Hộ nghèo trên cụm thường không đất hoặc có rất ít đất, số hộ có tài sản khác như: xe gắn máy, điện thoại và tivi chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tuy vậy, tình hình hộ dân vay vốn sản xuất là rất ít và mức vay cũng rất thấp. Tài sản quan trọng và giá trị nhất đối với hộ nghèo trên cụm là nền nhà và nhà ở.
Bảng 4.3 mô tả tỷ lệ hộ không đất và có đất sản xuất, diện tích đất và loại đất canh tác của nông hộ.
* Đất đai
Bảng 4.3 Số hộ có đất và diện tích đất của nông hộ trong mô hình điều tra Stt Tên CDC Ruộng đất (hộ) Diện tích trung
bình (ha) Loại đất
Hộ có đất Hộ không đất
1 CDCTT Tân Nghĩa 2 23 0,2 Lúa
2 CDCTT Phương Thịnh 3 22 0,25 Lúa, Thổ cư
3 CDCNT Cây Dông 6 19 0,3 Lúa
4 CDCNT Kinh 15 4 21 0,25 Lúa
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Qua bảng 4.3 cho thấy, số hộ nghèo vào cư trú trên CDC hầu hết là không đất chiếm đến 85%, số hộ có đất chiếm tỷ lệ thấp 15%. Tuy vậy, số hộ có đất thường diện tích đất không nhiều trung bình chỉ từ 0,2 đến 0,3 ha và loại đất chủ yếu là đất trồng lúa. Bốn CDC điều tra đều có hộ có đất nhưng nhiều nhất là CDCNT Cây Dông với 6 hộ có đất (chiếm 25% tổng số hộđiều tra của cụm). Đất có nguồn gốc chủ yếu là do thừa kế từ gia
đình và không có hộ nào tích lũy tiền để mua thêm đất. Nếu xét về tỷ lệ phần trăm theo diện tích sở hữu đất trên bốn cụm cho thấy, vẫn có một 15% hộ tham gia canh tác đất nông nghiệp, nhất là đối với các CDCNT. Khi đã vào CDC cư trú, các hộ có khuynh hướng bán đất để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp hơn với hoàn cảnh sống. Bên cạnh đó, cự ly trung bình từ CDC đến đất canh tác là khá xa (từ 1,2 đến 2,3 km) cũng là nguyên nhân làm cho người dân bán đất. Vì vậy, diện tích đất giảm hơn so với trước. Thu nhập nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tình hình quỹ đất nhưng quỹ đất của nhóm hộ có đất trên cụm là rất thấp, đây là một trong những lý do làm cho người dân trên cụm thường phải rơi vào viễn cảnh nghèo khó dù đã thoát khỏi cảnh chạy lũ truyền niên.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.1 Tỷ lệ hộ có đất và không đất của nhóm hộ CDCTT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Hình 4.2 Tỷ lệ hộ có đất và không đất của nhóm hộ CDCNT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Tỷ lệ hộ có đất và không đất 10% 90% Hộ có đất Hộ không đất Tỷ lệ hộ có đất và không đất 14% 86% Hộ có đất Hộ không đất
Kết quảđiều tra cho thấy, giữa hai loại hình CDCTT và CDCNT đã có sự khác nhau về
tỷ lệ hộ sử dụng đất. Nhóm hộ CDCTT có tỷ lệ hộ sử dụng đất thấp chiếm 10%, nhưng
đối với nhóm hộ CDCNT tỷ lệ hộ sử dụng đất luôn cao hơn chiếm 14%, nguyên nhân do nhóm hộ CDCTT bán đất để chuyển sang ngành nghề mới phù hợp hơn với điều kiện sống như: buôn bán nhỏ, làm thuê, bán vé số,... Ngoài ra, nguyên nhân khác hơn và quan trọng hơn làm cho người nghèo CDCTT từ bỏ các hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn đã gắn bó họ rất lâu là do vị trí đất canh tác quá xa nơi cư trú mới. Đất đai là tài sản quan trọng và được xem như phương tiện sản xuất chủ yếu của người dân nông thôn. Người dân có đất canh tác đồng nghĩa với có thêm cơ hội việc làm và tạo thu nhập nhằm thoát nghèo. Đây là lợi thế tương đối của nhóm hộ CDCNT so với CDCTT trong vấn đề tìm việc làm ổn định, dù rằng CDCNT gặp bất lợi hơn nhiều về khả năng tiếp cận các hoạt
động thương mại và dịch vụ.
