4.3.1.1 Kết quả phân tích trên cá, thức ăn và bùn đáy
Kết quả phân tích ẩm độ, nitơ và phốt pho của các loại thức ăn, cá và bùn đáy ở lúc thả và lúc thu hoạch cá được trình bày ở Bảng 4.2
Ẩm độ trung bình của cá lúc thu hoạch là 51,3±1,19% thấp hơn so với lúc cá thả là 62,7±3,34%. Do cá thịt có nhiều mỡ hơn nên ẩm độ thấp hơn so với cá giống. Đối với bùn đáy, ẩm độ lúc thu hoạch là 64,8±6,91% cao hơn so với lúc ban đầu là 56,8±3,22%. Có thể là do, đây là những ao mới đào, lượng bùn đáy ban đầu rất ít, ẩm độ thấp. Đất có nhiều chất hữu cơở cuối vụ sẽ hấp thu nước nhiều hơn nên ẩm độ cao hơn. Biến động nitơ và phospho trong thức ăn ở các thời điểm khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhà sản xuất và cho thấy thức ăn được cung cấp có hàm lượng dưỡng chất không ổn định. Lượng nitơ, phospho của cá thu hoạch tương ứng là 3,7±0,73% và 1,06±0,51%, giảm hơn so với cá giống là 6,15±0,59% và 3,93±0,02%. Do khi cá lớn, vật chất dinh dưỡng được cá hấp thu, có khuynh hướng chuyển sang tích lũy ở dạng lipid. Riêng đối với hàm lượng nitơ bùn đáy tăng đáng kể vào thời điểm thu hoạch, cụ thể nitơ từ 2,76±1,42% ở thời điểm lúc thả tăng lên 7,47±1.01% ở thời điểm thu hoạch, lượng phospho cũng tăng tương ứng từ 0,27±0,08% lên 3,53±0,24%. Điều này cho thấy một lượng lớn vật chất dinh dưỡng được tồn đọng trong ao.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.2 Độ ẩm, nitơ, phospho của cá, thức ăn, bùn đáy lúc thả và thu hoạch (tính trên trọng lượng khô)
NỘI DUNG LÚC THẢ LÚC THU HOẠCH AO 1 AO 2 AO 3 Trung bình AO 1 AO 2 AO 3 Trung bình CÁ Độẩm (%) 61,5 66,4 60,1 62,7±3,34 51,5 52,4 50,1 51,3±1,19 Ni tơ (%) 6,11 6,11 6,21 6,15±0,59 3,66 3,78 3,64 3,7±0,73 Phospho (%) 3,91 3,93 3,95 3,93±0,02 1,05 1,08 1,25 1,06±0,51 BÙN ĐÁY Độẩm (%) 53,1 58,3 59,1 56,8±3,22 60,2 61,4 72,7 64,8±6,91 Ni tơ (%) 1,25 2,93 4,08 2,76±1,42 8,14 7,95 6,31 7,47±1,01 Phospho (%) 0,33 0,18 0,29 0,27±0,08 3,8 3,40 3,38 3,53±0,24 THỨC ĂN Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Độẩm (%) 10,2 10,2 9,95 10,2 11,8 Ni tơ (%) 1,79 4,47 3,28 2,32 3,47 Phospho (%) 1,35 1,19 1,44 1,31 1,0
4.3.1.2 Sự phân bố nitơ - phospho và vật chất khô trong ao nuôi
Kết quả từ Bảng 4.3, 4.4 và 4.5 cho thấy ở đầu vào lượng nitơ và phospho và vật chất khô được cung cấp chủ yếu từ nguồn thức ăn (95,2±1,7% N; 97,5±0,95% P và 98,7% vật chất khô), lượng nước cấp trong thời gian nuôi cũng chiếm một lượng nitơ đáng kể (2,9±1,4%) . Ở đầu ra, lượng nitơ, phospho và vật chất khô tích lũy trong cá chiếm tương ứng 39,9%; 30,8% và 32,79%. Sự khác biệt giữa lượng nitơ và phospho tích lũy và thải ra môi trường ở 3 ao nuôi không đáng kể.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.3 Phân bố ni tơ trong ao nuôi (đvt:kg)/trọng lượng khô
NỘI DUNG AO 1 AO 2 AO 3 TRUNG
BÌNH
% TRUNG BÌNH
Đầu vào
