Tình hình dân cư và đời sống người dân trên CDC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 60)

* Tình hình vay vn sn xut ca nông h

Hộ nghèo lên cụm thường có nhu cầu vay vốn cao nhưng thực tế tỷ lệ hộ vay vốn là rất thấp và mức vay chưa đáp ứng nhu cầu vay của người dân trên cụm (hình 4.5 và 4.6).

Qua hình 4.5 và 4.6 cho thấy, số hộ tiếp cận nguồn vốn sản xuất ở CDCTT và CDCNT

đều thấp. Số hộ vay vốn phục vụ sản xuất của nhóm hộ CDCTT là 14% trong khi đó nhóm hộ CDCNT thấp hơn chỉ đạt 6%, đây là kết quả trái ngược với tỷ lệ hộ vay vốn để

xây dựng nhà khi người dân bắt đầu vào cư trú (bảng 4.7). Khi vào cư trú, thì nhu cầu vốn ở các CDCTT cao hơn CDCNT do số hộ tham gia vào hoạt động buôn bán nhỏ nhiều hơn (hình 4.9 và 4.10), họ cần bổ sung thêm nguồn vốn lưu động cho việc buôn bán nhỏ

hàng ngày như: bán cá, bán rau, bán nước, bán bánh,… Trong đó, có 12% hộ vay vốn từ

việc thế chấp Quyền sử dụng đất. Điều này rất có ý nghĩa khi mà đất đai không chỉ giúp người dân có được việc làm thường xuyên mà còn giúp các hộ có điều kiện hơn để vay vốn cho sản xuất. Kết quả này cũng cho thấy, vai trò quan trọng của các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong việc tạo ra việc làm cho nông hộ, nhất là đối với những hộ

không đất. Riêng đối với các hộ có đất, họ vay vốn để đầu tư vào sản xuất như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật,… nguồn vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hộ có đất, Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các hộ

nghèo và thông qua Hội phụ nữ của xã bằng các Chương trình như góp vốn và sản xuất nhỏ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.7 Trung bình vốn vay của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.8 Trung bình vốn vay của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Mức vốn vay CDCTT 7,20 11,00 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC T riệu đồng/hộ Mức vốn vay CDCNT 9,00 2,00 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00

Cây Dông Kinh 15 CDC

T riệu

đồng/hộ

Kết quả tham vấn về vốn vay của nông hộ cho thấy, nhóm hộ CDCTT ngoài nhu cầu vay vốn cao hơn nhóm hộ CDCNT (hình 4.5 và 4.6) thì trung bình số tiền vay 9,10 triệu đồng cũng cao hơn CDCNT chỉ 5,50 triệu đồng. CDCTT Tân Nghĩa có mức vay vốn cao nhất với mức trung bình 11 triệu đồng, đây là CDCTT xã có dịch vụ thương mại phát triển nhất so với ba CDC còn lại. Ngoài ra, trình độ học vấn của người dân tương đối cao hơn các CDC còn lại, điều này đã giúp ích cho người dân tìm kiếm được loại hình buôn bán thích hợp, thể hiện qua mức độ hài lòng về công việc luôn cao hơn các công việc khác. Mặc dù được sự giúp đỡ từ phía Chính quyền địa phương nhưng nhóm hộ CDCNT vẫn không nặm mà với việc vay vốn. Nguyên nhân được người dân cho rằng vay vốn rồi họ

không biết xoay trở đồng vốn như thế nào và người dân cũng rất hiểu đồng vốn Ngân hàng trên cơ sở hoàn vốn và lãi, điều này cũng cho thấy hộ nghèo rất cần được hướng dẫn cách làm ăn để thoát nghèo. Lãi suất vay trung bình trong khoảng 0,55 – 1,5%/tháng. Đối với hộ vay vốn ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các đoàn thểđịa phương như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,...thì mức lãi suất tương đối thấp (không quá 0,55%/tháng). Với các hộ có đất nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mức lãi suất vay theo lãi suất thị trường.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.9 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.10 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Cơ cấu thu nhập CDCNT 4% 72% 22% 2% Buôn bán Làm thuê Làm ruộng Khác Cơ cấu thu nhập CDCTT 16% 70% 14% 0%

Buôn bán Làm thuê Làm ruộng Khác

* Cơ cu thu nhp nông h

Thu nhập của nông hộ chủ yếu gồm những nghề như: buôn bán, làm ruộng, làm thuê và Cơ cấu thu nhập đã có sự chuyển dịch và thu nhập giữa hai mô hình CDC cũng khác nhau đáng kể (hình 4.9 và 4.10).

