Thông tin về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 45)

Do khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho việc nuôi cá tra thâm canh, nên các hộ nuôi có thể nuôi cá được quanh năm. Tuy nhiên nghề nuôi cá tra cũng giống như các nghề nuôi thủy sản khác, phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: thời tiết nhất là những tháng giao mùa, nguồn nước, dịch bệnh, Do đó việc nuôi một vụ hay nhiều vụ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chi phí và lợi nhuận. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi từ 2 vụ trong năm chiếm tới 56,6%. Các hộ chỉ nuôi 1 vụ trong năm chiếm 43,4% (Hình 4.4), vì trong quá trình nuôi có phát sinh nhiều vấn đề như: cá chết hàng loạt, bệnh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu bùng phát,…phải ngưng nuôi để cải tạo ao thật kỹ, hay cần có thời gian cách ly cách ly nguồn bệnh an toàn.

Về thời gian nuôi, bình quân là 6 -7 tháng, một số hộ (60%) bắt đầu nuôi khoảng tháng 4 âm lịch và kết thúc vào tháng 10 âm lịch nhưng cũng có thể kéo dài đến tháng 11 – 12 âm lịch. Một số hộ (35%) bắt đầu nuôi khoảng tháng 7 -8 âm lịch và kéo dài đến tháng 2 âm lịch năm sau. Theo ý kiến các hộ nuôi, các tháng thả nuôi tốt nhất là tháng 2 -3 âm lịch, do môi trường nước tốt, cá ít bệnh, phát triển tốt, lớn nhanh. Các tháng không nên thả nuôi được các cán bộ kỹ thuật khuyến cáo từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch lý do đây là thời điểm nước rút, điều kiện thay nước rất khó khăn. Đặc biệt do gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ thường xuyên xuống thấp, dễ phát sinh dịch bệnh.

56, 57%

43, 43%

1 vụ 2 vụ

Hình 4.4: Mùa vụ thả nuôi trong năm

4.1.3.2 Quy mô diện tích ao nuôi

Kết quả khảo sát ở Hình 4.5 đã chỉ ra rằng diện tích ao nuôi cá tra rất khác nhau, tập trung trong khoảng diện tích 3.000 – 4.000 m2 (27%), thấp nhất là diện tích ao 4.000 – 5.000 m2 (13%). Mức chênh lệch diện tích giữa các hộ nuôi rất lớn, hộ có diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 1000 m2 và hộ có diện tích ao nuôi lớn nhất là 15.000 m2. Trong đó, ao nuôi có diện tích <5000 m2 có thểđang được ưa chuộng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hiện nay. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nông hộ nuôi có nguồn vốn ít, khả năng đầu tư còn hạn chế nếu đào ao có diện tích lớn (khoảng 1ha) là rất khó quản lý đồng thời gặp trở ngại về vốn đầu tư con giống và thức ăn. Số hộđào ao diện tích lớn theo ghi nhận trong quá trình khảo sát tập trung vào những nông hộ có tiềm lực về kinh tế, có trình độ chuyên môn thủy sản hoặc có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp.

Một vấn đề nữa là nuôi cá tra chủ yếu là phong trào tự phát, người dân đào ao nuôi một cách tự phát không theo qui hoạch vùng nuôi hoặc chưa tuân thủ theo những kỹ thuật cần thiết nên kết quả cho thấy diện tích ao nuôi phân bố trãi rộng từ 1.000 m2đến lớn hơn 5.000 m2. 20% 17% 27% 13% 23% 1000 - 2000 m2 2100 - 3000 m2 3100 - 4000 m2 4100 - 5000 m2 Trên 5000 m2

Hình 4.5: Diện tích ao nuôi cá tra tại vùng nghiên cứu

4.1.3.3 Mật độ cá thả nuôi

Mật độ cá thả nuôi có liên quan đến năng suất, dịch bệnh và hiệu quả kinh tế. Trong tình hình hiện nay, khi diện tích ao nuôi ngày càng tăng, việc phát triển vùng nuôi chưa theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề nuôi còn yếu thì việc thả cá nuôi với mật độ cao sẽ dẫn đến rủi ro nhiều hơn. Qua khảo sát, mật độ cá thả trung bình 30 – 45 con/m2 chiếm đa số (59%) trong tổng số hộ được điều

