ao nuôi
Đề tài đã điều tra, phỏng vấn 30 (chọn ngẫu nhiên) các hộ nuôi cá tra thâm canh trong ao tại quận Ô Môn, thành phố Cần thơ, theo bảng câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 1A) về các nội dung chính như: quản lý môi trường nước, chất lượng và số lượng thức ăn cho ăn, các vấn đề liên quan xử lý nước, những trở ngại trong quá trình quản lý môi trường ao nuôi…. và một số thông tin khác.
Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.2 Khảo sát sự biến động các yếu tố chất lượng nước trong suốt vụ nuôi
Nghiên cứu đã được thực hiện trên 3 ao nuôi (ao 1, ao 2 và ao 3) có cùng diện tích 1.000 m2/ao, với mật độ nuôi tương ứng là 46, 48 và 49 con/m2. Các ao thí nghiệm đều là những ao mới đào và có độ sâu mực nước trong ao là 3 m.
3.2.2.1 Cải tạo ao
Trước khi thả cá, ao được làm vệ sinh và được bón vôi với liều lượng 1 kg/m2 và phơi nền đáy 3 ngày trước khi lấy nước vào ao. Sau khi lấy nước vào ao thì bón kết hợp phân urê 6 kg/1.000 m3 và super lân 7 kg/1.000 m3 nước.
Ở giữa mỗi ao nuôi có đặt một thước đo để theo dõi độ sâu mực nước trong ao, giúp cho việc theo dõi và tính toán lượng nước cấp và tiêu.
3.2.2.2 Thả giống
Nguồn cá giống được sử dụng là cá giống nhân tạo, cá giống được dưỡng 15 ngày, sau khi đánh bắt, để ổn định sức khỏe và loại cá yếu. Sau đó chọn lựa cá đồng cỡ và khỏe mạnh để thả vào các ao thí nghiệm. Khối lượng trung bình cá thả ban đầu 20±0,2 g/con.
3.2.2.3 Cho ăn và quản lý cho ăn
Trong suốt thời gian thí nghiệm, cá được cho ăn một loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 26% (ghi trên bao bì). Trong ba tháng đầu cá được cho ăn 3 lần/ngày với khẩu phần ăn dao động từ 10 – 12% trọng lượng thân cá/ngày. Từ tháng thứ 4 trở đi số lần cho ăn giảm dần còn 1 lần/ngày, lượng thức ăn cho theo nhu cầu của cá.
3.2.2.4 Quản lý môi trường nước ao nuôi
Trong thời gian thí nghiệm, ao nuôi được thay nước tùy thuộc vào chất lượng nước trong ao thông qua việc theo dõi bằng mắt thường và biên độ triều.
Các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS, OSS, NH4+/NH3+, N-NO2, N-NO3+ , P-PO43-, TN, TP được đo đạc mỗi tuần một lần vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở mỗi lần thay nước cũng được tiến hành thu mẫu. Mẫu nước được thu bao gồm mẫu nước thải ra và mẫu nước cấp vào. Song song đó lượng nước
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thải ra, lượng nước cấp vào và số cá hao hụt hàng ngày cũng được ghi nhận rất cụ thể về số lượng và khối lượng.
3.2.2.5 Thu mẫu bùn đáy
Mẫu bùn đáy sẽ được thu mỗi tuần một lần để xác định biến động TN, TP. Ống nhựa PVC có đường kính 60 mm dài 100 mm đã được sử dụng thu mẫu đất đáy ao.
Cách thu mẫu: Ống nhựa PVC được ấn sâu vào lớp bùn đáy, sau khi đưa lên mặt đất bùn đáy sẽđược đẩy trào lên mặt ống và gạn lấy phần bùn cho vào lọ thu mẫu Sơđồ vị trí thu mẫu bùn đáy được mô tả theo Hình 3.1, sau đây:
Hình 3.1: Sơđồ thu mẫu bùn đáy ao
3.2.3 Xác định lượng vật chất dinh dưỡng chất thải thải ra từ hệ thống nuôi cá, bao gồm nước thải và chất thải rắn
3.2.3.1 Xác định nguồn vật chất dinh dưỡng đầu vào
(i) Nguồn nước cấp
- Thu mẫu nước ở lần cấp nước đầu tiên vào ao sau khi cải tạo ao - Xác định TN và TP của nước cấp (ao lắng)
- Tính toán thể tích nước cấp vào ao
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Tính tổng khối lượng NA, PA cấp vào ao theo nguồn nước bằng cách nhân giá
trị TNA, TPA, với thể nước cấp (ii) Cá giống
- Cá giống được thu ngẫu nhiên 5 con để phân tích độẩm, TN và TP - Xác định khối lượng cá giống thả vào mỗi ao.
