* Mối liên hệ giữa việc làm và CSHT chợ
Kết quả bảng phân tích kiểm định Chi-square cho thấy, Sig.(*)=0,002 < 0,05, điều này
đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1. Như vậy, giữa việc làm và CSHT chợ hiện có trên cụm đã có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với độ tin cậy là 95%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 50 hộ (50%) được tiếp cận CSHT chợ trên cụm, những hộ này tập trung vào nhóm hộ CDCTT và 50 hộ (50%) CDCNT không tiếp cận
được CSHT chợ để tìm kiếm thêm cơ hội việc làm (phụ lục 2). Cụ thể như:
- Nhóm hộ tìm được việc làm được xem tương đối ổn định trên 15 ngày/tháng là 18 hộ (18%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT tiếp cận chợ chiếm tỷ lệ rất đáng kể là 14 hộ
(77,8%), người dân tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các hoạt động như buôn bán nhỏ, kinh doanh và làm thuê tại chợ. Nhóm hộ CDCNT không có điều kiện tiếp cận được chợ
thì chiếm tỷ lệ rất thấp 4 hộ (22,2%). Như vậy, những hộ CDCTT được tiếp cận chợ đã có thêm rất nhiều thời gian làm việc, vấn đề này cho thấy hiệu quả của việc xây dựng chợ
trên cụm.
- Nhóm hộ tìm được việc làm tương đối từ 10 đến 15 ngày/tháng là 36 hộ (36%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT được tiếp cận chợ chiếm tỷ lệ cao 23 hộ (63,9%) và nhóm hộ
CDCNT không tiếp cận chợ chỉ là 13 hộ (36,1%).
- Nhóm hộ tìm được thời gian việc làm không nhiều dưới 10 ngày/tháng chiếm
đến 46 hộ (46%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT được tiếp cận chợ chỉ là 13 hộ (28,3%) và nhóm hộ không tiếp cận được chợ chiếm số lượng lớn 33 hộ (71,7%).
* Mối liên hệ giữa việc làm, CSHT chợ và mối quan hệ quen biết
Kết quả phân tích bảng chéo cho thấy, khi đưa thêm biến mối quan hệ quen biết vào mô hình đã chứng minh thêm mối liên kết chặt chẽ giữa việc làm và CSHT chợ. Giá trị kiểm
định Chi-square với độ tin cậy 95% cho thấy kết quả Sig.(**)=0,0006 < Sig.(*)=0,002 và Sig.(**)=0,0006 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H0 (các biến không liên quan nhau) không
được chấp nhận hay chấp nhận giả thuyết H1 (các biến có mối liên hệ nhau). Cụ thể như
(phụ lục 3):
• Nhóm hộđược tiếp cận CSHT chợ
- Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn trên 30 người thì số hộ
tìm được việc làm là tương đối 14 hộ (28%). Trong đó, có đến 10 hộ (20%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, số hộ tìm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng là rất thấp 3 hộ (6%) và chỉ 1 hộ (2%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng.
- Nhóm hộ tạo được mối quan hệ quen biết từ 20 đến 30 với người thuê mướn hay giới thiệu việc làm, chỉ có 16 hộ (32%) tìm được việc làm. Trong đó, vẫn có 3 hộ (6%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, số hộ tìm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng là rất đáng kể 11 hộ (22%) và số hộ tìm được việc làm dưới 10 ngày/tháng là thấp nhất 2 hộ (4%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Nhóm hộ có vốn xã hội thấp chỉ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn dưới 20 người, số hộ tìm được việc làm là 20 hộ (40%). Trong đó, chỉ có 1 hộ (2%) tìm
được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, 9 hộ (18%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng và có đến 10 hộ (20%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng.
• Nhóm hộ không được tiếp cận CSHT chợ
- Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn và giới thiệu việc làm trên 30 người, tìm được việc làm là 15 hộ (30%). Trong đó, chỉ có 4 hộ (8%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, 4 hộ (8%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng và có đến 7 hộ (14%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng. Kết quả này cho thấy, với mối quan hệ quen biết được xem là tốt nhất của người nghèo trên cụm (trên 30 người) mà người dân CDC có được thì nhóm hộ CDCTT tiếp cận CSHT chợ tìm được việc làm tương đối ổn định trên 15 ngày/tháng nhiều hơn rất nhiều so với nhóm hộ
CDCNT (8% so với 20%), điều này càng khẳng định rằng giữa CSHT chợ và việc làm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết từ 20 đến 30 người, tìm được việc làm là 19 hộ (38%). Trong đó, 10 hộ (20%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng và 9 hộ
(18%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng.