Nước cấp cho ao ban đầu 9 9,0 9,0 9,0±0,00 0,66±0,4 Nước cấp trong thời gian
nuôi 31,3 39,8 58,1 43,07±10,09 2,9±1,4
Thức ăn 1405,9 1424,2 1354,1 1394,74±36,35 95,28±1,7 Cá giống 16,5 16,2 18,7 17,13±1,37 1,17±0,3
Tổng 1462,6 1489,2 1439,9 1463,9±24,7 100,0
Đầu ra
Nước còn lại sau khi thu
hoạch 1,0 0,7 1,0 0,9±0,17 0,1±0,0
Nước thay trong thời gian
nuôi 93,0 150,0 138,0 127±30,05 10,02±3,6 Bùn đáy siphon 170,3 101,4 135,85±48,72 9,23±3,5 Cá chết 102,78 89,16 109,03 100,3±10,16 6,86±0,8 Cá thu hoạch 509,2 525,3 500,30 511,6±12,67 33,08±3,5 Bùn đáy còn lại 556,0 601,4 680,2 612,5±62,8 41,85±4,8 Thất thoát 30,3 21,2 11,4 21,0±9,45 1,68±0,1 Tổng 1462,6 1489,2 1439,9 1463,9±24,6 100,0 Bảng 4.4 Phân bố phospho trong ao nuôi (đvt:kg)/trọng lượng khô
NỘI DUNG AO 1 AO 2 AO 3 TRUNG
BÌNH
% TRUNG BÌNH
Đầu vào
Nước cấp cho ao ban đầu 0,1 0,1 0,1 0,1±0,32 0,05±0,0 Nước cấp trong thời gian
nuôi 3,4 3,6 4,0 3,7±0,9 0,65±0,06
Thức ăn 576,8 584,3 555,5 572,18±14,91 97,50±0,95 Cá giống 10,60 10,30 10,8 10,57±0,25 1,80±0,79
Tổng 590,86 598,26 570,41 586,51±14,42 100,0
Đầu ra
Nước còn lại sau khi thu
hoạch 3,9 4,0 3,1 3,7±0,49 0,6±0,07
Nước thay trong thời gian
nuôi 10,0 10,3 10,9 10,4±1,8 1,8±0,12 Bùn đáy siphon 117 114,6 115,8±1,79 19,5±0,46 Cá chết 58,06 43,13 52,58 51,3±7,54 8,7±1,37 Cá thu hoạch 124,9 146,4 118,63 130,0±68,41 22,1±2,04 Bùn đáy còn lại 255,0 256,3 463,5 292,3±62,56 50±11,96 Thất thoát 22,0 23,6 21,7 22,4±1,02 3,8±0,09 Tổng 590,9 598,3 570,4 586,51±14,45 100,0
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.5 Phân bố vật chất khô trong ao nuôi (đvt:kg)/trọng lượng khô
NỘI DUNG AO 1 AO 2 AO 3 TRUNG BÌNH
VC khô VC khô VC khô VC khô %
Đầu vào
Nước cấp cho ao ban đầu 35 89,5 67.5 64±27,42 0,13±0,06 Nước cấp trong thời gian
nuôi 166,87 230,25 250,64 215,92±43,69 0,47±0,10
Thức ăn 45786,1 46381,3 44099,1 45422,16±1183,8 98,78±0,18 Cá giống 270,37 264,89 301,56 278,94±19,79 0,60±0,06
Tổng 46258,3 46965,9 44718,8 45917,0±12,4 100,0
Đầu ra
Nước còn lại sau khi thu
hoạch 284,33 455,47 672,46 23097,98±194,52 1,02±0,45 Nước thay trong thời
gian nuôi 818,04 815,5 763,25 798,93±30,93 1,73±0,03 Cá chết 1005,55 1069,61 1212,04 1095,73±105,69 2,38±0,28 Cá thu hoạch 13899,30 14165,84 13873,91 13979,68±161,72 30,41±0,53 Bùn đáy còn lại 20136,35 20301,9 19352,10 19930,11±507,38 43,34±0,16 Thất thoát 10114,8 10157,6 8845,1 9704,95±745,72 21,09±1,14 Tổng 46258,4 46965,9 44718,9 45981,0±25,3 100,0
4.3.1.3 Tích lũy nitơ, phốtpho và vật chất khô trong ao nuôi lúc thu hoạch
Bảng 4.6, thể hiện % nitơ, phospho và vật chất khô phân bố trong cá, nước, đất và lượng thất thoát ra ngoài môi trường. Nitơ tích lũy trong bùn đáy chiếm khá cao (50,4±1,2%), nitơ tích lũy trong cá chiếm (42,6±0,8%), nitơ thải ra môi trường nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (5,4±1,7%). Đối với phospho lượng tích lũy trong cá (29,8±0,9%), lượng tích lũy qua bùn đáy chiếm tỷ lệ khá lớn (65,5±1.0%), lượng thải ra môi trường nước là (1,80±0.1%). Lượng nitơ và phospho thất thoát ra môi trường trong quá trình nuôi không lớn
