GA3 thì nồng độ 15ppm (11,27 lá/cây) có số lá trên cây tương đối thấp so với nồng độ 30ppm (12,67 lá/cây). Tuy nhiên, ở ngày 20 thì số lá trên cây ở công thức III lại có tốc độ ra lá nhanh với số lá đạt 18,73 lá/cây, tăng 7,45 lá so với lần sau phun 10 ngày. Chứng tỏ GA3 đã tác động mạnh đến tốc độ ra lá của xà lách sau 20 ngày phun GA3.
Sau phun GA3 25 ngày: số lá trên cây vẫn tăng nhưng tăng rất chậm so với 20 ngày. Số lá dao động từ 19,47 – 23, 67 lá/cây, công thức II vẫn có số lá lớn nhất khi thu hoạch (23,67 lá/cây), các công thức có phun GA3 vẫn tiếp tục tăng so với đối chứng từ 0,53 - 4,20 lá/cây.
Tóm lại: Khi phun GA3 với nồng độ thích hợp sẽ tăng số lá trên cây so với đối chứng không phun GA3, do đó năng suất xà lách tăng. Khi phun GA3 ở nồng độ 5 ppm thì cho số lá lớn nhất vì GA3 đã kích thích và kéo dài thời gian sinh trưởng bộ máy quang hợp như: làm cho lá sinh trưởng nhanh và cây chóng khép tán, làm cho chỉ số diện tích lá tăng thích hợp, kéo dài thời gian sống và làm chậm quá trình rụng lá của cây