PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 30)

3.2.1.1. Khái niệm

CDC là khu vực tập trung người dân vào cư trú trên diện tích từ 2 đến 3 ha, bố trí từ 100 đến 200 hộ vào sinh sống. CDC thích hợp cho cư trú, các hoạt động sinh kế

và có các CSHT phúc lợi công cộng. (Bộ Xây dựng 2002)

CDC là nơi người dân tập trung vào một khu vực để tránh lũ. CDC có hệ thống CSHT cơ bản gồm: điện, đường, trạm y tế, trường học và chợ. Người dân sống ở

CDC là những hộ nghèo. Việc làm của họ chủ yếu từ các hoạt động làm thuê phi nông nghiệp như: buôn bán nhỏ, lao động thuê, cắt tóc, bán vé số,... Người dân có nhà ở ổn định và thường không có đất cho chăn nuôi và trồng trọt. (Đ. C. Tiến 2004)

Cụm dân cư trung tâm (CDCTT) là CDC nằm trị trí trung tâm xã, nơi có các cơ

sở hành chính xã như: UBND xã, Trạm y tế xã, Bưu điện trung tâm xã, Nhà văn hóa xã,…

Cụm dân cư nông thôn (CDCNT) là CDC nằm trị trí cách xa trung tâm xã, trên CDC không có các cơ sở hành chính xã như UBND xã, Trạm y tế xã, Bưu điện trung tâm xã, Nhà văn hóa xã,…

Theo Lê Văn Tề (1997), lao động, việc làm, thị trường lao động và thất nghiệp được khái niệm như sau:

Lao động là sự đóng góp vào các hoạt động sản xuất được tiến hành bằng lực lượng lao động cả chân tay (thí dụ, việc lắp ráp một chiếc xe) và trí óc (thí dụ, việc trù tính hệ thống kiểm tra cổ phần). Lao động là một trong ba nhân tố quan trọng của sản xuất. Các yếu tố khác là nguồn nguyên liệu tự nhiên và vốn.

Việc làm là trách nhiệm của công dân hay một chuỗi các nhiệm vụ phải thực hiện

để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Việc làm khác với năng khiếu, thể trạng, nhân cách,… đòi hỏi và theo các điều kiện tự quyết. Một số việc làm liên quan đến một chuỗi rộng lớn trách nhiệm đối với công việc. Trong khi một số khác lại tách thành một số hoạt động được xác định trong phạm vi hẹp qua phân công lao động.

Thị trường lao động là một yếu tố của thị trường tạo ra sự dịch chuyển, trao đổi lao động và tiền lương. Phương diện cung của thị trường được đặc trưng bằng số

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tập thể. Mặt cầu của thị trường được đặc trưng bằng các công ty, nó đòi hỏi lao

động như một yếu tố nhập lượng trong tiến trình sản xuất của họ.

Thấp nghiệp là việc không tận dụng các nguồn lao động, do kết quả của nó mà sản phẩm lương thực của nền kinh tế dưới mức tổng sản lượng quốc gia tiềm năng. Tài nguyên để không và sản lượng bị mất. Việc xóa bỏ thất nghiệp và đạt được có việc làm hoàn toàn là một trong các mục tiêu chủ yếu của Chính sách kinh tế vĩ

mô.

Cũng theo Ngô Thế Chi và Nguyễn Văn Dần (2007), thì việc làm được xác định và phân loại như sau:

Việc làm là mọi hoạt động lao động có ích của con người không bị pháp luật ngăn cấm mà họ tạo ra thu nhập đó là việc làm.

Tiêu thức phân loại việc làm

- Căn cứ nguồn gốc của thu nhập: Việc làm có thể chia thành 2 dạng.

+ Làm những công việc để nhận thu nhập bằng tiền công, tiền lương dưới dạng tiền mặt hay hiện vật cho công việc đó.

+ Làm những công việc thu lợi nhuận cho bản thân người lao động gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do họ có quyền sở hữu, quản lý và sử dụng hoặc hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp do chính họ làm chủ toàn bộ hay một phần.