Như vậy, cá tra có tỷ lệ tích lũy nitơ cao hơn tích lũy phospho, đó cũng là lý do tạo sao tỷ lệ phospho trong nước và bùn đáy tăng dần về cuối vụ.
Lượng vật chất khô tích lũy trong cá không cao, chỉ chiếm (32,6±0,83%). Phần lớn được tích lũy ở bùn đáy ao (45,6±0,13%), lượng thất thoát chiếm (16,7±1,24%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.6 Sự phân bố nitơ và phospho và vật chất khô trong ao nuôi lúc thu hoạch (%) NỘI DUNG AO 1 AO 2 AO 3 TRUNG BÌNH Ni tơ Tổng N cung cấp từ thức ăn 100 100 100 100 Tích lũy trong cá 42,36 42,01 43,62 42,66±0,8 Tích lũy trong nước 3,83 7,16 5,31 5,43±1,7 Tích lũy trong đất 51,66 49,35 50,23 50,41±1,2 Thất thoát 2,16 1,48 0,84 1,5±0,7 Photpho Tổng P cung cấp từ thức ăn 100 100 100 100 Tích lũy trong cá 29,80 30,68 28,88 29,88±0,9 Tích lũy trong nước 1,80 1,81 1,60 1,80±0,1 Tích lũy trong đất 64,56 63,48 65,62 65,50±1,0 Thất thoát 3,84 4,04 3,99 3,92±0,1 Vật chất khô Tổng vật chất khô cung cấp từ thức ăn 100 100 100 100 Tích lũy trong cá 31,96 32,28 33,53 32,57±0,83 Tích lũy trong nước 4,81 4,85 5,48 5,04±0,38 Tích lũy trong đất 45,73 45,50 45,70 45,65±0,13 Thất thoát 17,50 17,37 15,30 16,74±1,24 51% 1% 5% 43%
Tích lũy trong cá Tích lũy trong nước Tích lũy trong đất Thất thoát
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
30%
2% 4%
64%
Tích lũy trong cá Tích lũy trong nước Tích lũy trong đất Thất thoát
Hình 4.26: Lượng phospho tích lũy trong ao nuôi lúc thu hoạch
33%
5% 45%
17%
Tích lũy trong cá Tích lũy trong nước Tích lũy trong đất Thất thoát
Hình 4.27: Lượng vật chất khô tích lũy trong ao nuôi lúc thu hoạch
Trong hệ thống nuôi thâm canh lượng nitơ và phospho cung cấp cho hệ thống nuôi chủ yếu là từ thức ăn – thức ăn công nghiệp - thường chứa hàm lượng nitơ và phospho cao. Lượng nitơ và phospho được cá tích lũy không cao lắm. Vì vậy, để tăng cường khả năng hấp thu đạm và lân trong thức ăn, có lẽ cần quan tâm đến các yếu tố như chất lượng thức ăn, liều lượng cho ăn, môi trường ao nuôi, sức khỏe cá nuôi, …Nếu sử dụng loại thức ăn có chất lượng phù hợp thì hệ số sử dụng thức ăn của cá sẽ thấp, cho ăn hợp lý cá sẽ tiêu hóa tốt hơn, tránh thức ăn rơi vải, dư thừa, giảm lượng đạm lân thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu quản lý môi trường và sức khỏe tốt, cá sẽ khỏe mạnh, bắt mồi tốt và khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ tốt hơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.3.2 Cân bằng dinh dưỡng trong ao nuôi