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu (Hình 4.6). Kết quả này cao hơn so với báo cáo của Lê Thị Hiền (2008) khi điều tra mật độ cá tra thả nuôi ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ với mật độ thả cá tra trung bình là 47,2 con/m2 và cao hơn rất nhiều so với khảo sát của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) là 20,5 con/m2 và Trần Anh Dũng (2005) là 27,7 con/m2. Việc thả mật độ quá cao này là cơ sở cho sự phát sinh vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, khi chất lượng nước không tốt sẽ làm giảm năng suất, chất lượng cá nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý kịp thời và thích hợp.

1%

59% 40%

dưới 30 30 - 45 trên 50 con

Hình 4.6: Mật độ thả nuôi tại vùng nghiên cứu

4.1.3.4 Thức ăn sử dụng và cách cho ăn

Thức ăn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu chi phí nuôi nói chung và cá tra nói riêng. Kết quả khảo sát của Nguyễn Phú Son và ctv (2003), chi phí thức ăn chiếm 69,33% trong tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy việc sử dụng và quản lý loại thức ăn một cách thích hợp và hiệu quả cho cá sẽ giúp giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Kết quả tổng hợp ở Hình 4.7 cho thấy thức ăn viên công nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao (93,3%), gồm một số loại thường dùng như Con Cò, Việt Thắng, Cargill, Nuti, Thanh Ngọc,…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Thức ăn tự chế chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6,7%), gồm các thành phần: cám, cá tạp, bột đậu nành, bột cá, tấm kết hợp với các loại men tiêu hóa, vitamin, premix … Trong đó thành phần cám chiếm tỷ lệ cao (50 – 70%), cá tạp thấp hơn (10 – 30%) Kết quả này là khá cao so với kết quả của Huỳnh Thị Tú và ctv, 2005 khi nghiên cứu về tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra nuôi ao và bè ở An Giang, hầu hết ngư dân sử dụng thức ăn tự chế với 2 hình thức: sử dụng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tự chế (55,5%) trong thời gian 3 – 4 tuần đầu, sử dụng hoàn toàn thức ăn tự chế (44,5%). Điều này cho thấy người nuôi đã có ý thức trong việc sử dụng thức ăn cho cá và ngày càng nhận thức được vai trò của thức ăn công nghiệp trong nuôi cá tra

Theo người dân việc dùng thức ăn tự chế thường không đủ số lượng cần sử dụng, điều kiện bảo quản khó khăn và hàm lượng dinh dưỡng không được ổn định, dễ làm nước ao bị ô nhiễm. Thức ăn công nghiệp hàm lượng dinh dưỡng tương đối ổn định, chủ động trong việc cung cấp, ít gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, cũng theo người dân khi sử dụng thức ăn tự chế họ có thể điều chỉnh được thành phần của thức ăn, dựa trên giá cả của từng loại nguyên liệu và giai đoạn phát triển của cá.

Nghiên cứu về tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Lê Thanh Hùng và ctv (2006) cũng nhận định, trong nuôi ao, hệ số sử dụng thức ăn tự chế dao động từ 2,0 – 3,5, trong khi đó nếu là thức ăn công nghiệp thì từ 1,5 – 1,7.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp không chỉ là vấn đề lợi nhuận mà còn giúp giảm áp lực từ việc khai thác cá ngoài tự nhiên (cá tạp thường là thành phần của thức ăn tự chế), giảm thức ăn dư thừa (dễ tan rã trong nước), đồng thời cũng giảm các loại chất thải độc hại khác như tro, dầu, bụi là những sản phẩm sản sinh từ việc chế biến thức ăn tự chế.

Một vấn đề cũng cần lưu ý, vùng nuôi cá tra thâm canh tại Cần Thơ, tuy ra đời muộn hơn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhưng có được thuận lợi là gần các

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nhà máy chế biến thức ăn cho cá, việc tiếp cận kỹ thuật của người nuôi cũng dễ dàng hơn.