Kết quảđiều tra cho thấy, số hộ có thu nhập từ làm thuê luôn chiếm tỷ lệ rất đáng kể 70%

ở CDCTT và 72% ở CDCNT, đây là thực trạng rất đáng lo ngại khi mà cầu về làm thuê nông nghiệp đang giảm dần và thu nhập từ làm thuê là chưa thật ổn định. Do có lợi thế về

CSHT chợ và các hoạt động thương mại đã hình thành từ trước nên số hộ có thu nhập từ

buôn bán của CDCTT cao hơn nhiều so với CDCNT (cao nhất là CDCTT Tân Nghĩa với 20% tổng số hộ tham gia buôn bán nhỏ). Nhưng ngược lại, tỷ lệ hộ làm ruộng CDCNT luôn cao hơn CDCTT do số hộ có đất nhiều hơn (hình 4.1 và 4.2). Ngoài ra, nhóm hộ

CDCNT còn có thêm thu nhập từ nghề khác chiếm 2%, nguồn thu nhập khác gồm lao

động tham gia lao động ngoài tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập của nông hộ sẽ luôn thay

đổi trong năm và thu nhập của nông hộ phụ thuộc nhiều vào loại hình việc làm mà lao

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.11 Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.12 Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ CDCTT

48% 52%

Hộ có thu nhập phụ Hộ không thu nhập phụ

Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ CDCNT

34%

66%

Hộ có thu nhập phụ Hộ không thu nhập phụ

* Thu nhp ph

Hình 4.11 và 4.12 mô tả tỷ lệ hộ dân không và có nguồn thu nhập phụ, tỷ lệ này ít có sự

chênh lệch giữa hai loại hình CDC.

Qua hình 4.11 và 4.12 cho thấy, có sự khác nhau về nguồn thu nhập phụ của hai nhóm hộ

trên CDC. Nhóm hộ CDCNT có thu nhập từ nghề phụ chiếm tỷ lệ thấp 34% (hình 4.11) so với hộ ở CDCTT là 48% (hình 4.12). Điều này cho thấy, nhóm hộ CDCTT có cơ hội làm việc nhiều hơn. Ngoài những hộ buôn bán có cơ hội làm thêm việc, tính chất công việc của các nhóm hộ CDCTT cũng ổn định hơn. Những nghề phụ ở CDCTT bao gồm như làm thuê, may, thiêu, đan lục bình, thắt võng và khâu bóng. Số tiền thu nhập từ nghề

phụ thay đổi tùy vào ngành nghề mà người dân tham gia (phục lục 1). Theo người dân số

tiền thu nhập phụ thường không cao chỉ từ 20.000 đến 35.000 đồng/ngày.

Tùy vào từng thời điểm trong năm mà cơ cấu về việc làm có sự thay đổi. Vào vụ lúa, việc làm chủ yếu là làm thuê nông nghiệp như: cắt lúa, gom lúa, vác lúa, phơi lúa, suốt lúa, làm cỏ, đào đất. Khoảng cách đến nơi làm việc ngày càng trở nên xa hơn do việc làm gần cụm bị giới hạn. Khi vào mùa lũ, có sự chuyển biến rất rõ về việc làm, số hộ làm thuê giảm trong khi đó số hộ tham gia đánh bắt thủy sản và khai thác mùa nước nổi như câu lưới, lợp, lờ có khuynh hướng tăng và số hộ tham gia vào buôn bán cũng tăng lên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.13 Chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.14 Chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Chi phí sinh hoạt CDCTT 1,80 1,70 1,65 1,70 1,75 1,80 1,85 Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC T riệu đồng/t háng Chi phí sinh hoạt CDCNT 1,82 1,76 1,65 1,70 1,75 1,80 1,85

Cây Dông Kinh 15

CDC T riệu

đồng/tháng

* Chi phí sinh hot ca nông h

Hình 4.13 và 4.14 cho thấy kiểu sống đô thị trên CDC đã làm gia tăng chi phí sinh hoạt của hộ nghèo trên cụm, đây là nỗi lo lớn của người dân sau khi lên cụm cư trú.