+ Làm các công việc do chính họ quy định mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho việc đó gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên nào đó trong hộ quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc hoạt

động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ quản lý. - Căn cứ vào phân bổ thời gian và thu nhập: Việc làm có thể chia làm hai dạng. + Việc làm chính: làm công việc mà lao động dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác.

+ Việc làm phụ: làm công việc mà người lao động dành thời gian sau công việc chính. Như vậy, có thể có nhiều việc làm phụ, nếu công việc chính và phụ có thu nhập.

- Căn cứ vào việc làm thường xuyên và không thường xuyên của người lao động trong năm.

+ Việc làm ổn định: đối với người trong 12 tháng làm việc từ 6 tháng trở lên và nếu làm việc dưới 6 tháng trong năm nhưng trong tương lai vẫn tiếp tục làm việc ổn định.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các chiến lược sinh kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng,…) - các cơ sở tài nguyên thiên nhiên - cơ sở thị trường - đa dạng - sinh tồn hoặc tính bền vững Chính sách, tiến trình và cơ cấu - ở các cấp khác nhau của chính phủ: lập pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc - chính sách và thái độđối với khu vực tư nhân - các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hóa) Các kết quả sinh kế - thu nhập nhiều hơn - cuộc sống đầy đủ hơn - giảm khả năng tổn thương - an ninh lương thực được cải thiện - công bằng xã hội được cải thiện - tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên - giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị: chiến tranh) Tự nhiên Vật thể Vốn sinh kế Con người Tài chính Xã hội

+ Việc làm tạm thời: đối với người trong 12 tháng làm việc dưới 6 tháng, trước và trong thời điểm điều tra.

3.2.1.2. Khung lý thuyết trong tiếp cận nghiên cứu

3.2.1.2.1. Khung sinh kế bn vng

Khái niệm sinh kế bền vững được định nghĩa như sau: Một sinh kế sẽ phải tùy thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi hộ có thể đương đầu, phục hồi trước các căng thẳng, chấn động và tồn tục được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình hiện nay và cả trong tương lai mà không cần tổn thương đến các nguồn lực môi trường.

Hình 3.1 Khung sinh kế bền vững

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.1.2.2. Các ngun vn sinh kế

Bảng 3.1 Các vốn sinh kế và chuyển hóa vốn Loại hình sinh kế Định nghĩa và giải thích Thí dụ về thay thế Vốn con người Kỹ năng, kiến thức, khả năng và tiềm năng lao động, sức khỏe tốt, tất cả

tạo cho con người khả

năng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau.

Vốn con người tăng với dịch vụ y tế tốt, giáo dục và đào tạo thường đạt được với ý thức cộng đồng mạnh mẽ (vốn xã hội) và cần được trả bằng tiền. Vốn con người (lao động và kiến thức công nghệ) là đầu vào cốt lõi trong tiến trình (ví dụ) biến các vách đứng của núi rừng (vốn tự nhiên) thành ruộng bậc thang hoặc nơi ăn chốn ở của con người (vốn vật thể).

Vốn hội

Các nguồn lực xã hội mà con người khai thác để

theo đuổi các mục tiêu sinh kế, gồm các mạng lưới, thành viên các nhóm và các mối quan hệ tin cậy. Nhóm mạnh có lợi cho thành viên, nhưng có thể loại trừ những người khác (rất có thể là những người nghèo và dễ bị tổn thương).

Các cơ quan phát triển hoạt động nhiều để phát triển khả năng của các tổ chức và thiết chế. Những mức độ tin cậy và hợp tác cao (vốn xã hội) tạo cho các cá nhân và hộ gia đình nhận được giúp đỡ của chòm xóm và sẽ đền đáp lại sau, chứng tỏ có sự tương tác trực tiếp với vốn con người. Sự hợp tác tốt giữa con người với nhau (vốn xã hội cao) thường có ý nghĩa là công nghệ và quy trình quản lý phát triển; điều này là cần thiết cho sự tạo nên (ví dụ) chất lượng tốt hơn và sử dụng nguyên liệu hóa thạch tốt hơn, tức là cần thiết các hóa trình biến đổi giữa vốn vật thể và vốn tự nhiên.