- Đo đạc các yếu tố: Ẩm độB, TNB, TPB
- Tính tổng khối lượng NB, PB từ cá giống thả vào ao bằng cách nhân giá trị TNB, TPB với tổng khối lượng cá giống
(iv) Thức ăn
- Thức ăn cho cá cũng được thu mẫu để phân tích độ ẩm, hàm lượng ni tơ và phospho.
- Ghi nhận tổng lượng thức ăn đã sử dụng trong suốt vụ nuôi
- Đo đạc Ẩm độD, TND, TPD,
- Tính tổng khối lượng ND, PD từ thức ăn bằng cách nhân giá trị TND, TPD với tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng
(v) Nướcthay (nước cấp vào mỗi lần thay nước) - Xác định thể tích nước cấp vào
- Xác định các chỉ tiêu môi trường của nước ao lắng
- Ước lượng thể tích nước cấp vào ao trong mỗi lần thay nước dựa trên thước đo.
- Đo đạc các yếu tố TNE, TPE, TSS, TAN NO2-, NO3-, PO43-.
- Tính tổng khối lượng NE, PE từ nguồn nước thay vào bằng cách nhân giá trị TNE, TPE, với tổng thể tích nước đã thay vào
3.2.3.2 Xác định nguồn vật chất dinh dưỡng đầu ra
(i) Nước thải
- Nước thải được thu trong ao trước mỗi lần thay nước.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Đo đạc các yếu tố TNG, TPG, TSS, TAN NO2-, NO3-, PO43-
- Tính tổng khối lượng NG, PG thải ra môi trường khi thay nước bằng cách nhân giá trị TNG, TPG với tổng thể tích nước đã thay ra
(ii) Bùn thải (lượng bùn thải vào giữa vụ)
- Bùn thải được thu ở các lần siphon đáy ao trong chu kỳ nuôi. Mẫu được bảo quản và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm
- Ước lượng khối lượng bùn thải mỗi lần siphon đáy ao dựa trên cơ sở:
• Thu mẫu nước siphon ở 3 thời điểm siphon, thu vào bình nhựa 2 lít, sau đó để lắng và thu lấy phần bùn phân tích
• Ượng bùn và nước được tính toán dựa trên tỷ lệ phần bùn và nước của thể tích bình thu và dựa trên mức nước của thước đo để tính tổng lượng bùn và nước thải
- Đo đạc các yếu tố: Ẩm độH, TNH, TPH, Vật chất hữu cơ
- Tính tổng khối lượng NH, PH thải ra môi trường khi siphon đáy ao bằng cách nhân giá trị TNH, TPH với khối lượng bùn thải
(iii) Cá thu hoạch, cá chết
- Thu mẫu cá vào lúc cá thu hoạch với số lượng 5 con, thu ngẫu nhiên. Mẫu được bảo quản và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm
- Ghi nhận tổng sản lượng cá thu hoạch - Đo đạt các yếu tố: Ẩm độI, TNI1, TPI1
- Tính tổng khối lượng NI, PI tích lũy trong cơ thể cá lúc thu hoạch bằng cách nhân giá trị TNI1, TPI1 với tổng khối lượng cá thu hoạch
- Đối với cá chết thu tổng số cá vớt được - Ghi nhận tổng lượng cá chết
- Đo đạc các yếu tố TNI2, TPI2
- TNI, TPI = (TNI1+TNI2), (TPI1+TPI2) (iv) Nước thải khi thu hoạch
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Tính toán thể tích nước còn lại trong ao sau thu hoạch dựa trên thước đo
- Đo đạc các yếu tố: TNK, TPK, TSS, TAN NO2-, NO3-, PO43-
- Tính tổng khối lượng NK, PK tích lũy trong nước ao sau thu hoạch bằng cách nhân giá trị TNK, TPK với thể tích nước ao sau thu hoạch
(v) Bùn lắng tụ trong ao
- Bùn đáy ao được thu sau khi thu hoạch.
