Thực trạng sinh kế của người dân trên CDC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 29)

Theo Phạm Xuân Phú (2006), đã có sự khác biệt về việc làm của người dân trước và sau khi vào cụm cư trú. Số lượng việc làm và thời gian làm việc đã giảm đi đáng kể. Người dân sống trên CTDC đã mất một phần công việc so với trước như: phun thuốc trừ sâu thuê, làm đất thuê và thu hoạch lúa, đậu. Ngoài ra, các công việc khác như: đánh bắt cá tự

nhiên, việc trồng rau củ cải thiện cuộc sống đem lại cho họ rất ít thời gian. Ở CTDC, người dân làm những công việc mà hiếm khi làm trước kia như: buôn bán nhỏ hay làm dịch vụ. Cấu trúc việc làm đã thay đổi đáng kể và làm thay đổi thu nhập chính của nông hộ trên cụm, thu nhập phi nông nghiệp đang dần thay thế thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp. Trước khi lên cụm, nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp và các hoạt động làm thuê nông nghiệp chiếm đến 88% và hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm 12%. Nhưng sau khi vào cụm, thu nhập từ nông nghiệp đã giảm còn 43% và hoạt động phi nông nghiệp gia tăng lên 57% tổng thu nhập nông hộ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Đánh giá của nông hộ vềđiều kiện sinh kế ở nơi cư trú mới, thì nhóm hộ thu nhập trung bình cho rằng dễ tìm được việc làm, thậm chí dễ hơn nhiều so với nơi cư trú cũ. Trong khi đó, nhóm người không phải là hộ nghèo có thu nhập cao cho rằng rất khó kiếm được việc làm, dù rằng có phần dễ hơn so với nơi cư trú trước đây. Điều này thể hiện bản chất quy mô và hiệu quả của việc làm trên cụm. Những công việc dễ tìm thường là việc làm giản đơn có tính chất thời vụ và thu nhập thấp. Trong khi đó việc làm có chất lượng khá và quy mô lớn như mở cơ sở sản xuất thì lại rất khó thực hiện. Các công việc mà người dân có thể tiếp cận như: buôn bán nhỏ, sạp chợ, làm thuê thời vụ, dịch vụ sửa chữa và công nhân. Do chợ là nơi người dân dễ tiếp cận việc làm, nên nguyện vọng được người dân quan tâm nhất là vấn đề cải tạo hoặc xây dựng lại chợ, tiếp đến là việc đào tạo hướng nghiệp, khuyến công và khuyến nông. (B. Đ. Tuấn 2004)

Khi vào nơi ở mới, một vài hộđã thay đổi hoạt động tìm việc làm, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi là khoảng cách xa nơi làm việc cũ (cánh đồng, đất ruộng) và cuộc sống của họđã thay đổi thành kiểu bán đô thị. Bên cạnh đó, tuy cấu trúc việc làm không khác biệt nhưng cơ hội việc làm của người dân giảm nhiều so với trước (90% số hộ cho rằng khó kiếm việc làm hơn so với trước kia). Cầu cho lao động làm thuê trên cụm giảm, vì thế lao động trên cụm có khuynh hướng tìm việc ởđịa phương khác. Kết quả, lao động nghèo trên cụm cạnh tranh với lao động địa phương khác và chấp nhận giảm tiền công. Tuy nhiên, do đặc thù lao động trên CDC có học vấn rất thấp nên họ thường là người chịu thiệt thòi. Do vậy, biện pháp dạy nghề cần phải được quan tâm nhiều hơn và nghề

phải phù hợp với trình độ lao động trên CDC. (P. X. Phú 2004)

Theo Đỗ Văn Xê (2008), sau khi vào CTDC, việc làm trực tiếp và gián tiếp trong nông nghiệp giảm đáng kể. Trước khi vào CTDC, bình quân mỗi hộ gia đình có 2,11 lao động làm việc trong nông nghiệp; nhưng sau khi vào CTDC, cùng với việc bán bớt một sốđất sản xuất để trang trải nợ nần, số lượng lao động nông nghiệp giảm còn 1,83 lao động/hộ. Bên cạnh đó, số lượng lao động làm thuê trong nông nghiệp cũng giảm từ 2,76 lao

động/hộ còn 2,45 lao động sau khi vào CTDC. Ngược lại, sau khi vào CTDC, việc làm trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực phi nông nghiệp gia tăng đáng kể. Số lao động trong các gia đình có sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ nhỏ (mua bán nhỏ, sửa chữa, chạy xe ôm,…) tăng từ 1,42 lao động/hộ lên 1,53 lao động/hộ. Đồng thời, số

lao động chuyên làm thuê phi nông nghiệp (thợ hồ, công nhân trong các nhà máy xay xát, lò gạch, lò đường,…) tăng từ 1,42 lao động/hộ lên 1,66 lao động/hộ. Tuy nhiên, số lao

động không có việc làm gia tăng từ 1,17 người/hộ lên 1,57 người/hộ. Sự thay đổi về việc làm đã dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu thu nhập nông hộ. Sau khi vào CTDC cơ cấu thu nhập bình quân của 281 hộđiều tra chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ làm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thuê phi nông nghiệp (tăng 13,5%), tăng tỷ trọng thu nhập từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhỏ (tăng 17,7%). Đồng thời giảm tỷ trọng thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp (giảm 14,3%), giảm tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt (giảm 4,8%) và giảm tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi (giảm 8%).