93% 7%

Công nghiệp Tự chế

Hình 4.7: Loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi tại vùng nghiên cứu Về lượng thức ăn hàng ngày, hầu hết các hộ cho ăn theo nhu cầu, khi cá còn ăn rất ít thì họ mới ngừng cho ăn. Thời gian cho ăn và số lượng thức ăn trong mỗi lần ăn còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thông thường vào thời điểm trời mát, nhiệt độ ít dao động, nguồn nước trong ao tốt cá sẽ ăn nhiều hơn. Vì vậy người nuôi thường cho ăn vào 2 buổi/ngày, sáng từ 8 – 9 h, chiều từ 4 – 5 h. Nhìn chung, việc sử dụng thức ăn không dựa trên cơ sở khoa học, không tính toán kỹ nhu cầu của cá về lượng thức ăn cần thiết ở từng giai đoạn phát triển, dễ dẫn tới dư thừa thức ăn trong ao và hậu quả là chi phí tăng cao, nước trong ao bị ô nhiễm nhanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra theo tập quán nuôi của người dân, cũng như để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, cá tra thường được nuôi theo phương pháp nuôi đơn, nên lượng thức ăn thừa không được những loài khác tận dụng. Vì vậy, việc tìm ra những loài thích hợp để nuôi với cá tra và khuyến cáo các hộ nuôi cá thực hiện nuôi ghép là một vấn đề cần đặt ra

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.3.5 Vấn đề xử lý nước thải sau thu hoạch

Môi trường nước hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm, do đó việc sử dụng nguồn nước là một trong những vấn đề cần quan tâm trong nghề nuôi cá. Lượng chất thải từ các ao nuôi cá tra, nhất là những vùng nuôi tập trung và có mức thâm canh cao thường rất lớn, đã ảnh hưởng xấu đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt. Qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá tra thâm canh tại quận Ô Môn cho thấy hầu hết các hộ nuôi đều thay nước dựa theo thủy triều chiếm 100%. Nước thải từ ao nuôi được xả trực tiếp ra kênh, rạch, sông (100%) mà không qua xử lý (Phụ lục A.1). Trong tháng đầu tiên thường không thay nước, từ tháng thứ 2 – 3 thì định kỳ 10 ngày thay nước một lần, từ tháng thứ 4 trở về sau thì thay nước hàng ngày khi có nước lớn. Lượng nước thải ra môi trường rất lớn, do các hộ nuôi chưa ý thức về việc xử lý nguồn nước thải và do các cơ quan chức năng chưa tích cực vân động, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và qui trình xử lý nguồn nước thải hợp lý. Tình trạng này nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân tại khu vực và dần dần sẽ lan rộng ra trên toàn khu vực.

Việc phát triển nhanh và thiếu quy hoạch nghề nuôi cá tra thâm canh trong ao tại quận Ô Môn, mà trong đó đa số các ao được xây dựng trong những khu dân cư sinh sống, trong đó nước thải từ các ao nuôi không được xử lý, điều này đã gây ra mâu thuẫn trong việc sử dụng nước giữa những người cần nước cho sinh hoạt, cho nông nghiệp và cho nuôi cá.

Qua khảo sát từ nông hộ cho biết, tỷ lệ cá chết trong những năm gần đây tăng cao (vào khoảng 15 – 30%) so với những năm trước đây (khoảng 3 – 5%). Tỷ lệ chết tăng có liên quan đến mật độ cá thả tăng, chất lượng giống, dịch bệnh và chất lượng nước suy giảm, trong đó sự suy giảm chất lượng nước là nguyên nhân quan trọng nhất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2 Biến động các yếu tố môi trường ao nuôi cá tra thâm canh 4.2.1 Các yếu tố vật lý của nước ao

4.2.1.1 Biến động nhiệt độ

Dao động nhiệt độ trung bình giữa các ao nuôi là 29,20C, khoảng nhiệt độ này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Tra khi nuôi trong ao. Theo Lê Như Xuân (1994) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá nhiệt đới là 25 – 300C. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2001) trong ao nuôi cá tra thâm canh nhiệt độ biến động từ 25 – 300C