* Nhà ở
Thông tin về nhà ở của nông hộ như: diện tích nền, diện tích nhà và không gian cư trú sẽ được mô tả trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 Thông tin về nhà ở của nông hộ
Đơn vị: m2
Stt Tên CDC Diện tích nền Diện tích nhà Không gian cư trú
1 CDCTT Tân Nghĩa 78,00 70,38 16,92
2 CDCTT Phương Thịnh 82,00 73,20 18,30
3 CDCNT Cây Dông 84,00 74,88 14,74
4 CDCNT Kinh 15 86,00 75,20 16,21
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua bảng 4.4 cho thấy, diện tích nền nhà trung bình của mỗi CDC là tương đối bằng nhau, do tính chung nhất về diện tích nền quy hoạch của các CDC vượt lũ. Diện tích nền trung bình của bốn CDC điều tra từ 78 đến 86 m2, CDCTT Tân Nghĩa có diện tích nền nhỏ nhất 78 m2 và CDCNT Kinh 15 có diện tích nền lớn nhất 86 m2. Kết quả này dẫn đến diện tích nhà ở CDCNT luôn cao hơn CDCTT, CDCTT Tân Nghĩa có diện tích nhà ở nhỏ
nhất 70,38 m2 và CDCNT Kinh 15 có diện tích nhà lớn nhất 75,20 m2. Tuy vậy, loại hình CDCTT có số lượng nền quy hoạch nhiều hơn (bảng 4.9), bố trí được nhiều hộ cư trú hơn. CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh có diện tích nhà ở trung bình nhỏ hơn do đây là CDCTT xã có kết hợp các cơ sở hành chính xã trên CDC như: UBND xã, Chợ, Trạm y tế, Trường học, Nhà văn hóa,…
Kết quả bảng 4.4 cũng cho thấy, tuy diện tích nền nhà ở bốn CDC là ít thay đổi, nhưng không gian cư trú của người dân lại có sự khác biệt rõ và tùy thuộc rất lớn vào số nhân khẩu trong gia đình. Không gian cư trú của người dân CDCNT Cây Dông được xem là chật nhất với 14,74 m2, đây là CDC có số người đông nhất trong bốn CDC được điều tra (bảng 4.9). Và ngược lại, tuy là CDCTT xã nhưng CDCTT Phương Thịnh lại có không gian cư trú là thoáng nhất với mỗi người chiếm 18,30 m2. Sự tương quan giữa diện tích nền và số nhân khẩu đã tạo ra sự khác biệt lớn về không gian cư trú của các CDC. Không gian cư trú được xác định bằng tỷ lệ bình quân diện tích nền so với trung bình số nhân khẩu trong gia đình. Điều này đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhất là tập quán chăn nuôi, trồng trọt của người dân và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo sau khi lên cụm.
Bảng 4.5 cho thấy quan điểm về nhà ở của nông hộ trong mô hình điều tra được thể hiện qua ba mức nhận định khác nhau như: chật chọi, vừa phải và thoải mái.
