Phân tích sự chuyển biến các nguồn vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 88)

Vốn con người đã có sự chuyển biến khi xem xét qua các khía cạnh như: số nhân khẩu, số lao động trong gia đình, tỷ lệ lao động được đào tạo và trình độ học vấn của người dân (bảng 4.23).

Bảng 4.23 Tổng hợp các yếu tố về vốn con người của nông hộở hai thời điểm Stt Vốn con người Sau khi vào ở Trước khi vào ở

1 Số nhân khẩu trong gia đình (người/hộ) 5 4

2 Số lao động trong gia đình (người/hộ) 3 2

3 Tỷ lệ lao động tham gia học nghề (%) 8,11 3,64 4 Học vấn (%): - Mù chữ - Cấp 1 - Cấp 2 75,29 18,53 6,18 95,37 9,27 1,54

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Qua bảng 4.23 cho thấy, số nhân khẩu trong gia đình đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn, trung bình trước khi vào ở là 4 người/hộ nhưng sau khi vào ở đã tăng lên 5 người/hộ. Nguyên nhân số nhân khẩu tăng là do sự gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, người dân đã có ý thức hơn về kế hoạch hóa gia đình, bằng chứng là tỷ lệ các hộ được xem là gia đình trẻ nhưng số nhân khẩu trong gia đình không cao nhưđã phân tích bảng 3. Công tác vận động kế hoạch hóa gia đình luôn được Chính quyền địa phương quan tâm, cũng theo quan điểm ông Nguyễn Minh Cảnh, chủ tịch UBND xã Phương Thịnh thì

đây là một trong những biện pháp quan trọng để giảm đối tượng hộ nghèo trong xã. Trung bình số lao động sau khi vào ở cũng tăng từ 2 lên 3 người/hộ. Điều này cho thấy rằng, lực lượng lao động có sự gia tăng về lượng, đảm bảo nguồn cung lao động dồi giàu trên cụm. Số lao động tăng lên là các lao động trẻ có thể tham gia ngay vào các hoạt động nông nghiệp không đòi hỏi nhiều về kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, điều này đặt ra cho địa phương gánh nặng nhiều hơn về việc làm bởi số lao động trên cụm tăng cộng hưởng với sự gia tăng dân số tự nhiên luôn gây áp lực rất lớn về việc làm. Chính vì vậy, cũng đã xảy

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ra tình trạng cạnh tranh nhau làm thuê, nhất là vào mùa lũ, dẫn đến giá lao động giảm thấp (phụ lục 1).

Tỷ lệ lao động tham gia đào tạo nghề đã có sự chuyển biến tích cực hơn từ 3,64% lên 8,11%. Điều này làm cho chất lượng lao động càng tăng và cải thiện được đáng kể nguồn vốn con người. Các nghề mà lao động được học như các buổi hội thảo, khuyến nông và các lớp quản lý dịch hại đối với hộ có đất. Đối với những hộ không đất là các nghề như:

đan lục bình, may thiêu, khâu bóng và làm việc ngoài tỉnh.

Học vấn là một tiêu chí quan trọng của vốn con người. Nhìn chung, số hộ có trình độ học vấn cấp 1 cấp 2 đều tăng hơn so với trước kia. Ngoài ra, từ khi lên cụm số trẻ em được

đến trường tăng do có trường học trên cụm. Điều này cho thấy chất lượng của lao động tiềm năng trên cụm có khuynh hướng tăng dần lên. Hiện nay, Chương trình phổ cập trung học cơ sở cho người lớn vẫn đang được triển khai ở xã Phương Thịnh nhưng tình trạng mù chữ vẫn không được cải thiện nhiều. Cách tiếp cận thông tin cũng dễ dàng hơn do xã

đã đầu tư hệ thống loa truyền thanh trên cụm nhằm phổ biến kiến thức và cung cấp thông tin nhiều hơn cho người dân. Bên cạnh đó, cơ sở y tế mà người dân tiếp cận được cải thiện đáng kể hơn so với trước khi vào cụm. Nhờ đó tình trạng sức khỏe trong cộng đồng trên cụm được khá dần lên. Số hộ dân có tivi cũng góp phần làm tăng kiến thức của người dân.

Tóm lại, nguồn vốn con người sau khi vào cụm đã có sự chuyển biến tích cực hơn trước khi vào cụm. Số nhân khẩu trong gia đình, số người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ lao

động tham gia học nghề đều tăng. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân tăng lên rất đáng kể, đặc biệt là trẻ em.

