Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên CDC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 80 - 83)

Bảng 4.21 mô tả những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức về lao động và việc làm mà lao động trên CDC đã và đang phải đối mặt.

Bảng 4.21 Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên cụm LAO ĐỘNG

Thuận lợi Khó khăn

- Cung lao động dồi giàu - Sức khỏe tốt

- Nhận được sự giúp đỡ từ Chính quyền địa phương như: dạy nghề và tổ chức lớp khuyến nông.

- Giá thuê mướn thấp

- Học vấn thấp

- Tác phong làm việc kém

- Thiếu kỹ năng, chưa qua đào tạo - Thiếu tư liệu sản xuất (đất, vốn) - Cạnh tranh việc làm

- Thiếu trang bị bảo hộ lao động

- Không tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

Cơ hội Thách thức

- Nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ Chính quyền địa phương

- Được hỗ trợ dịch vụ y tế và giáo dục - Tỷ lệ lao động trẻ có học vấn cải thiện

- Thiếu việc làm (cầu việc làm giảm)

- Sức khỏe giảm do lao động làm thuê nông nghiệp và môi trường sống ô nhiễm hơn - Dịch bệnh (bệnh tiêu chảy và sốt xuất huyết)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.21 Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên cụm VIỆC LÀM

Thuận lợi Khó khăn

- Vào mùa vụ, cầu lao động làm thuê nông nghiệp tăng

- Chợ được xây dựng mới, cầu về việc làm buôn bán nhỏ và dịch vụ tăng

- Việc làm ổn định hơn đối với những hộ buôn bán và dịch vụ.

- Được Chính quyền địa phương hỗ trợ việc làm (giới thiệu việc làm)

- Người dân phải đi làm xa

- Giá thuê mướn nông nghiệp không cao, nhất là vào mùa lũ

- Việc làm không ổn định đối với những hộ làm thuê

- Vào mùa lũ thiếu việc làm, đánh bắt thuỷ sản bị hạn chế

- Mất việc do Chính quyền cấm chăn nuôi và trồng trọt trên cụm

Cơ hội Thách thức

- Mối quan hệ quen biết với chủ thuê mướn tăng

- Hình thành và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất.

- Giới thiệu việc làm ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động

- Chính sách chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của Chính quyền địa phương

- Lao động làm thuê nông nghiệp mất việc do cơ giới hóa.

- Việc làm chuyển đổi sẽ không phù hợp - Lao động buôn bán nhỏ và dịch vụ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn

(Nguồn: Kết quả PRA 2009)

Kết quả bảng 4.21 cho thấy, thực trạng lao động của CDC sẽ phải đối mặt với nhiều những khó khăn thách thức hơn là thuận lợi và cơ hội mang lại. Cụ thể như:

Khi vào cụm cư trú, các hộ nghèo tập trung trên một khu vực giới hạn về địa lý, nên nguồn cung về lực lượng lao động là dư thừa. Bên cạnh đó, các nông hộ trên cụm đều có số người sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường lao động (bảng 3). Lao động trên cụm sẽ

nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ Chính quyền địa phương bằng các hình thức như: dạy nghềđan lục bình, thêu, may, khâu bóng và thắt võng cho đối tượng không đất và có nhu cầu học nghề; tổ chức các buổi khuyến nông và hội thảo về kỹ thuật canh tác lúa, cách phòng trị dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, kỹ thuật nuôi cá mùa nước lũ đối với hộ có đất. Một thuận lợi nữa là lực lượng lao động trên cụm đều có sức khoẻ tốt, có thể đảm trách những công việc nặng nhọc đòi hỏi sức khoẻ như trong nông nghiệp (vác lúa, đào đất, phun thuốc) và thuận lợi quan trọng dễ nhận thấy nhất ở lao động trên CDC

đó là giá thuê mướn thấp (giá rẻ), chính yếu tố này giúp cho lao động trên cụm có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động địa phương, thậm chí họ sẵn sàng hạ giá thuê mướn đểđược làm việc.

Trong tương lai, điều đáng quan tâm và mong đợi là lao động sẽ được sự giúp đỡ nhiều hơn từ Chính quyền địa phương. Theo UBND xã Phương Thịnh thì những sự giúp đỡ phù

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hợp và thiết thực cho lao động sẽ tiếp tục phát huy, đồng thời xã cũng tổ chức lại việc dạy nghề phù hợp hơn đối với trình độ của lao động và mức thu nhập từ các nghề được học

được mong đợi cũng sẽ cao hơn. Lao động trên cụm còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ về

dịch vụ y tếđể cải thiện sức khoẻ như tổ chức đoàn khám chữa bệnh miễn phí của Công ty thuốc Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Domesco Đồng Tháp. Lực lượng lao động cũng sẽ được tiếp cận về giáo dục tốt hơn, để nâng cao kỹ năng, tay nghề trong công việc. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động có được học vấn cải thiện hơn, do có trường học được xây dựng ngay trên cụm.