- Tính toán khối lượng bùn đáy còn lại trong ao sau khi thu hoạch bằng cách tính thể tích bùn đáy còn lại trong ao và quy đổi sang đơn vị khối lượng
- Đo đạc các yếu tố: Ẩm độL, TNL, TPL
- Tính tổng khối lượng NL, PL tích lũy trong bùn đáy ao sau thu hoạch bằng cách nhân giá trị TNL, TPL với khối lượng bùn đáy ao
(vi) Thất thoát (N, P)
- Lượng (N, P) thất thoát dự tính do bay hơi (đối với ni tơ) hoặc ngấm vào đất - Tính tổng lượng (N, P) thất thoát bằng cách lấy tổng (N, P) đầu vào trừ cho tổng (N, P) đầu ra
3.2.4 Phương pháp thu, phân tích mẫu và xử lý số liệu 3.2.4.1 Dụng cụ thu mẫu
Dụng cụ thu và đo các thông số môi trường gồm máy đo pH, nhiệt kế thủy ngân, chai nhựa (1000 ml), chai thủy tinh nâu (10 ml), chai nút mài trắng (125 ml), chai nút mài nâu (125 ml), keo nhựa 200 g giữ mẫu bùn đáy, xô nhựa dùng để trộn mẫu nước, …..
3.2.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Nhiệt độ: đo nhiệt đô bằng máy đo điện cực YSI.556 (USA) . pH: đo pH bằng máy đo điện cực YSI.556 (USA)
Oxy hòa tan: Đo hàm lượng oxy hòa tan bằng máy đo điện cực YSI.556(USA) P-PO43-: xác định bằng phương pháp Acid Ascorbic (Arnol et al., 1995)
N-NH4+: xác định bằng phương pháp Indo-phenol blue (Arnol et al., 1995) N-NO-2: xác định bằng phương pháp Diazonium (Arnol et al., 1995)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu N-NO3-: xác định bằng phương pháp salicylate (Arnol et al., 1995)
Tổng lân (TP): công phá mẫu theo phương pháp persulfate (APHA et al,,1995). Sau đó dùng phương pháp Acid Ascorbic blue để xác định TP
Tổng đạm (TN): công phá mẫu theo phương pháp persulfate (APHA et al, 1995). Sau đó dùng phương pháp Salicylate để xác định TN
Đối với mẫu bùn đáy, thức ăn cá và mẫu cá sử dụng phương pháp Kjeldahl sau đó xác định TN và TP bằng phương pháp Indo-phenol blue và Molypden blue
Vật chất lơ lửng (TSS và OSS): thu mẫu vào chai nhựa 1 lít, giữ lạnh và phân tích bằng phương pháp lọc mẫu qua giấy lọc. Giấy lọc mẫu được sấy ở 1050C và đốt ở 5000C (Arnol et al., 1995)
Tiêu hao oxy hóa học (COD): mẫu được thu vào chai nút mài 125ml và cố định bằng dung dịch H2SO44M. Mẫu được phân tích ở phòng thí nghiệm bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4 trong môi trường kiềm
Độẩm bùn đáy, thức ăn cá,và mẫu cá: sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ
3.2.5.1 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Các số liệu được tính trung bình theo từng tháng và theo từng ao riêng biệt. Đối với các thông số tính toán cân bằng vật chất thì tính trung bình của 3 ao. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để lưu trữ, xử lý, sắp xếp và vẽđồ thị.
