Quan điểm lãnh đạo địa phương về xây dựng CDC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 56 - 60)

* Tác động CDC đến người dân cư trú

Bảng 4.12 mô tả quan điểm lãnh đạo địa phương về tác động của CDC đến đời sống người dân, quan điểm tập trung vào hai vấn đề chính như: hiệu quả tích cực và ảnh hưởng không mong đợi.

Bảng 4.12 Quan điểm lãnh đạo về tác động của CDC đến người dân nghèo

Nội dung Ý kiến Xếp hạng

Hiệu quả của CDC

Bảo vệ tính mạng, tài sản không bị thiệt hại khi có lũ I

Người dân có chỗ ở ổn định trong thời gian dài II

Phát triển CSHT nông thôn III

Hộ nghèo được học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp IV Ảnh hưởng

không mong đợi của CDC

Người dân không có việc làm ổn định và cạnh tranh

nhau về việc làm (làm thuê) I

Sinh kế người dân bị hạn chế (tiếp cận vốn tự nhiên) II

Ô nhiễm môi trường II

Gia tăng tệ nạn xã hội IV

(Nguồn: Kết quả PRA 2009)

Kết quả bảng 4.12 cho thấy, mục đích của các CDC vượt lũ trước tiên là để bảo vệ tính mạng, tài sản không bị thiệt hại khi có lũ và điều quan trọng là người dân nghèo vùng lũ

không còn có cảnh chạy lũ hàng năm. Kế đến là người dân có chỗ ở ổn định trong thời gian dài, từđó người dân ổn định sản xuất có cơ hội hơn để thoát nghèo, đồng thời phát triển CSHT nông thôn và tạo điều kiện cho những người không có đất được học nghề,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vay vốn và có việc làm ổn định hơn thông qua làm thuê nông nghiệp và các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, có những ảnh hưởng không mong đợi mà CDC đặt ra và cần có hướng giải quyết như: người dân không có việc làm ổn định và cạnh tranh nhau về việc làm nhất là đối với các hộ làm thuê nông nghiệp, hộ không đất. Đây là những vấn đềđược các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Tiếp theo là sinh kế người dân bị hạn chế (tiếp cận vốn tự

nhiên) nhất là tận dụng đất đai để trồng trọt (rau, củ, quả,…) nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu và vấn đề khai thác thủy sản mùa lũ. Tuy nhiên, có một số quan điểm lại cho rằng CDC có tác động bất lợi đến vốn tự nhiên của người dân, nhưng lại tạo ra cơ hội chuyển

đổi nghề nghiệp cho người dân, giúp người dân tiếp cận được nghề nghiệp tốt hơn để

thoát nghèo. CDC ngày càng trở nên ô nhiễm hơn cũng được các nhà quản lý quan tâm,

đặc biệt là rác thải sinh hoạt và phân do chăn thả gia súc trên cụm. Đây là vấn đề khó giải quyết và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân. Ngoài ra, gia tăng tệ nạn xã hội trên cụm chủ yếu là do các thanh niên trên cụm không có việc làm, các tệ nạn như số đề, đá gà, đánh bài,… đang xảy ra, nhất là đối với các CDCTT xã.

Nhn xét:

Các nhà quản lý đã đánh giá vai trò của mô hình CDC luôn tồn tại hai mặt là hiệu quả

tích cực và ảnh hưởng không mong đợi. Trong đó, hiệu quả tích cực chiếm ưu thế hơn so với ảnh hưởng không mong đợi. Việc xây dựng CDC cần chú ý đến quy hoạch, thiết kế

hệ thống CSHT hoàn thiện hơn và nên có số liệu thống kê chính thức về việc làm để tạo cơ sở giải quyết việc làm cho người dân phù hợp hơn. Ngoài ra, cần tuyên truyền giáo dục cho người dân về bảo vệ môi trường và ý thức về tệ nạn xã hội. Mục tiêu của CDC là

để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân khi có lũ xảy ra, tránh tình trạng di dời chạy lũ hàng năm. Đào tạo nghề cho người dân thoát nghèo. Phát triển CSHT nông thôn và tạo

điều kiện cho những hộ dân có được nhà ởổn định để an tâm sản xuất.