So sánh với việc làm trước đây, vào CDC thì chi phí cho sinh hoạt tăng lên như: tiền chợ

tiền điện, tiền nước,…đây vẫn là nỗi lo lớn nhất của nhiều người dân. So với nơi ở mới thì việc làm ở chỗ cũ dễ kiếm hơn, do có nhiều người quen, công việc cũng dễ làm hơn,

đặc biệt là ít tốn chi phí cho sinh hoạt. Vào vụ thu hoạch, bình quân thu nhập từ làm thuê

50.000 đồng/ngày, mà vẫn làm được làm việc suốt cả vụ. Ngoài ra, còn tận dụng đất xung quanh nhà để chăn nuôi, trồng trọt góp phần giảm chi phí trong sinh hoạt. Khi vào CDC, mặc dù được sự quan tâm hơn của Chính quyền địa phương, hỗ trợ vốn với qui mô nhỏ, học nghề thủ công nhưng có lúc làm được, lúc không. Còn việc làm thuê, mướn bị hạn chế đi rất nhiều, do không quen biết nên không có nhiều người thuê mướn. Việc chăn nuôi trên cụm là không được phép bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặt khác, một bộ

phận phải đi làm xa do đất canh tác ở xa. Khi bước vào giai đoạn 2, thì vấn đề cần thiết nhất và phải được quan tâm hàng đầu việc làm cho người dân, từđó mới có thểđạt được mục tiêu kế tiếp là từng bước nâng cao điều kiện về vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, đưa cuộc sống người dân trong vùng phát triển theo hướng văn minh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. (B. Đ. Tuấn 2004)

Thực tế cho thấy, chất lượng nguồn lao động trên CDC thấp. Lao động chủ yếu là lao

động giản đơn và trình độ thấp. Phần lớn là người nghèo quanh năm làm thuê và làm mướn kiếm sống, những tháng nước lên cuộc sống người dân trở nên vất vã nhất trong năm vì không có việc làm. Khi lên CDC sinh sống vấn đề việc làm đã đặc ra cho lao

động nghèo nhiều áp lực, bởi nhiều khoản chi phí (tiền điện, nước, tiền chợ,…). Bên cạnh

đó, số người ngoài độ tuổi lao động trong mỗi nông hộ lại thêm phần gánh nặng. Thời gian làm việc trong năm hoàn toàn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mùa khô, việc làm kiếm được dễ hơn như: đi cắt lúa mướn, làm cỏ thuê, vác lúa,…Vào mùa lũ, lao động không kiếm được việc làm hoặc chỉ khai thác lợi thế mùa nước để kiếm sống. Cơ hội cho chăn nuôi và trồng trọt đã giảm do thiếu diện tích đất canh tác, đất quá chật và thiếu nguồn nước cho sản xuất, thêm vào đó người dân không được phép chăn nuôi trên cụm. Ngoài ra, cuộc sống trên CDC không gần cánh đồng và lao động nghèo thường ít vốn cho các hoạt động kinh doanh, buôn bán. Cơ hội việc làm giới hạn cho lao động phi nông nghiệp. Học vấn thấp cũng tạo ra khó khăn cho họ khi tìm việc qua các hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, số ngày làm việc và cơ hội làm việc giảm, kết quả là thu nhập của họ giảm đi đáng kể. (P. X. Phú 2004)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích ở góc độ cung cầu về thị trường lao động ở các CTDC, theo Đào Công Tiến (2004), thì vấn đề nảy sinh lớn nhất, gay gắt nhất là trong khi nguồn cung lao động nhiều do nhiều hộ vào cư trú, chất lượng lao động thấp, kỹ năng lao động không đáp ứng,…

điều này đã vẫn đến người dân không có việc làm, thu nhập và chi tiêu của cư dân trong cụm sẽ mất cân bằng và nhất là với yêu cầu tổ chức cuộc sống mới trong CDC đòi hỏi cấp độ cao theo kiểu đô thị, trong khi đó “cộng đồng nghèo” và “thiếu năng động” không thể nào đáp ứng được. Nhu cầu về lao động tuy có tăng thêm do đa phần CDC là trung tâm xã, gần chợ, nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu vốn kinh doanh mối quan hệ

quen biết (vốn xã hội thấp), các cơ sở sản xuất người dân chưa được tiếp cận,… do vậy, nhất thiết cần có sự hỗ trợ từ các Chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, cũng cần tạo khả

năng hỗ trợ của cộng động từ lớp cư dân “khá giả” có khả năng tài chính và nhạy bén trong kinh doanh. Trên một góc độ nào đó, khuyến khích và tạo điều kiện cho lớp cư dân “khá giả” như vậy vào CDC sẽ rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sinh kế của người dân cũng đã thay đổi sau khi vào cụm cư trú, theo Phạm Xuân Phú (2004), thì 72% số hộ ở cụm đã thay đổi nghề nghiệp của họ theo hướng hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, làm gạch, buôn bán,...), 13 % số hộ đánh bắt cá và 12% số hộ thương mại. Theo thứ tự kế hoạch phát triển của người dân, hơn 50% muốn vay tiền để buôn bán nhỏ. Nhu cầu vay vốn đểổn định cuộc sống tập trung vào hầu hết là số hộ nghèo trên cụm do không có vốn hay khả năng tích lũy vốn. Nhu cầu vay vốn là khá cao cho những công việc đột xuất. Đào tạo nghề và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp giải quyết việc làm được người dân rất quan tâm (31% số hộ muốn được đào tạo nghề và 11% muốn mở cơ sở sản xuất và kinh doanh). Tuy vậy, thực tế tình trạng thiếu việc làm cũng rất nhiều đã dẫn đến cuộc sống không ổn định và cũng đã có nhiều người đi nơi khác sinh sống. Người dân cũng kiến nghị cần mở thêm các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm cho cho số lao động là thanh niên trong CTDC.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)