Bảng 4.5 Quan điểm của nông hộ vềđiều kiện nhà ở trên CDC
Đơn vị: %
Stt Tên CDC Chật Vừa Thoải mái
1 CDCTT Tân Nghĩa 72 28 0
2 CDCTT Phương Thịnh 60 32 8
3 CDCNT Cây Dông 36 60 4
4 CDCNT Kinh 15 32 52 16
Trug bình 50 43 7
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, khi đánh giá điều kiện nhà ở về mặt không gian như: chật, vừa và thoải mái. Thì tổng số quan điểm của các hộ điều tra cho rằng, nhà ở CDC là chật chiếm tỷ lệ cao 50% ý kiến. Trong đó, CDCTT Tân Nghĩa có số người cho rằng nền quá
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chật chiếm đến 72% ý kiến. Dù bình quân số nhân khẩu ít hơn CDCNT Cây Dông nhưng người dân vẫn giữ quan điểm nền nhà và nhà ở quá chật, điều này cho thấy đã có sựảnh hưởng lớn đến diện tích nền trên cụm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều cho rằng nhà ở
trên CDC tốt hơn nơi ở cũ rất nhiều nhưng không gian sống là chật hơn, điều này cho thấy người dân đã cũng dần làm quen với cuộc sống đô thị trên cụm. Thuận lợi nổi bật về
nhà ở được người dân nhắc đến nhiều nhất là nhà ở không ngập vào mùa lũ. Vấn đề này có được xem là cơ hội để người dân an tâm cho chuyện sinh kế và nhất là việc làm? Kết quả này đặt ra cho các nhà quản lý địa phương, vào giai đoạn 2 khi xây dựng mới CDC cũng nên cân nhắc về việc bố trí quy hoạch nền CDC hợp lý hơn.
* Phương tiện truyền thông và phương tiện đi lại
Phương tiện truyền thông và phương tiện đi lại đáng chú ý nhất của nông hộ là tivi, điện thoại và xe gắn máy (bảng 4.6).
Bảng 4.6 Tỷ lệ hộ có tivi, điện thoại và xe gắn máy trên CDC
Đơn vị: %
Stt Tên CDC Tivi Điện thoại Xe gắn máy
1 CDCTT Tân Nghĩa 8 20 32
2 CDCTT Phương Thịnh 12 16 28
3 CDCNT Cây Dông 16 12 16
4 CDCNT Kinh 15 20 12 12
Trung bình 14 15 22
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Bốn CDC điều tra, tỷ lệ hộ có xe gắn máy, điện thoại và tivi đều thấp, đây là tính hiệu không tích cực đối với những lao động nghèo trên cụm trong việc cải thiện vốn con người. Trong đó, tỷ lệ hộ có xe gắn máy là 22%, mặc dù có hệ thống giao thông được đầu tư tốt nhưng tỷ lệ hộ sử dụng phương tiện đi lại là xe gắn máy vẫn đạt thấp. CDCTT có tỷ
lệ hộ sử dụng xe gắn máy nhiều hơn 30% và tỷ lệ hộ CDCTT Tân Nghĩa sử dụng xe gắn máy là cao nhất 32%. Loại xe được sử dụng chỉ yếu là xe Trung Quốc thường có giá trị
không cao. Điện thoại của hộ dân sử dụng thấp, chỉ có 15% có điện thoại, trong đó CDCTT Tân Nghĩa có tỷ lệ người sử dụng điện thoại nhiều nhất 20% và loại điện thoại người dân sử dụng đều là điện thoại di động. Tivi được xem là phương tiện nghe nhìn giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, để nâng cao nguồn vốn con người. Nhưng số
hộ có tivi đạt thấp chỉ chiếm 14% và người dân thường sử dụng vào mục đích giải trí là chính. Điều đáng quan tâm là hai CDCNT có số hộ có tivi cao hơn CDCTT, nguyên nhân theo người dân cho rằng, CDCTT có hệ thống loa truyền thanh của xã mà CDCNT không
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tóm lại, CDCTT có xuất phát về các phương tiện đi lại là xe gắn máy và truyền thông là
điện thoạt tốt hơn CDCNT nhưng nhóm hộ CDCNT có tivi nhiều hơn.
* Tình hình tín dụng về nhà ở của nông hộ
Thông tin tín dụng về nhà ở của nông hộ bao gồm: tiền xây nhà (khung nhà và xây nhà) và nguồn tiền dùng để xây nhà như: tiền nhà, tiền mượn và tiền vay (bảng 4.7).