Qua hình 4.13 và 4.14 cho thấy, chi phí sinh hoạt của người dân đã có sự khác biệt giữa các cụm. Nhóm hộ CDCTT có mức chi phí sinh hoạt trung bình là 1,75 triệu

đồng/hộ/tháng thấp hơn so với CDCNT là 1,79 triệu đồng/hộ/tháng. Điều này được xem là bất thường trong mô hình điều tra, vì CDCTT tốn nhiều tiền hơn cho sinh hoạt, cụ thể

như: số hộ tham gia sử dụng nước máy nhiều hơn, số hộ sử dụng điện thoại và xe gắn máy nhiều hơn,… nhưng lại tốn chi phí sinh hoạt ít hơn. Lý do được giải thích là bình quân số nhân khẩu trong gia đình CDCNT cao hơn và chi phí cho các loại hàng hóa luôn cao hơn CDCTT (do CDCNT nằm cách quá xa chợ và trung tâm thương mại nên chi phí vận chuyển hàng hoá tăng, dẫn đến giá cả tăng). Ngoài ra, hộ CDCNT tuy có diện tích

đất quanh nhà nhiều hơn (bảng 4.4), nhưng rất ít hộ tận dụng đất để trồng trọt và kể cả

chăn nuôi để hạn chế tiền chi tiêu trong gia đình. Một khía cạnh đáng chú ý nữa là dù có tâm lý trông trờ và ỷ lại vào sự giúp đỡ từ Nhà nước nhưng không thể phủ nhận là các hộ

CDCTT hạn chế chi tiêu, tích lũy tiền để tạo cơ hộ vươn lên thoát nghèo. CDCNT Cây Dông có mức chi tiêu cao nhất 1,82 triệu đồng/hộ/tháng và thấp nhất là CDC Phương Thịnh là 1,70 triệu đồng/hộ/tháng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.15 Mức tăng chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.16 Mức tăng chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Mức chi phí sinh hoạt tăng CDCTT 158.800 137.800 100.000 110.000 120.000 130.000 140.000 150.000 160.000 170.000 Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC Đồng/tháng Mức chi phí sinh hoạt tăng CDCNT 118.400 141.400 100.000 110.000 120.000 130.000 140.000 150.000

Cây Dông Kinh 15 CDC

Đồng/tháng

Kết quảđiều tra cho thấy, tất cả các hộ dân đã có mức chi tiêu sinh hoạt tăng lên không mong đợi sau khi vào cụm. Nhóm hộ CDCTT có bình quân mức chi tiêu tăng hơn so với CDCNT. Nhóm hộ CDCTT phải chi vào các khoảng chi như điện, nước, học hành, y tế,… Mức chi tiêu cho sinh hoạt nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa là tăng cao nhất 158.800

đồng/hộ/tháng và mức chi tiêu bình quân của CDCNT Cây Dông là thấp nhất 118.400

đồng/hộ/tháng. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng thu chi trong nông hộ, ảnh hưởng lớn đến quyết định cư trú lâu dài của các hộ dân. Các khoản chi mà người dân tốn nhiều nhất lần lượt là tiền chợ, tiền nước sinh hoạt, tiền đi lại, tiền điện và tiền giáo dục. Vào mùa lũ, tỷ lệ thất nghiệp cao thì chi phí sinh hoạt của người dân lại tăng lên cao nhất. Các chi phí tăng bao gồm mua rau cải cho bữa ăn, mua chất đốt cho việc nấu nướng và nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn dẫn đến người dân thường bị bệnh tiêu chảy và tốn tiền để chữa trị. (Kết quả PRA 2009)

4.2.2. Xã hội

* Giáo dc

Bảng 4.14 mô tả quan điểm về tiếp cận giáo dục của người dân, cụ thể như: dễ dàng, bình thường và khó tiếp cận.