Tuy nhiên, trên thực tế lượng lượng lao động trên cụm có trình độ học vấn rất thấp (hình 27 và 28) và tác phong làm việc kém, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến quá trình kiếm việc để ổn định cuộc sống trên cụm. Số lượng lao động trên cụm chưa qua đào tạo còn cao, dù đó chỉ là những nghề giản đơn, riêng đối với những lao động canh tác nông nghiệp thì lại thiếu kỹ năng về phòng trừ dịch bệnh trên lúa. Một khó khăn lớn khác là số

lao động nắm trong tay tư liệu sản xuất nhưđất và vốn lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Lực lượng lao động trên cụm phải cạnh tranh nhau về việc làm và với những lao động nghèo như trên CDC thường thì phần thiệt thòi thường về họ do không có nhiều mối quan hệ quen biết. Mặt khác, khi tham gia lao động thường người lao động thiếu được trang bị

các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, tình trạng tai nạn lao động xảy ra là do họ tự chịu. Do tính chất lao động thuê mướn là không có hợp đồng lao động nên các quyền lợi như

về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là gần như không có đối với lao động trên cụm. Trong tương lai, cơ hội tham gia trực tiếp vào thị trường lao động của lao động trên cụm giảm đi do thiếu việc làm (cầu việc làm giảm), điều này đã dẫn đến thời gian lao động giảm và cuộc sống của người dân trở nên vất vã hơn. Một thách thức quan trọng khác là sức khỏe giảm do phần lớn lao động làm thuê nông nghiệp thường tham gia những công việc nặng nhọc và môi trường sống trên cụm ngày càng trở nên ô nhiễm hơn. Nguy cơ

phải đối mặt với các loại dịch bệnh là khó tránh khỏi, nhất là bệnh tiêu chảy và sốt xuất huyết, do tình trạng nước thải ô nhiễm và nguồn nước sông cho sinh hoạt có dấu hiệu ngàu càng ô nhiễm hơn.

Trong khi lực lượng lao động có phần bất lợi nhiều, thì việc làm của người dân cũng gặp nhiều khó khăn hơn thuận lợi. Cụ thể như:

Thuận lợi về việc làm thay đổi tuỳ thuộc vào vốn vật lý, vốn xã hội và thời vụ trong năm. Thuận lợi quan trọng đầu tiên đối với CSHT là có chợ, đây là nơi giải quyết số lượng việc làm đáng kể cho người dân (phụ lục 2 và 3), giúp cho hộ dân chuyển đổi nghề

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu bán nhỏ và dịch vụ tăng. Chính quyền địa phương hỗ trợ việc làm bằng cách đứng ra giới thiệu việc làm cho lao động tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã. Vào mùa vụ, cầu lao

động làm về thuê nông nghiệp tăng, người dân có thể làm việc trong suốt tháng. Bên cạnh

đó, giá thuê mướn vào những ngày vụ thu hoạch lúa thường cao nhất trong năm.

Cơ hội việc làm của lao động trên cụm trong tương lai là rất đáng kể. Đối với lao động làm thuê thì mối quan hệ quen biết với chủ thuê mướn sẽ dần tăng lên, điều này làm cho cơ hội việc làm của người dân tăng lên đáng kể. Trên địa bàn các xã, cơ sở sản xuất được hình thành như Cơ sở xay xát xã Tân Nghĩa và Cơ sở sơ chế hạt sen mở rộng thêm. Bên cạnh đó, Chính sách chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của Chính quyền địa phương cũng sẽ tạo cho người dân có thêm cơ hội việc làm. Giới thiệu việc làm ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động là hướng đi mới của xã và cũng mở ra cơ hội mới cho lao động nghèo trên cụm.

Trên thực tế, tình trạng việc làm đang trở thành một vấn đề rất khó mà người lao động

đang phải đối mặt. Đối với những lao động làm thuê nông nghiệp và lao động tham gia vào canh tác lúa thì phải đi làm xa. Giá thuê mướn lao động nông nghiệp là không cao, nhất là vào mùa lũ. Số hộ làm thuê luôn bấp bênh về việc làm hiện tại (không ổn định). Vào mùa lũ tình trạng thiếu việc làm thường xuyên xảy ra, cơ hội đánh bắt thuỷ sản của lao động cũng bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, đối với những hộ có thời gian lao động phụ

thuộc vào việc chăn nuôi và trồng trọt trên cụm cũng bị mất đi do Chính quyền ngăn cấm. Thách thức về việc làm trong tương lai của người dân là rất đáng kể, số lao động làm thuê nông nghiệp mất việc làm do quá trình cơ giới hóa ở các xã đang diễn ra nhanh chóng,

đặt biệt là từ khi có Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ ban hành. Ngoài ra, một số

lao động cảm thấy rằng việc làm được đào tạo là không phù hợp cho lao động trên cụm nhất là lao động nam và việc làm có được từ đào tạo nghề thường có thu nhập tương đối thấp. Đối với lao động tham gia buôn bán nhỏ và dịch vụ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)