Vấn đề ô nhiễm trong việc phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 31 - 33)

Hàm lượng dinh dưỡng tích lũy trong ao nuôi cá tra thâm canh rất cao, gấp nhiều lần so với các ao nuôi thâm canh các đối tượng khác. Hàm lượng vật chất dinh dưỡng tích lũy trong bùn đáy cũng rất cao. Vì vậy, lượng chất thải ra môi trường cũng rất lớn.

Theo số liệu mới nhất, diện tích nuôi cá tra thâm canh ở vùng ĐBSCL năm 2007 khoảng 5.600 ha, sản lượng cá ước đạt khỏang 1,5 triệu tấn (http://www.stp.gov.vn). Như vậy lượng chất thải ra môi trường ước tính khỏang hơn 1 triệu tấn, trong đó chứa khoảng hơn 900.000 tấn chất hữu cơ, 29.000 tấn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nitơ và 9.500 tấn phospho (tính trên vật chất khô), khỏang 250 – 300 triệu m3 nước thải và 8 -9 triệu tấn bùn thải (Trương Quốc Phú, 2007)

Kết quả khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) cho thấy có hai nguyên nhân chính gây ra hao hụt trong quá trình nuôi cá tra ở những năm gần đây là do: (i) môi trường bị ô nhiễm, chất lượng nước vùng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là do các yếu tố môi trường như pH, chất thải từđồng ruộng, …. từđó phát sinh dịch bệnh trên cá nuôi; (ii) chất lượng con giống không đảm bảo nguyên nhân vì người sản xuất giống chạy theo số lượng nên dung quá nhiều kháng sinh ở giai đoạn cá giống làm cho việc phòng trị bệnh trong giai đoạn nuôi cá thịt gặp nhiều khó khăn. Tóm lại để phát triển nuôi thuỷ sản bền vững, con người có vai trò quan trọng trong hệ thống nuôi thuỷ sản vì con người có thể kiểm soát nguồn vào, phát huy chức năng quản lý hệ thống nuôi và dự đoán được mối quan hệ đối với môi trường bên ngoài hệ thống (Alex, 2000).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 31 - 33)