Các thông tin chung về hộ nuôi

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)

4.1.2.1 Độ tuổi

Qua khảo sát ở 30 hộ nuôi, độ tuổi trung bình lao động trong hoạt động nuôi cá là 43 ± 7,6 tuổi và có đến 57 % nhóm người nằm trong độ tuổi từ 41 – 50 (Hình 4.1). Kết quả cho biết rằng ở độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi chiếm một tỉ lệ rất ít trong hoạt động này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp thực tế là việc nuôi cá tra đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, rũi ro về dịch bệnh, đòi hỏi người nuôi cần có những kinh nghiệm, cũng như nguồn vốn nhất định. Vì vậy, ở nhóm tuổi này theo khảo sát chỉ chiếm khoảng 6%. Tương tự vậy ở độ tuổi trên 50, xét về góc độ kinh tế xã hội thì độ tuổi này mặc dù đã tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính, nhưng không đảm bảo vấn đề sức khỏe để đảm trách các công việc cần thiết cho sản xuất. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng độ tuổi này chiếm một tỉ lệ không cao (10%).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

10% 6%

27% 57%

Dưới 30 30 - 40 41 - 45 Trên 50

Hình 4.1: Phân bố nhóm tuổi lao động trong hoạt động nuôi cá tra

4.1.2.2 Trình độ học vấn

Nhưđã thảo luận ở phần trên, phân bố tuổi lao động cho hoạt động nuôi cá tra tập trung chủ yếu vào độ tuổi 41 – 50 tuổi. Ở độ tuổi này do những điều kiện khách quan mà trình độ học vấn của họ còn hạn chế mà kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 87% số hộ có trình độ từ cấp 1 đến cấp 2 (Hình 4.2). Trong khi đó nông hộ có trình độ cao đẳng hoặc đại học chỉ chiếm 13%. Điều này phản ánh một thực tế đa số người nuôi cá tra là qua tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm hoặc học hỏi được từ nhiều kênh thông tin khác nhau.

Trong những năm qua, sản lượng và năng suất nuôi cá tra không ngừng nâng cao, từđó cho thấy nuôi cá tra phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi hơn là trình độ học vấn. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp cũng là một khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra, trong bối cảnh nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao về mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm, đòi hỏi người nuôi cần có trình độ cơ bản để tiếp thu khoa học – kỹ thuật nuôi tốt, đảm bảo môi trường nuôi phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tếđặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

24%

63% 13%

Tiểu học Cấp 2 TC, CĐ, ĐH

Hình 4.2: Phân bố trình độ học vấn trong hoạt động nuôi cá tra

4.1.2.3 Kiến thức chuyên môn và nguồn thông tin tiếp nhận

Để giảm chi phí, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, việc tiếp cận những thông tin kỹ thuật là một trong những vấn đề thiết yếu. Trong thực tế có nhiều kênh để cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, phổ biến là đúc kết kinh nghiệm trong quá trình nuôi của bản thân, kế tiếp là học hỏi từ những người nuôi khác, qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các phương tiện truyền thông…. Bên cạnh đó, Cần Thơ là trung tâm văn hoá, kinh tế xã hội, đặc biệt có nhiều viện, trường, trung tâm nghiên cứu về thuỷ sản tập trung, đây cũng điều thuận lợi cho người nuôi cá tra ở Cần Thơ. Tuy nhiên theo kết quảđiều tra, có đến 87% hộ nuôi chưa qua khoá tập huấn nào (Hình 4.3). Họ chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, được học hỏi từ những người nuôi trước thông qua việc hỏi thăm tình hình nuôi, cách thức nuôi, cách thức sử dụng thuốc hóa chất để phòng trị bệnh trong quá trình nuôi. Sau đó về áp dụng cho ao nuôi nhà mình mà không được qua các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi, cách thức quản lý ao nuôi, cách xử lý nguồn nước thải, hoặc được hướng dẫn nuôi cá theo qui trình nuôi cá sạch nhằm nâng cao chất lượng cá nuôi. Điều này đã phần nào hạn chế năng suất cá nuôi, đặc biệt là khâu bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh trên cá nuôi hiện nay vẫn chưa được coi trọng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hầu hết (85%) số người nuôi trong vùng khảo sát khi được hỏi, không thể tính chính xác tỷ lệ thức ăn và FCR. Họ chỉ cho ăn đơn giản theo kinh nghiệm và quan sát hoạt động của cá. Điều này đã dẫn đến chất thải từ thức ăn thừa nhiều và việc cho ăn không đạt hiệu quả cao. Tương tự việc theo dõi và ghi nhận về hóa chất và thuốc sử dụng cũng không được quan tâm.

87%

13%

Có qua tập huấn Không qua tập huấn

Hình 4.3: Kiến thức chuyên môn của nông hộ nuôi cá tra

4.1.3 Thông tin về kỹ thuật 4.1.3.1 Mùa vụ thả nuôi

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)