Trên đây là kết quả quan điểm của các nhà lãnh đạo về tác động của mô hình CDC đến người nghèo. Để tìm hiểu thêm quan điểm so sánh hiệu quả tích cực và ảnh hưởng không mong đợi giữa hai loại hình CDCTT và CDCNT. Đề tài tổng hợp các quan điểm và kết quảđược thể hiện qua bảng 4.13.

* Tác động ca hai mô hình CDC

Nhìn nhận mô hình CDC từ góc độ quản lý, các nhà lãnh đạo địa phương đánh giá từng loại mô hình CDC theo hai khía cạnh khác nhau (bảng 4.13).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.13 Quan điểm các nhà lãnh đạo về so sánh hai mô hình CDC

Đơn vị: %

Mô hình CDC Hiệu quả tích cực Ảnh hưởng không mong đợi

CDCTT 87,28 12,72

CDCNT 79,00 21,00

(Nguồn: Kết quả PRA 2009)

Kết quả tổng hợp từ tham vấn lãnh đạo cấp tỉnh, huyện và xã cho thấy, ý kiến của các nhà lãnh đạo cho rằng, loại hình CDCTT (87,28%) sẽ tạo ra hiệu quả tích cực hơn so với CDCNT (79,00%). Ngoài tạo ra chỗ ở ổn định, CDCTT còn tạo thêm cho người dân cơ

hội kiếm được các ngành nghề mới để chuyển đổi. Cả hai mô hình CDC cho thấy, hiệu quả sẽ tùy thuộc vào vị trí quy hoạch trên cụm. Số quan điểm cho rằng loại hình CDCNT lại ảnh hưởng không mong đợi cao hơn CDCTT (12,72% so với 21,00%). Kết quả này cho thấy quan điểm của lãnh đạo xem việc làm và sinh kế của người dân là một mối quan tâm rất lớn đối với cuộc sống của họ. Ngược lại, việc xây dựng CDC sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn ở nhiều mặt nhưđã thảo luận ở phần trên. Chính vì vậy, nhu cầu sinh sống ở

cụm đối với người dân nghèo là rất cao thể hiện qua số hộ đăng ký vào ở (bảng 4.9) và bảo đảm được cuộc sống của họ, trong đó bảo vệ và nâng cao đời sống người dân là chủ

yếu, sau đó là các nhu cầu bảo vệ tài sản, phát triển CSHT, an sinh xã hội,...

Nhn xét:

- CDCNT, các nhà lãnh đạo thường chú ý đến hiệu quả tích cực vềổn định chỗ ở

hơn là vấn đề sinh kế của người dân. Tuy nhiên, quan điểm lãnh đạo các cấp chưa nhận biết hết những khó khăn của người dân khi lên cụm. Một số lãnh đạo vẫn giữ quan điểm cho rằng CDCNT có tác động rất tích cực đến đời sống người dân. Vấn đề sinh kế của người nghèo chưa được quan tâm và cách giải quyết tình trạng thất nghiệp đang đối mặt thì rất khó khăn.

- Khi nói đến CDCTT, các nhà lãnh đạo địa phương đặt nặng vấn đề sinh kế và việc làm hơn là hiệu quả tích cực mà CDC mang lại. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân phát triển thương mại và dịch vụ trên cụm, họ còn được quan tâm hơn về hỗ trợ việc làm. Điều này cho thấy có sự quan tâm hơn từ Chính quyền. Nhưng trên thực tế, vấn đề việc làm và sinh kế trên cụm luôn là nỗi ám ảnh của người dân nghèo khi lên CDC cư trú, đặc biệt là vào mùa lũ tình trạng không có việc làm và tệ nạn xã hội đang diễn biến ngày càng nhiều hơn.

