Sai phạm khác về hoạt động của sàn

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các quy định về tổ chức và quản lý sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 41 - 43)

5 Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, Sàn giao dịch BĐS – Một trong những nội dung quản lý của nhà nước đối với thị trường BĐS, Văn Thị Anh, Dân sự K32B

2.6.2.Sai phạm khác về hoạt động của sàn

Hiện nay có nhiều vấn đề xoay quanh các hoạt động của SGD BĐS. Điển hình là hoạt động kinh doanh các dịch vụ của SGD BĐS. SGD BĐS khi thực hiện môi giới, tư vấn không thiết lập hợp đồng. Nhiều SGD BĐS trực thuộc công ty chủ quản để hoạt động, khi thực hiện phân phối dự án cho chủ đầu tư không có văn bản ủy quyền phân phối giao dịch. Ngoài ra, hoạt động của sàn chỉ mang tính chất hình thức, các loại dịch vụ hoạt động của sàn khá nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp và khá đơn điệu. SGD BĐS hiện nay khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS, những dịch vụ quan trọng như dịch vụ pháp lý, tư vấn, đấu giá, quản lý BĐS chỉ có tính chất cầm chừng. Rất ít sàn thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động kể trên và hoạt động môi giới vẫn là chủ yếu.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh BĐS không cho phép các sàn giao dịch kinh doanh BĐS nhưng các sàn lách bằng cách nằm lẫn trong một doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Câu chuyện các SGD BĐS không chú tâm làm dịch vụ môi giới mà lo đi gom hàng sỉ vô hình trung đã đẩy giá căn hộ, nền đất ngoài thị trường lên. Sàn gom hàng sỉ để kinh doanh thì sàn phải nộp thuế, chi phí quảng cáo marketing, chi phí hoạt động… Do vậy, khi sản phẩm đến tay khách hàng thì giá đã đội lên một mức khá cao, thậm chí cao hơn rất nhiều so với giá thành xây dựng của chủ đầu tư. Việc nhập nhằng trong phân phối như trên tưởng là nhỏ nhưng tác động của nó khá lớn đến thị trường vì đây là nguyên nhân đẩy giá BĐS tăng cao. Các sàn mua sỉ sản phẩm nhà đất là một hình thức đầu cơ đẩy giá BĐS. Vì việc nhập nhằng giữa mua sỉ và môi giới khiến người có nhu cầu về nhà đất rơi vào một vòng xoáy giá hỗn

loạn. Kết quả là người mua căn hộ, nền đất thật sự gánh chịu một mức giá cao phi lý.

Trước những sai phạm của các SGD BĐS, ngày 21/1/2011, Đoàn Thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Xây dựng, C46 Bộ Công an, Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS Bộ Xây dựng đã công bố sai phạm của 25/61 SGD BĐS tại Hà Nội sau khi tiến hành thanh tra theo Quyết định số 761/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong số 25 SGD BĐS bị xử phạt (trên tổng số 61 sàn giao dịch được kiểm tra) có nhiều sàn giao dịch có tên tuổi như Sàn giao dịch Công ty BĐS Thế Kỷ (CEN Group); SGD BĐS Công ty 5079… Đối tượng chính của cuộc thanh tra này là những sàn giao dịch thuộc sự quản lý của các tập đoàn, tổng công ty, công ty đang thực hiện dự án xây dựng các khu đô thị mới, chủ yếu là các SGD BĐS đã có thâm niên hoạt động ít nhất 3 năm. Đây là thời điểm để các cơ quan chức năng tổ chức “hậu kiểm” chặt chẽ để hệ thống sàn hoạt động đi vào chiều sâu, có chất lượng hơn, tránh hoạt động hình thức, hoặc làm ăn mang tính chụp giật.

Có thể nói, sự ra đời ồ ạt của các SGD BĐS hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến việc chấp hành các quy định của luật rất hình thức, thậm chí mang tính che chắn, đối phó, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được. Để các SGD BĐS thực hiện đúng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư thì các doanh nghiệp phải xác định đúng vai trò, vị trí của sàn trong chiến lược kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có những hoàn thiện khung chính sách đối với loại hình hoạt động này, đồng thời minh bạch trong công bố thông tin, hỗ trợ cho các sàn nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như tính minh bạch trong việc tổ chức và hoạt động của các SGD BĐS.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng các quy định về tổ chức và quản lý sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 41 - 43)