Chỉ tiêu tính toán
(i) Tổng lượng đầu vào Nvào = NA + NB + ND + NE Pvào = PA + PB + PD + PE VCKvào = VCKA + VCKB + VCKD + VCKE Trong đó: NA, PA: Nước cấp ban đầu NB, PB: Cá giống ND, PD: Thức ăn NE, PE: Thay nước
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Nra = NG + NH + NI + NK + NL + NM Pra = PG + PH + PI+ PK + PL+PM VCKra = VCKG+ VCKH + VCKI+ VCK K + VCKL + VCKM Trong đó: NG, PG: Nước thải NH, PH: Bùn thải NI, PI: Cá thu hoạch NK, PK: Cá chết
NL, PL: Nước còn lại sau thu hoạch NM, PM: Bùn còn lại sau thu hoạch
(iii) Lượng thất thoát = tổng đầu vào – tổng đầu ra
(iv) Lượng (N, P, VCK) tích lũy – cần thiết – thải ra môi trường - Lượng N tích lũy trong 1kg cá (g/kg) = ((NI+NK) - NB)/ (WI+WK) - Lượng N cần thiết để sản xuất 1 kg cá (g/kg) = ND/(WI + WK – WB)
- Lượng N thải ra môi trường khi sản xuất 1kg cá (g/kg) = Nra/( WI + WK – WB ) - Lượng P tích lũy trong 1kg cá (g/kg) = ((PI+PK) - PB)/ (WI+WK)
- Lượng P cần thiết để sản xuất 1 kg cá (g/kg) = PD/(WI + WK – WB)
- Lượng P thải ra môi trường khi sản xuất 1kg cá (g/kg) = Pra/( WI + WK-WB ) - Lượng vật chất khô cần thiết để sản xuất 1 kg cá (kg) = VCKTA/(WI +WK- WB) - Lượng vật chất khô tích lũy trong 1 kg cá (kg) = (VCKI + VCKK – VCKB) /(WI + WK)
- Lượng vật chất khô thải ra môi trường để sản xuất 1 kg cá (kg) = VCKra/(WI + WK – WB) Trong đó: WI: Tổng trọng lượng cá thu hoạch WB: Tổng trọng lượng cá giống WK: Tổng trọng lượng cá chết VCKI: Vật chất khô cá thu hoạch
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu VCK K: Vật chất khô cá chết
(v) Lượng chất thải rắn = lượng bùn đáy ao + lượng bùn siphon
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình nuôi cá tra thâm canh trong ao tại quận Ô Môn – Cần Thơ
4.1.1 Tổng quan về mô hình nuôi
Cần Thơ là tỉnh có điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Đây là điều kiện tốt cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và đặc biệt là nghề nuôi cá tra hầm nói riêng. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là 15.000 ha, trong đó diện tích có thể quy hoạch nuôi cá tra là 14.500 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ, 2006). Nuôi cá tra hầm trước đây chỉ phát triển chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhưng hiện nay đã được nhân rộng và phát triển mạnh ở Cần Thơ, đặc biệt tập trung ở 2 huyện Ô Môn và Thốt Nốt với các kiểu nuôi thường gặp trong ao là nuôi cá thịt và ương giống
4.1.2 Các thông tin chung về hộ nuôi 4.1.2.1 Độ tuổi 4.1.2.1 Độ tuổi
Qua khảo sát ở 30 hộ nuôi, độ tuổi trung bình lao động trong hoạt động nuôi cá là 43 ± 7,6 tuổi và có đến 57 % nhóm người nằm trong độ tuổi từ 41 – 50 (Hình 4.1). Kết quả cho biết rằng ở độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi chiếm một tỉ lệ rất ít trong hoạt động này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp thực tế là việc nuôi cá tra đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, rũi ro về dịch bệnh, đòi hỏi người nuôi cần có những kinh nghiệm, cũng như nguồn vốn nhất định. Vì vậy, ở nhóm tuổi này theo khảo sát chỉ chiếm khoảng 6%. Tương tự vậy ở độ tuổi trên 50, xét về góc độ kinh tế xã hội thì độ tuổi này mặc dù đã tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính, nhưng không đảm bảo vấn đề sức khỏe để đảm trách các công việc cần thiết cho sản xuất. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng độ tuổi này chiếm một tỉ lệ không cao (10%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10% 6%
27% 57%
Dưới 30 30 - 40 41 - 45 Trên 50
Hình 4.1: Phân bố nhóm tuổi lao động trong hoạt động nuôi cá tra
4.1.2.2 Trình độ học vấn
Nhưđã thảo luận ở phần trên, phân bố tuổi lao động cho hoạt động nuôi cá tra tập trung chủ yếu vào độ tuổi 41 – 50 tuổi. Ở độ tuổi này do những điều kiện khách quan mà trình độ học vấn của họ còn hạn chế mà kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 87% số hộ có trình độ từ cấp 1 đến cấp 2 (Hình 4.2). Trong khi đó nông hộ có trình độ cao đẳng hoặc đại học chỉ chiếm 13%. Điều này phản ánh một thực tế đa số người nuôi cá tra là qua tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm hoặc học hỏi được từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
Trong những năm qua, sản lượng và năng suất nuôi cá tra không ngừng nâng cao, từđó cho thấy nuôi cá tra phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi hơn là trình độ học vấn. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp cũng là một khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra, trong bối cảnh nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao về mức độ an toàn, chất lượng sản phẩm, đòi hỏi người nuôi cần có trình độ cơ bản để tiếp thu khoa học – kỹ thuật nuôi tốt, đảm bảo môi trường nuôi phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tếđặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.