4.4.2. Vốn tài chính

Bảng 4.24 mô tả các yếu tố về tài chính của nông hộ như: thu nhập, chi phí sinh hoạt, tiền tích lũy, tỷ lệ hộ vay vốn, số tiền vay, tiền trợ cấp và phương tiện sản xuất đã cho thấy có sự chuyển biến đáng kể của hộ dân sau khi vào cụm cư trú.

Bảng 4.24 Tổng hợp các yếu tố về vốn tài chính của nông hộở hai thời điểm Stt Vốn tài chính Sau khi vào ở Trước khi vào ở

1 Thu nhập (triệu đồng/hộ/tháng) 1,97 1,26

2 Chi phí sinh hoạt (triệu đồng/hộ/tháng) 1,77 1,30

3 Tiền tích lũy (đồng/tháng) 196.950 -41.650

4 Tỷ lệ hộ vay vốn (%) 10 6

5 Số tiền vay (triệu đồng/hộ) 7,80 5,00

6 Tiền trợ cấp (triệu đồng) 2,00 0,00

7 Tỷ lệ hộ có phương tiện sản xuất (%) 32 20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Sau khi vào ở, thu nhập bình quân của nông hộđã tăng lên đáng kể (từ 1,26 lên 1,97 triệu

đồng/hộ/tháng). Thu nhập tăng do một phần đồng tiền mất giá (tình hình lạm phát chung của nền kinh tế). Kết quả này chưa cho thấy rõ là người dân đã có việc làm nhiều hơn và thu nhập ổn định hơn. Mức thu nhập tăng vẫn chưa cho thấy đầy đủ rằng đã có dấu hiệu tích cực từ các hoạt động kinh tế mà CDC mang lại. Thu nhập tăng thường tập trung vào những hộ có đất và lực lượng lao động nhiều. Khi so sánh với trung bình số lao động (bảng 21) thì thu nhập của mỗi lao động là 755.135 đồng/hộ/tháng, điều này cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp trong khi nhóm người ngoài độ tuổi lao

động có khuynh hướng tăng (bảng 4.2), đây thật sự là nỗi lo và gánh nặng lớn cho lực lượng lao động. Bình quân lao động chỉ kiếm được 25.171 đồng/người/ngày và nếu so sánh tỷ giá USD hiện nay thì thu nhập mỗi lao động một ngày không đến 2 USD.

So với mức tăng của thu nhập thì chi phí sinh hoạt cũng tăng lên là 469.700

đồng/hộ/tháng (từ 1,30 lên 1,77 triệu đồng/hộ/tháng). Điều này chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực đối với nông hộ, đặc biệt đối với những hộ không có việc làm ổn định thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đây sẽ là gánh nặng rất lớn hơn. Chi phí sinh hoạt tăng chủ yếu là do tiền chợ (hình 13 và 14) và do sự biến động về giá trong những năm gần đây. Chi phí sinh hoạt chưa xem xét

đến yếu tố rủi ro lao động và nhất là bệnh tật cho mỗi thành viên trong nông hộ.

Nguồn tiền tích lũy được ở mỗi nông hộ bằng tổng thu nhập trừđi chi phí sinh hoạt. Khi phân tích yếu tố này cho thấy, bước đầu người dân đã có được số tiền tích lũy nhất định

để thoát nghèo. Trước khi vào ở thì thu nhập và chi phí của nông hộ mất cân đối, thậm chí là thâm hụt 41.650 đồng/hộ/tháng. Sau khi vào ở thì trung bình hộ dân dành dụm

được khoảng tiền là 184.350 đồng/hộ/tháng. Tuy vậy số tiền tích lũy này là quá ít và đa số tập trung vào những hộ CDCTT Tân Nghĩa. Nếu như thu nhập không cho thấy hoạt

động kinh tế hiệu quả từ CDC mạng lại thì nguồn tiền tích lũy đã chứng minh thêm rằng xây dựng CDC là cơ hội để người dân thoát nghèo.

Số tiền vay của người dân đã tăng lên đáng kể và số hộ dân cũng được vay tiền nhiều hơn. Trước khi vào ở, tỷ lệ vay vốn sản xuất trung bình của nông hộ là 6% và mức vay là 5,00 triệu đồng/hộ nhưng sau khi vào ở người dân được vay vốn nhiều hơn 10% tổng số

hộ và mức vay 7,80 triệu đồng/hộ. Vay vốn quy mô nhỏ giúp cho nông hộ có điều kiện hơn để chuyển đổi nghề nghiệp và có thêm việc làm phù hợp hơn. Thực tế đã cho thấy, hiệu quảđồng vốn mang lại là rất cao trong việc tạo thêm việc làm cho người nghèo, nên người dân rất quan tâm đến chuyện vay vốn để mua bán, kinh doanh và sản xuất nhỏ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tiền trợ cấp tăng hơn 2 triệu đồng/hộ so với trước kia, người nghèo khi di dời lên cụm cư

trú mỗi hộ sẽ nhận được tiền hỗ trợ di dời, nhằm khuyến khích hộ nghèo lên cụm (Quyết

định số: 241/QĐ-UBND.HC, ngày 20/02/2004 của UBND tỉnh Đồng Tháp). Đây là khoản tiền rất có ý nghĩa giúp cho hộ dân chi trả nguồn tiền vay bên ngoài để xây dựng nhà ở, tránh được tình trạng vay vốn với lãi suất cao khi lên cụm.

Số hộ trang bị phương tiện sản xuất tăng từ 20% trước khi vào ở lên 32% sau khi vào ở.

Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi người dân có điều kiện hơn để trang bị phương tiện sản xuất như xe chở, máy mai, dàn thuê, xe gắn máy, máy bơm,…

Tóm lại, nguồn vốn tài chính của nông hộ sau khi vào ở đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với trước khi vào ở. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó là không nhiều. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát chung của nền kinh tế.

4.4.3. Vốn xã hội

Bảng 4.25 mô tả các mối quan hệ xã hội chủ yếu của người dân là với các chủ thể như: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, họ hàng thân thuộc và hàng xóm láng giềng. Vốn xã hội của nông hộ có sự thay đổi khi người dân vào CDC cư trú. Sự thay đổi này mang tính tích cực hơn đối với các hộ dân.

Bảng 4.25 Tổng hợp các quan hệ xã hội của nông hộở hai thời điểm

Đơn vị: %

Stt Mối quan hệ xã hội Sau khi vào ở Trước khi vào ở

1 Tham gia các tổ chức, đoàn thể địa phương 12 3

2 Giúp đỡ từ Chính quyền địa phương 22 6

3 Giúp đỡ từ họ hàng 19 17

4 Quan hệ với chòm xóm, láng giềng 7 25

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Sau khi vào ở, số hộ nghèo tham gia vào các tổ chức, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tổ tiết kiệm và Tổ sản xuất (12%) nhiều hơn so với trước khi vào cụm (3% số hộ

tham gia). Mặc dù vậy, số hộ nghèo tham gia vào các tổ chức, đoàn thểđịa phương là rất thấp. Vốn xã hội của người dân tuy có chuyển biến nhưng vẫn rất thấp. Đây là con số đáng quan tâm, bởi vốn xã hội thấp, người dân ít có cơ hội làm thuê do ít người quen biết và đối với những hộ buôn bán cũng gặp rất nhiều khó khăn do không có mối quen. Số hộ

tham gia vào hội nông dân chủ yếu là để tập huấn kỹ thuật canh tác, tham gia hội phụ nữ để người dân tiếp cận học nghề. Vẫn có một bộ phận người dân tham gia vào tổ tiết kiệm (đa số là phụ nữ), cho thấy số hộ này đã có vốn tài chính nhiều hơn và có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Người dân sau khi vào cụm, đã có sự quan tâm nhiều hơn từ phía Chính quyền địa phương như hỗ trợ tập, viết, quần áo cho học sinh, bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi, giới thiệu việc làm,... nhất là đối với CDCTT Tân Nghĩa. Số hộđược giúp đỡ từ Chính quyền

địa phương là 22% cao hơn nhiều so với trước khi vào cụm là 6%. Kết quả này cho thấy,

ở bốn CDC điều tra Chính quyền đã dành sự quan tâm đặc biệt hơn đối với đối tượng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghèo, luôn tạo cho họ cơ hội thoát nghèo. Đây cũng là một tiêu chí cho thấy vốn xã hội của người dân đang dần tăng lên.

Khi mà các mối quan hệ xã hội khác là thấp, thì được giúp đỡ từ họ hàng thân thuộc là để

người dân trên cụm có thêm cơ hội thoát nghèo. Trước và sau khi vào cụm cư trú không có sự thay đổi lớn từ sự giúp đỡ của họ hàng (trước khi vào cụm 19% và sau khi vào cụm là 17%). Điều này cho thấy, sự giúp đỡ từ họ hàng thân thuộc có khuynh hướng giảm 2%. Nguyên nhân là do khi lên cụm một bộ phận người dân sống xa dòng họ, bà con thân thuộc đã định cư từ trước, đặc biệt là đối với các CDCTT. Sự giúp đỡ chủ yếu từ phía họ

hàng như: mượn tiền xây dựng nhà (bảng 4.7) và sản xuất, mượn công cụ sản xuất, trông nhà, chăm sóc trẻ. Đáng chú ý là vẫn có 2 hộ mượn đất gia đình để canh tác nông nghiệp. Quan hệ chòm xóm, láng giềng thể hiện sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng nghèo trên cụm. Đã có sự chuyển biến không mong đợi, khi mà các mối quan hệ xã hội giữa những người chòm xóm được cho là tốt đẹp, thân thiện, tương trợ lẫn nhau khi gặp rủi ro, gắn bó nhau đã giảm thấp (trước khi vào cụm 25% và sau khi vào cụm là 7%). Nguyên nhân được người dân cho rằng, khi lên cụm họ chưa sớm hình thành các mối quan hệ với nhau, thời gian định cư chưa lâu (bảng 4.1). Mặt khác, đáng chú ý hơn là sự cạnh tranh nhau về việc làm dẫn đến mối quan hệ chòm xóm không khắn khích bằng trước khi lên cụm.

Tóm lại, vốn xã hội của người dân có sự chuyển biến, sự thay đổi này có khuynh hướng tích cực cho người dân. Ngoại trừ mối quan hệ chòm xóm, láng giềng.

4.4.4. Vốn tự nhiên

Người dân CDC có thể tiếp cận và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hiện có như đất đai, cây trồng, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản từ sông rạch (hình 4.39). Tỷ lệ nông hộ

tiếp cận nguồn vốn tự nhiên có sự thay đổi đáng kể từ khi người dân bắt đầu lên cụm cư

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.39 Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên ở hai thời điểm

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên 24% 28% 12% 32% 84% 14% 90% 32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Đất đai Trồng cây Chăn nuôi Đánh bắt thủy sản Loại vốn Phần trăm

Sau khi vào cụm Trước khi vào cụm

Qua hình 4.55 cho thấy, số hộ dân sở hữu đất đai đã giảm sau khi lên cụm từ 16% xuống còn 12%, nhất là đối với CDCTT (hình 4.5 và 4.6). Đây là sự thay đổi có khuynh hướng bất lợi cho hộ dân nghèo trên cụm. Người dân không có đất cũng đồng nghĩa với cơ hội việc làm của họ sẽ ít đi. Bên cạnh đó, đất đai sẽ làm giảm gánh nặng lương thực (gạo) cho người dân, giúp chi tiêu của họ giảm hơn, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi giá lương thực luôn ở mức cao. Nguyên nhân 4% số hộ giảm không có đất canh tác theo người dân là do khoảng cách đất đến cụm là khá xa. Trung bình trước khi vào cụm khoảng cách là 0,58 km nhưng sau khi vào cụm thì khoảng cách đến đất lại xa hơn nhiều từ 1,2 đến 2,3 km. Diện tích đất của mỗi hộ là rất nhỏ lẻ trung bình từ 0,2 đến 0,3 ha.

Điều này dẫn đến chi phí của hộ dân tăng và người dân quyết định bán đất để tìm cho mình sinh kế tốt hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại đang sống. Toàn bộ số diện tích

đất của người dân có mục đích sử dụng là trồng lúa, do đặc thù tự nhiên của bốn xã là sản xuất nông nghiệp.

Sau khi vào cụm, người dân có khuynh hướng trồng các loại rau, củ phục vụ cho bữa ăn hàng ngày ít hơn. Kết quả điều tra cho thấy, có sự chênh lệch rất rõ giữa nhóm hộ trước khi vào cụm là 42% nhưng sau khi vào cụm chỉ còn 14%. Cách tiếp cận nguồn vốn cây trồng của người dân đã chuyển biến rất tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Các loại rau, củ mà người dân thường trồng như: bầu, bí, mướp, rau thơm,… Ngoài diện tích đất để trồng lúa, người dân đã tận dụng các khu đất nhỏ quanh nhà để trồng trọt

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 88)