26.0 27.0 28.0 29.0 30.0 31.0 32.0 1 2 3 4 5 6 7 8 tháng nuôi o C Ao 1 Ao 2 Ao 3

Hình 4.8: Biến động nhiệt độ qua các tháng nuôi

Nhiệt độ giữa 3 ao nuôi không có sự chênh lệch nhiều (Hình 4.8), ao 1 là 29,13±1,250C, ao 2 là 29,15±1,160C và ao 3 là 29,15±1,230C. Nhiệt độ cao nhất ở tháng nuôi thứ 3: ao 1 là 31,13 0C, ao 2 là 31,12 0C và ao 3 là 31,24 0C. Mặc dù nhiệt độ nước ở tầng mặt tăng cao nhưng đối với ao nuôi cá Tra thâm canh có diện tích lớn (1000 m2), độ sâu lớn 2,5 – 3 m (tính từ mặt nước) thì cá vẫn sinh trưởng bình thường. Ở tháng thứ 6 nhiệt độ ở 3 ao xuống thấp nhất: ao 1 là 25,85

0

C, ao 2 là 25,96 0C và ao 3 là 25,76 0C do trong thời gian khảo sát ở thời điểm là tháng 1 khí hậu lạnh. Điều này cho thấy nhiệt độ nước ao cũng biến động theo quy luật nhiệt độ không khí theo mùa và thời tiết trong năm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2.1.2 Biến động pH

Giá trị pH trung bình của 3 ao là 7,9. Theo Boyd (1990), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là từ 6,5-9 và kết quả nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004), trong ao nuôi cá tra thâm canh biến động từ 8,06 – 8,12, thì kết quả nghiên cứu này cho thấy hoàn toàn phù hợp.

7 7.5 8 8.5 9 1 2 3 4 5 6 7 8 tháng nuôi Ao 1 Ao 2 Ao 3 Hình 4.9: Biến động pH qua các tháng nuôi

Trong thời gian nuôi pH có xu hướng giảm dần về cuối vụ nuôi (Hình 4.9). pH giảm thấp trong đợt thu mẫu lần thứ 21 và 26 (Phụ lục B.7) là do ở thời điểm này tảo tàn, đồng thời có sự thay nước. Trong điều kiện ao nuôi, pH sẽ biến động tùy vào sự phát triển của tảo được kích thích bởi hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước từ quá trình cho ăn và quá trình thay nước (điều kiện chăm sóc). Quan sát thực tếở những thời điểm pH tăng cao ao thường có màu nước xanh đậm, một số ao có nổi váng sợi của tảo lam. Ngược lại, khi pH giảm nước ao thường trong hơn. Mặc dù vậy, pH của các ao cũng không giảm xuống quá ngưỡng thích hợp cho cá tra sinh sống và phát triển.

4.2.2 Các yếu tố hóa học của nước ao 4.2.2.1 Biến động oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi có sự biến động trong suốt quá trình nuôi. Mức dao động oxy hòa tan trung bình của các ao là 4,0 – 5,1 mg/L. Kết quả này

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu phù hợp với khảo sát của Huỳnh Trường Giang và ctv (2007), hàm lượng oxy của các ao nuôi thâm canh cá tra dao động từ 0,44 – 15,9 mg/L và kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), cá tra có khả năng sống được trong môi trường có hàm lượng oxy <2 mg/L.

Oxy hòa tan trong ao nuôi bị ảnh hưởng bởi mức độ sử dụng oxy trong ao và sẽ dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, các quá trình phân hủy các hợp chất, quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật thủy sinh và mức độ thay nước cho ao. Dựa trên kết quả phân tích, ta thấy giá trị oxy hòa tan của 3 ao cao nhất là ở những đợt thu mẫu tháng đầu và giảm dần đến những đợt thu mẫu cuối vụ nuôi (Hình 4.10). 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 11.0 1 2 3 4 5 6 7 8 tháng nuôi m g /L Ao 1 Ao 2 Ao 3 Hình 4.10: Biến động DO qua các tháng nuôi

Đầu vụ nuôi, hàm lượng oxy hòa tan đạt mức bão hòa đầu là do chất lượng nước trong các ao còn rất tốt. Sau khi cải tạo ao, hàm lượng dinh dưỡng thấp nên mật độ tảo không cao. Hơn nữa, sinh lượng cá trong ao thấp, nên lượng oxy tiêu hao do quá trình hô hấp của sinh vật thấp. Những đợt thu cuối vụ nuôi khi khối lượng

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thâm canh ở quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 45)