Bảng 4.14 Quan điểm người dân về tiếp cận giáo dục

Đơn vị: % Stt Tên CDC Dễ Bình thường Khó 1 CDCTT Tân Nghĩa 96 4 0 2 CDCTT Phương Thịnh 92 8 0 3 CDCNT Cây Dông 88 4 8 4 CDCNT Kinh 15 92 4 4 Trung bình 92 5 3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tiếp cận giáo dục là vấn đề rất có ý nghĩa với người dân nghèo, tiếp cận giáo dục dễ dàng sẽ giúp cho hộ nghèo cải thiện đáng kể sinh kế. So với khi mới vào định cư, thì giáo dục

ở cụm đối với tất cả các hộ dân có phần dễ hơn trước. Trong tổng số 100 hộđiều tra, thì có đến 92% ý kiến cho rằng họ tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn. Nguyên nhân chủ yếu là việc đi lại học hành của học sinh được thuận lợi hơn rất nhiều, trên bốn cụm điều tra đều

đã có trường học (bảng 4.10). Ngoài ra, các hộ dân trên cụm còn được hỗ trợ từ Chính quyền địa phương về tập, sách và quần áo. Nhìn chung, người dân rất đồng tình về khả

năng tiếp giáo dục trên cụm. Đối với CDCTT thì người dân tiếp cận giáo dục được dễ

hơn so với CDCNT (47 % so với 45 %). Những hộ CDCTT còn được học nghề, được phổ biến các kiến thức mới như trồng trọt, chăn nuôi, dịch bệnh,… Tuy vậy, sau khi lên cụm, vẫn có 3% hộ CDCNT cho rằng họ rất khó tiếp cận được với giáo dục do trường cấp 2 xa cụm và thiếu phương tiện đi học.

* Y tế

So với tiếp cận giáo dục, người dân tiếp cận y tế khó hơn nhất là đối với các CDCNT chưa có trạm y tế trên cụm và việc đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn (bảng 4.15).

Bảng 4.15 Quan điểm người dân về tiếp cận y tế

Đơn vị: % Stt Tên CDC Dễ Bình thường Khó 1 CDCTT Tân Nghĩa 80 20 0 2 CDCTT Phương Thịnh 88 8 4 3 CDCNT Cây Dông 12 60 28 4 CDCNT Kinh 15 8 60 32 Tổng 45 37 16

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Trong tổng số hộ điều tra thì chỉ 45% ý kiến cho rằng tiếp cận y tế dễ dàng, 37% cho là bình thường và 16% than phiền rằng rất khó tiếp cận các dịch vụ y tế. Đối với các CDCTT thì khả năng tiếp cận về y tế là rất dễ dàng, do đã có các trạm y tế xã trên cụm. Ngoài ra, người dân được hưởng bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo, việc khám chữa bệnh cũng trở nên thuận lợi hơn so với trước. Nhóm hộ CDCTT cho rằng y tế dễ tiếp cận chiếm từ 80% đến 88%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm hộ CDCNT đạt thấp chỉ 8% đến 12 %. Lý do mà người dân cho rằng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, vì trên cụm hiện nay không có trạm y tế (bảng 4.10) và đường đến các trạm y tế xã là khá xa, khi có bệnh đột xuất xảy ra thì việc vận chuyển bệnh nhân đến được trạm y tế xã tốn rất nhiều thời gian. Vẫn có một bộ phận lớn người dân không quan tâm đến các tiếp cận y tế khi cho rằng đều

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.17 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.18 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ hộ tham gia vui chơi giải trí CDCTT

32%

68%

Hộ không tham gia Hộ tham gia

Tỷ lệ hộ tham gia vui chơi giải trí CDCNT

78% 22%

Hộ không tham gia Hộ tham gia

cho rằng khi bệnh thì họ thường lựa chọn các dịch vụ y tế bên ngoài để khám và chữa bệnh. Dù họ biết rằng sẽ tốn kém hơn nhiều so với dịch vụ y tế công. Điều này đã làm tăng các khoảng chi khám chữa bệnh cho người nghèo.

* Vui chơi, gii trí trên cm

Hình 4.17 và 4.18 mô tả tỷ lệ hộ tham gia hoạt động vui chơi trên cụm, số hộ tham gia nhiều chính là tín hiệu tích cực góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên cụm.

Kết quảđiều tra cho thấy, giữa CDCTT và CDCNT có sự khác nhau rất rõ về số hộ tham gia vào các hoạt động vui chơi trên cụm. CDCTT với 68% số hộ tham gia và CDCNT chỉ

là 22%. Nguyên nhân là do CDCTT có sân vận động và nhà văn hóa tương đối hoàn chỉnh, riêng CDCNT thì không (bảng 4.10). Nguyên nhân nữa là do Chính quyền địa phương xã khuyến khích người dân tham gia. Các hình thức vui chơi vận động như: bóng

đá, bóng chuyền và hình thức sinh hoạt văn nghệ. Kết quả này cho thấy, việc tái tạo sức

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)