Bảng 4.7 Số tiền và nguồn tiền dùng để xây nhà ở của nông hộ
Stt Tên CDC Tiền xây nhà (triệu đồng/nhà) Nguồn tiền xây nhà (hộ) Tiền Khung nhà Tiền Xây nhà Tổng Tiền Nhà Mượn Thêm Vay Thêm 1 CDCTT Tân Nghĩa 7,50 10,36 17,86 25 3 1 2 CDCTT Phương Thịnh 7,50 9,90 17,40 25 4 1 3 CDCNT Cây Dông 7,50 7,80 15,30 25 6 2 4 CDCNT Kinh 15 7,50 6,76 14,26 25 6 3
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Qua bảng 4.7 cho thấy, số tiền xây dựng nhà của người dân có sự chênh lệnh giữa các CDC. Khi vào CDC, hộ nghèo mua khung nhà với giá không đổi ở mỗi CDC 7,5 triệu
đồng/hộ. Tuy nhiên, lại có sự khác nhau về số tiền xây dựng nhà của hộ dân trên mỗi cụm. CDCTT Tân Nghĩa có số tiền xây nhà nhiều nhất 10,36 triệu đồng/nhà và thấp nhất là CDCNT Kinh 15 chỉ là 6,76 triệu đồng/nhà, điều này đồng nghĩa với nhà ở CDCTT là khang trang và vững chắc hơn CDCNT. Số tiền xây dựng nhà tùy thuộc vào tình hình tài chính của nông hộ, qua đó cho thấy rằng người dân CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh tuy có nguồn lực tài chính tuy không nhiều, nhưng vẫn cao hơn hai CDC còn lại.
Hầu hết nguồn tiền xây dựng nhà là do nông hộ tự có nhưng vẫn có một số hộ mượn và vay thêm để xây dựng căn nhà được vững chắc hơn, cụ thể như số hộ mượn thêm tiền là 19 hộ và số hộ vay thêm là 8 hộ. Kết quả cho thấy, hộ nghèo ở các CDC điều tra vẫn có khả năng tự xây dựng được nhà ở. CDCNT Cây Dông và Kinh 15 có số hộ mượn tiền là 12/50 hộ và số hộ vay tiền thêm là 5/50 hộ. Điều này cho thấy, mặc dù có tình hình tài chính thấp hơn như đã phân tích ở trên, nhưng mối quan hệ quen biết có thể sẽ cao hơn khi mà nông hộ CDCNT có nhiều hộ mượn và vay được nhiều tiền hơn. Số hộ mượn tiền và vay thêm tiền CDCTT là thấp hơn (7/50 hộ mượn tiền và 5/50 vay tiền).
Bảng 4.8 mô tả quan điểm của nông hộ về giá nền nhà trên các CDC, cụ thể như: giá nền cao, giá nền phù hợp và giá nền thấp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.8 Quan điểm của nông hộ về giá nền nhà trên CDC
Đơn vị: %
Stt Tên CDC Giá nền cao Giá nền phù hợp Giá nền thấp
1 CDCTT Tân Nghĩa 16 76 8
2 CDCTT Phương Thịnh 8 80 12
3 CDCNT Cây Dông 4 88 12
4 CDCNT Kinh 15 0 96 4
Trung bình 7 85 9
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Giá nền dành cho mỗi hộ nghèo là như nhau trên tất cả các CDC của tỉnh 10 triệu
đồng/nền và được trả dần trong 10 năm. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sẽđược cấp sau 10 năm. Quan điểm về giá nền nhà trên CDC không có sự khác biệt lớn và hầu hết (85% ý kiến) đều cho rằng giá nền nhà là tương đối phù hợp với người dân nghèo. Riêng ở CDCTT thì người dân cho rằng giá nền là cao chiếm đến 12% ý kiến. Kết quả cho thấy, có sự mâu thuẫn giữa nhóm hộ CDCNT và CDCTT. Khi mà nhóm hộ
CDCTT có điều kiện hơn về tài chính để xây dựng nhà (bảng 4.7) so với nhóm hộ
CDCNT và các CDCTT được đầu tư CSHT tốt hơn (bảng 4.10) nhưng vẫn có một bộ
phận người dân CDCTT luôn giữ quan điểm giá nền nhà cao, đặc biệt là nhóm hộ
CDCTT Tân Nghĩa (16% ý kiến), kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn một bộ phận người dân CDCTT đã có sựỷ lại và trông trờ sự giúp đỡ nhiều hơn của Nhà nước.