- Nhóm hộ có vốn xã hội thấp dưới 20 người quen biết hay giới thiệu việc làm, số
hộ tìm được việc làm là 16 hộ (32%) và tất cả các hộ này chỉ kiếm thêm được thời gian làm việc là dưới 10 ngày/tháng.
Nhận xét
Khi phân tích mối liên hệ giữa CSHT chợ và việc làm với độ tin cậy 95% cho thấy, Sig.(*)=0,002 < 0,05, nghĩa là hai biến này có liên hệ với nhau. Biến mối quan hệ quen biết được đưa vào mô hình, kết quả phân tích cũng cho thấy, có CSHT chợ Sig.(**) =0,0006 < Sig.(*)=0,002 và không có CSHT chợ Sig.(**) =0,003 > Sig.(*)=0,002, điều này đã chứng minh thêm sự liên quan rất chặt chẽ giữa việc làm và CSHT chợ. Trên thực tế, số hộ tìm được việc làm tại các chợ là rất đáng kể (Bảng 4.19). Do vậy, xây dựng và mở rộng chợ là phương án mà các nhà quản lý địa phương nên cân nhắc để giải quyết việc làm cho lao động nghèo trên cụm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.3.4. Quan điểm của lãnh đạo về việc làm và biện pháp giải quyết việc làm 4.3.4.1. Quan điểm lãnh đạo địa phương về việc làm
* Quan điểm của các nhà quản lý cấp huyện và tỉnh
Quan điểm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng khi chưa có CDC, việc làm của các hộ nghèo vùng lũ chủ yếu là làm thuê nông nghiệp dựa hoàn toàn vào lịch thời vụ sản xuất của địa phương. Một vài hộ dân được hỗ trợ vay vốn với quy mô nhỏ để giải quyết việc làm khi vụ thu hoạch lúa đã hết. Trong những năm chưa có CDC, mùa lũ cũng được xem là mùa làm ăn đối với các hộ nghèo do nguồn cá tự
nhiên trên đồng nhiều. Từ khi CDC hình thành người dân đã có cơ hội hơn để chuyển đổi nghề nghiệp hiện tại, họ không còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, cuộc sống của họ
trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, khó khăn nhất là trình độ của người dân quá thấp nên rất khó để chuyển đổi nghề. Hiện nay, tỉnh cũng đang triển khai thực hiện các mô hình việc làm thí điểm nhưng với quan điểm chung là "cho cần câu hơn là cho con cá".
Quan điểm của Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho rằng, tại
Đồng Tháp, hỗ trợ việc làm cho lao động trên CDC là rất khó khăn. Tuy có nhà ở ổn
định, CSHT tương đối hoàn chỉnh nhưng người dân lại không biết tận dụng để phục vụ
vào sản xuất, hộ nghèo thiếu về trình độ và cách tư duy sản xuất. Người dân được hỗ trợ
vốn ưu đãi nhưng không biết sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả. Ngoài ra, dựa trên đặc thù của CDC ở từng địa phương mà hiện nay người dân được hỗ trợ học nghề đan lát, may, thiêu và khâu bóng.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cao Lãnh khẳng định, CDC là cơ hội cho người dân có thể tìm được việc làm phù hợp hơn. Bằng chứng là một số hộ dân đã có thêm việc làm, được hướng dẫn làm ăn và được học nghề. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách của huyện còn hạn chế, nên huyện trước mắt sẽ tìm kiếm mô hình sản xuất và việc làm phù hợp cho người dân nghèo. Mặc dù đã giải quyết 1 phần lao động cho CDC, nhưng việc nâng cao trình độ và kỹ năng lao động là không thể bỏ qua. Hướng dẫn dạy nghềđể
tham gia lao động ngoài tỉnh là một hướng đi mới và sẽđược huyện tập trung thực hiện.
* Quan điểm của các nhà quản lý cấp xã
Quan điểm UBND xã Tân Nghĩa cho rằng, Chính quyền xã cũng đã cố gắng giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng số hộ nghèo và số lao động cần chuyển đổi là rất nhiều, ở địa phương không có nhiều việc làm để chuyển đổi, việc làm mà người dân có
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu UBND Phương Thịnh cho rằng, nếu người dân thất nghiệp thì họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong chuyện "lạc nghiệp" và không sớm được giải quyết thì vấn đề này sẽ gây
ảnh hưởng đến tình trạng mất an ninh trật tự, người nghèo vẫn lâm vào cảnh nghèo khó và như thế cái vòng lẫn quẩn về việc làm và nghèo khó cứ tiếp tục đối với các hộ dân trên cụm.
Với một phần hộ dân trên CDC vẫn còn có đất nông nghiệp thì những người được tham vấn ở UBND xã Ba Sao có những nhận xét sâu sắc trong việc đánh giá vai trò của hoạt
động canh tác nông nghiệp cũng như làm thuê nông nghiệp. Một điều đáng quan tâm là những người được phỏng vấn đều lạc quan cho rằng tuy hiện nay việc làm trên cụm đang khó khăn nhưng tương lai sẽ khả quan hơn bởi sự cạnh tranh việc làm với lao động ngoài cụm sẽ giảm đi do Chính quyền xã đã khuyến khích người dân ngoài cụm tham gia lao
động ngoài tỉnh.
UBND xã Gáo Giồng nơi có CDCNT Kinh 15 thì nhấn mạnh, họ nhìn với viễn cảnh xa và toàn diện hơn. Tạo việc làm cho lao động trên cụm là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tuy nhiên, cân nhắc về vấn đề việc làm bền vững, có thu nhập vừa phải nhưng vẫn phải có dư và việc làm ổn định lâu dài.
4.3.4.2. Quan điểm lãnh đạo địa phương về giải quyết việc làm cho nông hộ
Bảng 4.22 mô tả quan điểm của lãnh đạo về giải quyết việc làm và tập trung vào các vấn
đề nổi bật như: dạy nghề, vay vốn, nâng cấp và xây dựng chợ và hỗ trợ việc làm.
Bảng 4.22 Tổng hợp quan điểm của lãnh đạo về giải quyết việc làm
Stt Vấn đề Xếp hạng
1 Dạy nghề I
2 Vay vốn II
3 Nâng cấp và xây dựng chợ III
4 Hỗ trợ việc làm IV
(Nguồn: Kết quả PRA 2009)
Qua Bảng 4.22 cho thấy, để giải quyết việc làm cho lao động trên CDC có bốn vấn đề mà theo quan điểm lãnh đạo địa phương cần thực hiện theo thứ tự như: dạy nghề, vay vốn, nâng cấp và xây dựng chợ, hỗ trợ việc làm ngoài tỉnh. Hầu hết các nhà quản lý địa phương quan tâm đến vấn đề dạy nghề trên cụm và quan trọng là nghề phù hợp với nguyện vọng và sở thích của lao động trên cụm. Trên thực tế, công tác dạy nghềđã được triển khai nhưng nhìn chung chưa đa dạng hóa được các ngành nghề, một mặt khách quan là do lao động trên cụm trình độ học vấn quá thấp. Mặt khác, đầu ra của các sản phẩm nghề hiện nay không phải lúc nào cũng tiêu thụ dễ dàng. Biện pháp kếđến được các nhà lãnh đạo quan tâm là cho người dân vay vốn, cách thức này chỉ tỏ ra có hiệu quả khi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu người dân biết cách sử dụng đồng vốn đúng mục đích, nhất là đối với CDCTT thì nhu cầu vay vốn là thật sự cần thiết. Biện pháp thứ ba, được nhắc đến là nâng cấp và xây dựng chợ, bởi có chợ người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều việc làm hơn như: buôn bán nhỏ, chạy xe ôm, bán xé số,... Biện pháp giải quyết việc làm cuối cùng là giới thiệu việc làm cho người dân. Đây là biện pháp mới và thật sự tỏ ra hiệu quả nhưng vẫn được các ngành quan tâm.
4.4. PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN BIẾN CÁC NGUỒN VỐN CỦA NÔNG HỘ4.4.1 Vốn con người 4.4.1 Vốn con người
Vốn con người đã có sự chuyển biến khi xem xét qua các khía cạnh như: số nhân khẩu, số lao động trong gia đình, tỷ lệ lao động được đào tạo và trình độ học vấn của người dân (bảng 4.23).
Bảng 4.23 Tổng hợp các yếu tố về vốn con người của nông hộở hai thời điểm Stt Vốn con người Sau khi vào ở Trước khi vào ở
1 Số nhân khẩu trong gia đình (người/hộ) 5 4
2 Số lao động trong gia đình (người/hộ) 3 2
3 Tỷ lệ lao động tham gia học nghề (%) 8,11 3,64 4 Học vấn (%): - Mù chữ - Cấp 1 - Cấp 2 75,29 18,53 6,18 95,37 9,27 1,54
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Qua bảng 4.23 cho thấy, số nhân khẩu trong gia đình đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn, trung bình trước khi vào ở là 4 người/hộ nhưng sau khi vào ở đã tăng lên 5 người/hộ. Nguyên nhân số nhân khẩu tăng là do sự gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, người dân đã có ý thức hơn về kế hoạch hóa gia đình, bằng chứng là tỷ lệ các hộ được xem là gia đình trẻ nhưng số nhân khẩu trong gia đình không cao nhưđã phân tích bảng 3. Công tác vận động kế hoạch hóa gia đình luôn được Chính quyền địa phương quan tâm, cũng theo quan điểm ông Nguyễn Minh Cảnh, chủ tịch UBND xã Phương Thịnh thì
đây là một trong những biện pháp quan trọng để giảm đối tượng hộ nghèo trong xã. Trung bình số lao động sau khi vào ở cũng tăng từ 2 lên 3 người/hộ. Điều này cho thấy rằng, lực lượng lao động có sự gia tăng về lượng, đảm bảo nguồn cung lao động dồi giàu trên cụm. Số lao động tăng lên là các lao động trẻ có thể tham gia ngay vào các hoạt động nông nghiệp không đòi hỏi nhiều về kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, điều này đặt ra cho địa phương gánh nặng nhiều hơn về việc làm bởi số lao động trên cụm tăng cộng hưởng với sự gia tăng dân số tự nhiên luôn gây áp lực rất lớn về việc làm. Chính vì vậy, cũng đã xảy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ra tình trạng cạnh tranh nhau làm thuê, nhất là vào mùa lũ, dẫn đến giá lao động giảm thấp (phụ lục 1).
Tỷ lệ lao động tham gia đào tạo nghề đã có sự chuyển biến tích cực hơn từ 3,64% lên 8,11%. Điều này làm cho chất lượng lao động càng tăng và cải thiện được đáng kể nguồn vốn con người. Các nghề mà lao động được học như các buổi hội thảo, khuyến nông và các lớp quản lý dịch hại đối với hộ có đất. Đối với những hộ không đất là các nghề như:
đan lục bình, may thiêu, khâu bóng và làm việc ngoài tỉnh.
Học vấn là một tiêu chí quan trọng của vốn con người. Nhìn chung, số hộ có trình độ học vấn cấp 1 cấp 2 đều tăng hơn so với trước kia. Ngoài ra, từ khi lên cụm số trẻ em được
đến trường tăng do có trường học trên cụm. Điều này cho thấy chất lượng của lao động tiềm năng trên cụm có khuynh hướng tăng dần lên. Hiện nay, Chương trình phổ cập trung học cơ sở cho người lớn vẫn đang được triển khai ở xã Phương Thịnh nhưng tình trạng mù chữ vẫn không được cải thiện nhiều. Cách tiếp cận thông tin cũng dễ dàng hơn do xã
đã đầu tư hệ thống loa truyền thanh trên cụm nhằm phổ biến kiến thức và cung cấp thông tin nhiều hơn cho người dân. Bên cạnh đó, cơ sở y tế mà người dân tiếp cận được cải thiện đáng kể hơn so với trước khi vào cụm. Nhờ đó tình trạng sức khỏe trong cộng đồng trên cụm được khá dần lên. Số hộ dân có tivi cũng góp phần làm tăng kiến thức của người dân.
Tóm lại, nguồn vốn con người sau khi vào cụm đã có sự chuyển biến tích cực hơn trước khi vào cụm. Số nhân khẩu trong gia đình, số người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ lao