Vốn tự nhiên

Các kho dự trữ tài nguyên thiên nhiên nơi bắt nguồn các nguồn lực là cần thiết cho sinh kế.

Cần chú ý đến chất lượng của các nguồn lực khi đánh giá các kho dự trữ bởi (ví dụ) đất bạc màu kém giá trị về sinh kế so với đất màu mỡ. Khi giải thích vốn tự nhiên, một số người phân biệt sản phẩm môi trường (như dự trữ tài nguyên) với các dịch vụ (chẳng hạn, những bệ hấp thụ ô nhiễm).

Vật nuôi về bản chất là vốn tự nhiên, mặc dù là động vật đã được thuần dưỡng. Thực tế, vật nuôi chỉ nhằm mục đích khẳng định vị thế của người chủ hoặc như một dự trữ của vốn (tự nhiên) và chỉ bị hoán chuyển cho một thứ khác khi có khủng hoảng, hoặc được tiêu dùng. Khi được bán hoặc thế chấp, nó được chuyển thành vốn tài chính (có thể vay được tiền). Khi bò đi cày, nó trở thành một “công cụ sản xuất” (vốn vật thể), và khi phân bò được dùng để bón cho cánh đồng, nó giúp cho sản xuất (điều này cũng đòi hỏi một đầu vào của vốn con người). Vốn tự nhiên cũng được dùng (để thay thế, hoán đổi) vào chế tạo (chẳng hạn) máy móc, hóa chất (tạo nên vốn vật thể) hoặc vận chuyển con người (góp phần vào vốn xã hội) mà tất cả đều đòi hỏi những đầu vào của nguồn lực tự nhiên, dẫn tới ô nhiễm khí trời và nước, và sử dụng không gian cho các nhà máy chế tạo và đường sá.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 3.1 Các vốn sinh kế và chuyển hóa vốn Loại hình sinh kế Định nghĩa và gii thích Thí dụ về thay thế Vốn vật thể CSHT và hàng sản xuất để hỗ trợ sinh kế; còn có thể gọi là “vốn do con người làm nên”

Vốn vật thể bao gồm từ các đầu vào hóa học đưa vào các quy trình sản xuất đến CSHT như các nhà máy, đường sá và các hệ thống cấp nước. Nó cũng bao gồm những cánh đồng trồng cùng một loại cỏ, có hệ thống tưới tiêu và được con người chăm sóc (tức là có được đầu vào của vốn con người, vốn xã hội) và các đầu vào khác như phân bò và phân vô cơ (cũng là vốn vật thể). Đồng cỏ là một khu vực đất và có thể là rừng được chuyển thành bằng tất cả các đầu vào đó.

Vốn tài chính

Những nguồn tài nguyên chính có sẵn để con người tiếp tục sinh kế, bao gồm cả tiết kiệm và tín dụng. Chúng bao gồm các dòng chảy cũng như các dự trữ, có thể góp phần cho tiêu dùng cũng như cho sản xuất

Về cơ bản, vốn tài chính đại diện cho các dự trữ, có nghĩa là vốn con người hoặc vốn tự nhiên và các vốn khác đã được hoán đổi: đó là trung gian của tất cả các thay thế (giao dịch) giữa các vốn khác và trên ý nghĩa đó, đại diện cho của cải và tiện ích. Thông thường nó thể hiện dưới hình thức tiền tệ: tiền giấy, tiền xu hoặc số tài khoản được ký thác trong thị trường, ngân hàng và các thiết chế Nhà nước. Tiết kiệm có thể được lưu giữ dưới dạng (thí dụ) kim loại quý hoặc dưới hình thức một vốn khác, như gia súc. Trong trường hợp đó, các thanh toán sẽ tiến hành bằng “hiện vật” và do đó mà có thương mại hàng đổi hàng.