Từ số liệu nitơ được cung cấp cho ao nuôi từ thức ăn, ta tính được lượng nitơ cần thiết để sản xuất ra 1 kg cá là 43,78±1,0 g, lượng nitơ tích lũy trong cá là 18,26±1,0 g và lượng nitơ thải ra môi trường là 25,19±1,7 g (phụ lục B25, B26, B27). 43.78 25.19 18.26 0 10 20 30 40 50
Nitơ cần thiết Nitơ tích lũy Nitơ thải ra môi trường
g
a
m
Hình 4.28: Phân bố nitơ khi sản xuất 1 kg cá
Tương tự lượng phospho cần thiết để sản xuất 1kg cá, lượng phospho tích lũy và lượng phospho thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg cá tương ứng là 18,0±1,0 g; 5,23±0,3 g và 12,6±0,7 g (phụ lục B28, B29, B30).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12.6 5.23 18 0 4 8 12 16 20
Phospho cần thiết Phospho tích lũy Phospho thải ra môi trường
g
a
m
Hình 4.29: Phân bố phospho khi sản xuất 1 kg cá
Lượng vật chất khô cần thiết để sản xuất ra 1kg cá là 1,42±0,1 kg, trong đó cá tích lũy 0,49±0,0 kg, lượng thải ra môi trường là 0,92±0,1 kg (phụ lục B31, B32, B33). 1.42 0.49 0.92 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60
Vật chất khô cần thiết Vật chất khô tích lũy Vật chất khô thải ra
k
g
Hình 4.30: Phân bố vật chất khô khi sản xuất 1kg cá
Lượng chất thải rắn thải ra môi trường sau vụ nuôi là 93,7 tấn/1000 m2 (tính trên trọng lượng khô). Lượng chất thải lỏng là 7.793 m3/1000 m2.
Từ kết quả thu được quy ra khi nuôi 1ha với năng suất nuôi trung bình hiện nay khoảng 500 tấn/vụ. Lượng vật chất khô cần cung cấp là 713 tấn, trong đó cá tích
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu lũy được 245 tấn, thải ra môi trường 460 tấn. Lượng nitơ cung cấp 21,9 tấn, cá tích lũy 9,13 tấn, thải ra môi trường 12,6 tấn. Lượng phospho cung cấp 9 tấn, cá tích lũy 2,62 tấn, thải ra môi trường 6,3 tấn. Lượng chất thải rắn thải ra môi trường là 937 tấn, lượng chất thải lỏng là 77.930m3.
460 6.3
12.6
Vật chất khô Nitơ Phospho
Hình 4.31 Lượng vật chất khô, phospho, nitơ thải ra môi trường trên đơn vị 1 ha (đvt: tấn)
Theo số liệu thống kê năm 2007, sản lượng cá tra nuôi thâm canh ởĐồng bằng sông Cửu Long ước đạt khoảng 1,5 triệu tấn (http://www.stp.gov.vn). Như vậy, trong năm 2007 lượng chất thải ra môi trường ước tính khoảng 1.380.000 tấn vật chất khô; 37.785 tấn nitơ; 18.900 tấn phospho.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Hầu hết các hộ nuôi cá có trình độ học vấn và chuyên môn không cao. Độ tuổi bình quân 41-50 chiếm tỷ lệ cao (57%). Việc tổ chức nuôi chủ yếu là theo kinh nghiệm (83,33%). Mật độ cá thả nuôi trung bình từ 30 – 50 con/m2 chiếm đa số (56,7%). Hầu hết sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá (93,3%). Đặc biệt việc thay nước chỉ dựa theo thủy triều và nước từ ao được thải trực tiếp ra kênh rạch (100%) mà không qua xử lý.
- Các yếu tố môi trường có biến động ở các lần thu mẫu, càng về cuối vụ nuôi một số chỉ tiêu TAN, TKN, NO2-, NO3-, TSS, có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên chưa vượt qua ngưỡng sinh học của cá.
