Hình 4.19 và 4.20 cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt và chăn thả gia súc trên cụm. Môi trường sống ô nhiễm hơn là điều mà người dân rất lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân và nhất là đối với người già và trẻ em.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.21 Tỷ lệ quan điểm hộ dân về tình trạng ô nhiễm nhóm hộ CDCTT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Hình 4.22 Tỷ lệ quan điểm hộ dân về tình trạng ô nhiễm nhóm hộ CDCNT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Quan điểm về ô nhiễm môi trường CDCNT
76 92 24 8 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Cây Dông Kinh 15 CDC
Phần trăm
ô nhiễm không ô nhiễm
Quan điểm về ô nhiễm môi trường CDCTT
96 92 4 8 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC Phần trăm
ô nhiễm không ô nhiễm
Thực trạng môi trường trên cụm đang là nổi lo lớn của người dân, bởi hầu hết các CDC hiện nay đang xảy ra tình trạng ô nhiễm. Ngoài ô nhiễm về rác thải sinh hoạt nghiêm trọng ở các CDCTT, nhất là đối với các chợ xã, thì các CDCNT vẫn có tình trạng ô nhiễm do chăn thả gia súc trên cụm. Điển hình là CDCNT Kinh 15, tình trạng chăn thả bò ngay trên cụm vẫn diễn ra. Riêng CDCTT Phương Thịnh vẫn chưa có đội thu gom rác, dù
đã được trang bị xe chở rác và thùng chứa rác tập trung. Tuy chưa có số liệu nghiên cứu chính thức nào về mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường trên cụm và sức khỏe của người dân. Theo người dân, các bệnh vềđường tiêu hóa và hô hấp đặc biệt là người già và trẻ em, thì có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng ô nhiễm môi trường. Quan trọng hơn, vào mùa mưa bệnh sốt xuất huyết đã xảy ra trên cụm. Ô nhiễm môi trường đã làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của cả những người lao động, bởi đa số họ là làm thuê nông nghiệp (hình 4.9 và 4.10), họ cần có sức khỏe tốt để mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày. Hình 4.21 và 4.22 mô tả quan điểm của hộ dân về tình trạng ô nhiễm môi trường trên cụm, cụ thể như: quan điểm môi trường sống bị ô nhiễm và không ô nhiễm.
Thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường trên cụm đang xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhóm hộ CDCTT nhìn nhận vấn đề tình trạng ô nhiễm môi trường sâu sát hơn CDCNT, trung bình từ 92% đến 96% ý kiến. Trong đó, CDCTT Tân Nghĩa cho rằng cụm hiện nay đang xảy ra tình trạng ô nhiễm là cao nhất với 96% số hộ được hỏi. Nguyên nhân là do số hộ tập trung trên cụm đông, không gian cư trú nhỏ (bảng 4.4) và xã Tân Nghĩa có chợ phát triển hơn các cụm còn lại. Người dân CDCNT Cây Dông cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường là thấp nhất 76%. Số liệu cho thấy, quan điểm người dân về
môi trường không phụ thuộc vào thời gian xây dựng cụm, bởi CDCNT Cây Dông xây dựng sớm hơn CDCTT Tân Nghĩa nhưng tỷ lệ người dân cho rằng ô nhiễm môi trường là thấp nhất. Ô nhiễm môi trường tùy thuộc nhiều vào ý thức của người dân. Các ô nhiễm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.23 Tỷ lệ hộ trồng cây xanh trên cụm nhóm hộ CDCTT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Hình 4.24 Tỷ lệ hộ trồng cây xanh trên cụm nhóm hộ CDCNT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Tỷ lệ hộ trồng cây xanh CDCTT 84 88 16 12 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC Phần trăm
Hộ trồng cây Hộ không trồng cây
Tỷ lệ hộ trồng cây xanh CDCNT 92 96 8 4 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Cây Dông Kinh 15 CDC
Phần trăm
Hộ trồng cây Hộ không trồng cây mà người dân quan tâm nhất hiện nay theo thứ tự là rác sinh hoạt, phân gia súc, nước sinh hoạt, bụi cát.
* Trồng cây xanh
Hình 4.23 và 4.24 mô tả tỷ lệ hộ dân tham gia trồng cây xanh trên CDC, đáng chú ý là trên tất cả các CDC điều tra tỷ lệ hộ tham gia trồng cây luôn chiếm tỷ lệ cao.
Vấn đề trồng cây xanh trên cụm không chỉđược Nhà nước quan tâm khi quy hoạch CDC, mà người dân cư trú cũng rất quan tâm và trồng trên cụm.CDC khi xây dựng là một bãi
đất trống nền cát, do vậy tình trạng cát bay là thường xuyên xảy ra, theo người dân cho rằng cây xanh sẽ tạo bóng mát lúc trời nắng, và có tác dụng chấn gió. Người dân ở bốn CDC điều tra đều có ý thức đến vấn đề trồng cây xanh trên cụm với tỷ lệ hộ dân có trồng cây đạt cao từ 84% đến 96%. CDCNT Kinh 15 là cao nhất với 96% số hộ có tham gia trồng cây. Các loại cây trồng trên cụm như Nhà nước trồng gồm bằng lăng, me tây, phượng. Các loại cây mà người dân quan tâm trồng thêm gồm trứng cá, dâm bụt,... Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy người dân quan tâm và có ý định gắn bó lâu dài với CDC. Trồng cây xanh trên cụm là điều mà người dân nên làm bởi tình trạng nắng nóng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân.
* Nước sinh hoạt và nhà vệ sinh
Bảng 4.17 mô tả tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt thường gồm ba nguồn khác nhau như: nước máy, nước sông và nước giếng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.25 Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh trên cụm nhóm hộ CDCTT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Hình 4.26 Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh trên cụm nhóm hộ CDCTT
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh CDCNT 24 12 76 88 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Cây Dông Kinh 15 CDC
Phần trăm
Hộ có nhà vệ sinh Hộ không có nhà vệ sinh
Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh CDCTT 80 80 20 20 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC Phần trăm
Hộ có nhà vệ sinh Hộ không có nhà vệ sinh
Bảng 4.17 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt
Đơn vị: %
Stt Tên CDC Nước máy Nước sông Nước giếng
1 CDCTT Tân Nghĩa 52 48 0
2 CDCTT Phương Thịnh 24 76 0
3 CDCNT Cây Dông 20 68 12
4 CDCNT Kinh 15 8 56 36
Trung bình 26 62 12
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)
Hiện nay, trên bốn CDC thì có ba loại nguồn nước mà người dân tiếp cận cho nhu cầu sinh hoạt. Nguồn nước chủ yếu là nước sông, nước máy và nước giếng khoang. Trong đó, người dân sử dụng nước sông là cao nhất 62%, nước máy là 26% và nước giếng thấp nhất chỉ 12%. Tuy đã có trạm cấp nước ở tất cả các cụm (bảng 4.10) nhưng tỷ lệ hộ dân sử
dụng nước máy cho sinh hoạt không cao 26%, nguyên nhân là do người dân muốn hạn chế chi tiêu, bởi lẽ ở bốn CDC điều tra đều tiếp giáp với sông. Chất lượng nguồn nước máy vẫn là vấn đề cần quan tâm. Khi mà hiện nay, theo người dân nguồn nước từ các trạm bơm vẫn không đảm bảo chất lượng, đây là vấn đề đặt ra cho Chính quyền các cấp trong việc quản lý các trạm cấp nước địa phương. Các trạm nước hoạt động không hiệu quảở các CDCNT do nhu cầu của người dân ít. Số hộ sử dụng nước giếng ở các CDCNT cao 36%, nhưng theo ông Huỳnh Công Danh, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Cao Lãnh thì dựa trên kết quả phân tích quan trắc mẫu nước ở CDCNT Cây Dông và Kinh 15 thì nguồn nước giếng là không đảm bảo, nhất là hàm lượng Arsen vượt quá quy định cho phép.
Hình 4.25 và 4.26 mô tả tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà vệ sinh trên cụm, trên 2 loại hình CDC khác nhau thì tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh là rất khác biệt.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.27 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động nhóm hộ CDCTT
Hình 4.28 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động nhóm hộ CDCNT
Cơ cấu nhóm người trong độ tuổi lao động CDCTT
61% 39%
Trong tuổi lao động Ngoài tuổi lao động
Cơ cấu nhóm người trong độ tuổi lao động CDCNT
56% 44%
Trong tuổi lao động Ngoài tuổi lao động
Kết quảđiều tra cho thấy, người dân đã có ý thức hơn và quan tâm đến việc xây nhà vệ
sinh cá nhân, bằng chứng là trên tất cả các cụm đều có hộ sử dụng nhà vệ sinh riêng. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa nhóm hộ CDCTT và CDCNT, tỷ lệ hộ CDCTT có nhà vệ
sinh cá nhân trung bình nhiều hơn CDCNT (80% so với 18%). Tình trạng ô nhiễm môi trường nhiều hơn nhưng người dân CDCTT có ý thức hơn về sử dụng nhà vệ sinh cá nhân so với CDCNT. CSHT cụm CDCTT được quy hoạch tập trung nên nhà vệ sinh là bắt buộc có đối với mỗi nông hộ trên cụm. Theo người dân CDCNT, họ không đủ tiền để
xây dựng nhà vệ sinh. Mặt khác là do thói quen của một bộ phận người dân.
Tóm lại, tình hình dân cư và đời sống của người dân trên các CDC điều tra đã có sự thay
đổi so với khi người dân bắt đầu định cư trên cụm và giữa CDCTT và CDCNT. Kinh tế
của nông hộ có sự khác biệt giữa CDCTT và CDCNT về thu nhập, thu nhập phụ. Qua phân tích cho thấy, nhóm hộ CDCTT có kinh tế khá hơn CDCNT nhưng thực trạng xã hội và môi trường không bằng CDCNT, tình hình mất an ninh trật tự trên CDC vẫn đang xảy ra, và Chính quyền địa phương chưa cho thấy biện pháp khắc phục. Môi trường ở
bốn cụm là rất đáng lo ngại. Khi ý thức người dân về bảo vệ môi trường chưa cao và việc
đầu tư, quy hoạch về môi trường chậm triển khai. Tuy vậy, người dân trên các CDC thì vẫn có ý thức trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.
4.3. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ4.3.1. Thực trạng về lao động và việc làm trên CDC