(Nguồn: Koos Neefjes 2003, Nguyễn Văn Thanh dịch)

3.2.1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn vi s tham gia người dân (PRA)

Thực hiện phương pháp PRA đểđiều tra, tìm hiểu tình hình dân cư và đời sống người dân trên các CDC và nguyện vọng của người dân về việc làm. Trên cơ sở thành lập 2 nhóm nghiên cứu và thực hiện các nội dung công việc cụ thể như sau:

• Tìm hiểu mô hình CDC, tình hình dân cư và đời sống người dân khi đã vào CDC sinh sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Đánh giá nhanh hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu, cũng như các mặt thuận lợi, khó khăn hiện có của người dân.

• Đánh giá tác động của mô hình CDC đến năm nguồn vốn hiện có của nông hộ và sự chuyển biến năm nguồn vốn so với trước khi vào ở.

• Đồng thời cũng tìm hiểu nguyện vọng và kiến nghị về việc làm của nông hộở hiện tại và tương lai.

• Phỏng vấn người am hiểu (KIP) nhằm tìm hiểu sâu về vấn đề việc làm, đào tạo nghề, kỹ năng làm việc, giáo dục, y tế, đất canh tác, buôn bán,… trong thời gian trước khi có CDC đến nay.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự nhất trí giữa Chính quyền địa phương của bốn xã và những người nghiên cứu. Đề tài chọn vùng nghiên cứu, dựa vào các tiêu chí như sau:

• Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL, hàng năm phải chịu tình trạng ngập lụt và tổn thất lớn khi có lũ lớn xảy ra.

• Huyện Cao Lãnh là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp. Tuy không phải là huyện

đầu nguồn của tỉnh, nhưng mức độ ngập sâu khi có lũ trung bình là 1,5 – 2 m (D. V. Nhã 2002). Ngoài ra, 21 CTDC hiện có của huyện rất đặc trưng cho mô hình xây dựng CTDC vượt lũ của Tỉnh đã và đang triển khai như: số CTDCNT so với CTDCTT là 9/12 CTDC, CSHT của CTDC vẫn chưa hoàn thiện, số hộ dân vào ở

chưa khép kín các nền quy hoạch (91%) và đối tượng vào cư trú chủ yếu là hộ

nghèo (72%).

• Bốn xã được chọn chủ định gồm: Ba Sao, Tân Nghĩa, Gáo Giồng và Phương Thịnh là các xã ngập sâu nhất của huyện Cao Lãnh và chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ hàng năm. Mô hình CTDC đang được xây dựng hoàn thiện nhưng tình trạng lao

động và việc làm đang là vấn đề khó khăn, bức xúc nhất hiện nay. Điều này tác

động đến sự “lạc nghiệp” của người dân và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu đưa dân nghèo vùng lũ vào ở trên các CDC vượt lũ của bốn xã nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.

• Mỗi xã chọn một CDC đã xây dựng và bố trí hộ dân vào cư trú. Thời gian ở của người dân đủđể nhận biết sự thay đổi về năm nguồn vốn so với nơi ở cũ. Ngoài ra, số hộ nghèo trên bốn CDC được chọn đủ mẫu cho cuộc điều tra.

• Mỗi CDC chọn ngẫu nhiên 25 hộ nghèo điều tra (tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu). Hộ nghèo được xác định dựa vào danh sách hộ nghèo của địa phương và

đánh giá của Chính quyền xã. Chọn hộ phỏng vấn bằng cách lập danh sách và bắt số ngẫu nhiên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Vùng nghiên cứu

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của lũ hàng năm. Đồng Tháp nằm ở vị trí trong giới hạn 10°07’ - 10°58’ vĩ độ

Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia), dài 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Đồng tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2 và địa hình

Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2 m so với mặt biển. Do có sông

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 30)