* Quan đim v CSHT ca các CDC

Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp, nhấn mạnh tính ổn định về nhà ở dành cho người dân nghèo trên cụm. Trước khi chưa có CDC, nhà ở của người dân còn tạm bợ, manh mún

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hàng năm phải chịu cảnh ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến tài sản. Sau các cơn lũ lớn, người dân phải bỏ tiền xây dựng lại nhà cửa gây nhiều tốn kém và hệ thống đường giao thông cũng phải tốn kinh phí sửa chữa lại. Sau khi vào CDC, người dân đã được thụ hưởng CSHT đồng bộ trên cụm, mà không phải tốn quá nhiều tiền. Ngoài đầu tư của Nhà nước về CSHT trên cụm, thì việc quy hoạch CDC gắn với các nền sinh lợi, sẽ giúp cho mỗi CDC có thêm nguồn vốn để xây dựng CSHT cụm ngày một hoàn thiện hơn.

Quan điểm Ban quản lý dự án huyện Cao Lãnh cũng cho rằng, CSHT quan trọng nhất là người nghèo có nhà ở ổn định vững chắc khi có mưa dông, nhưng đồng thời cũng quan tâm về hệ thống giao thông và trường học trên cụm. CDC kết hợp trường học là biện pháp tốt về mặt giáo dục. Trên thực tế hiện nay, các CDC trong vùng đã kếp hợp xây dựng trường học trên cụm và hầu hết các cấp quản lý huyện, tỉnh đều tán thành. Đi lại và học hành trên cụm là điều kiện tốt để CDC phát triển CSHT đường và trường học. Ngược lại, khi không có CDC thì việc học hành và đi lại sẽ trở nên khó khăn, nhất là trong những năm lũ lớn, tỷ lệ bỏ học của học sinh thường cao hơn so với những năm nước nhỏ

và đôi khi phải ngưng học. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục luôn quan tâm, đặc biệt là những lớp cuối cấp, cần phải học đúng tiến độđể thi tốt nghiệp.

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cao Lãnh thì cho rằng CSHT của các CDC xây dựng trên địa bàn huyện là tương đối hoàn chỉnh. Nhưng về lâu dài người dân chưa thể khai thác được lợi thế này để cải thiện hoàn cảnh nghèo của họ. Đồng thời nhấn mạnh, xây dựng chợ đã giúp ích rất nhiều cho người dân nghèo. Người nghèo có điều kiện buôn bán tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Chợ sẽ giúp người dân trên cụm và người dân sống quanh cụm tiếp cận hàng hoá dễ dàng và nhanh chóng, từđó sẽ thúc đẩy thương mại phát triển hơn. Do người dân tập trung trên cụm nhiều sẽ làm tăng cầu hàng hóa lên.

Dưới cấp độ quản lý địa phương, thì UBND xã Ba Sao nơi quản lý CDCNT Cây Dông cho rằng, CSHT của CDC chưa được đầu tư đồng bộ, nên ban đầu một số hộ vẫn chưa chịu lên CDC cư trú tránh lũ. Mặt khác, các trạm cấp nước, chưa cho thấy hết hiệu quả

khi mà trong một thời gian ngắn là bị hư hỏng, gây rất nhiều khó khăn cho người dân nhất là trong sinh hoạt.

Cũng theo quan điểm của UBND xã Phương Thịnh thì CDC ngoài tạo cho hộ nghèo có nhà ở ổn định và các CSHT thiết yếu khác, CDCTT Phương Thịnh đã tạo diện mạo mới khang trang cho bộ mặt các xã vùng sâu. Bên cạnh đó, trên mỗi CDC đã bố trí trồng cây xanh ngăn chặn gió bão sẽ tạo cảnh quan xanh, đẹp hơn trên cụm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.5 Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.6 Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn

14%

86%

Hộ có vay vốn Hộ không vay vốn

Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn

6%

94%

Hộ có vay vốn Hộ không vay vốn

4.2. TÌNH HÌNH DÂN CƯ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN CDC 4.2.1. Kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)