- Các chỉ tiêu NH3+, TN, TSS ở những tháng cuối vụ nuôi đã vượt quá mức B của tiêu chuẩn TCVN 5945 : 2005. Theo quy định, nước thải này chỉ được phép thải vào các nơi được qui định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung…)
- Tổng đạm, tổng lân và vật chất khô tích lũy trong ao ở cuối vụ tăng cao hơn rất nhiều so với thời điểm bắt đầu thả cá.
- Lượng nitơ, phospho, vật chất khô cung cấp từ thức ăn được tích lũy trong cá tương ứng là : 42,7% ; 29,8% ; 33%. Lượng nitơ, phospho, vật chất khô thải ra môi trường là : 57,3% ; 70,2% ; 67%
- Vật chất dinh dưỡng tích lũy được phân bố trong ao nuôi như sau : nước 5,43% N, 1,8% P; bùn đáy 50,4% N, 64,5% P; cá thu hoach 42,7% N, 29,8% P ; thất thoát 1,5% N, 3,92% P.
- Để sản xuất 1kg cá cần cung cấp 43,8 g nitơ, 18,0 g phospho, 1,42 kg vật chất khô, cá tích lũy 18,3 g nitơ, 5,23 g phospho, 0,49 kg vật chất khô, thải ra môi trường 25,2 g nitơ, 12,6 g phospho, 0,93 kg vật chất khô.
5.2 Đề xuất
- Trong công tác quản lý cần có những giải pháp giúp nâng cao trình độ, năng lực của người nuôi thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, để giúp họ nâng cao
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu khả năng quản lý, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm hạn chế rủi ro và tăng thu nhập và phát triển nghề nuôi bền vững
- Nghiên cứu đưa ra mô hình nuôi hợp lý, sử dụng hiệu quả lượng nitơ và phospho từ nguồn thức ăn, tránh dư thừa, nhằm giảm chi phí sản xuất
- Nghiên cứu các mô hình xử lý chất thải hiệu quả, để người dân có thể dễ dàng áp dụng
- Một lượng lớn vật chất dinh dưỡng tồn đọng trong ao cuối mỗi vụ nuôi. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Tận dụng nguồn chất thải hữu cơ này để làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp
- Việc quy hoạch phát triển vùng nuôi cần dựa trên sức tải của môi trường để tránh gây ô nhiễm môi trường
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alex Midlen and Theresa A. Redding, 2000. Environmental Management for aquaculture. Kluwer Academic Publishers.
2. APHA, AWWA, and WPCF, 1985. Standard methods for the examiation of Water Works Association, and Water Pollution Control Federation, Washington, DC, 1268p 3. Arnold E. Greenberg, Lenore S. Clesceri, Andrew D. Eaton, 1992. Standard methods
for examination of water and waste water
4. Bergheim, A., Kristiansen, R., Kelly, L. 1984: Treatment and utilization of sluge from Landbased farm for Salmon. In: Wang, J.K (Ed): Technique, pp 486 – 495.
5. Bình Nguyên (2007). Thiếu cá tra giống giá tăng mạnh. Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản
http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015068&News ID=28533911. Cập nhật ngày 18/4/2007.
6. Boyd, C. E., 1990. Water Quality for Pond Aquaculture. Birmingham Publishing Company, Birmingham, Alabama, 269pp
7. Boy, C. E., 1998. Water Quality for pond Aquaculture. Reasearch and Development serie No. 43, August 1998, Alabama, 37pp
8. Boyd, C.E and S. Zimmermann, 2000. Grow-out systems-water Quality and Soil Management, In: new M.B and W.C. Valenti (Eds). Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science. Pp 221 – 238.
9. Bộ Thuỷ sản. 2006. Báo cáo hàng năm (1997-2005).
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2008. Báo cáo tháng 1/2008
http://agroviet.gov.vn/portal/page?pagied=35,648312&dad=portal&schema=PORTAL 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2006. Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường, số: 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006. Về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
12. Bộ thủy sản, 2006. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà Nước năm 2005, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế XH 2006 của Ngành Thủy sản.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu