Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 32 - 36)

3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng

3.2.1. Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C

Rủi ro trong quá trình thanh toán L/C chính là rủi ro bộ chứng từ không được thanh toán hay chậm thanh toán chủ yếu do bộ chứng từ bất hợp lệ.

Căn cứ trả tiền duy nhất của phương thức L/C là bộ chứng từ. Tuy nhiên, để lập được một bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C không phải là chuyện đơn giản đối với nhiều nhà xuất khẩu. Thực tế, rất nhiều L/C được mở với những điều khoản chi tiết [ví dụ xem phụ lục 1: phần mô tả hàng hóa trong L/C liệt kê rất chi tiết] , phức tạp, các điều khoản mâu thuẫn, thiếu logic, điện bị nhiễu hoặc thiếu, gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập chứng từ.

Đa số những L/C hàng dệt may xuất đi Mỹ rất dài, yêu cầu rất nhiều loại chứng từ với những điều khoản chi tiết về nội dung chứng từ cũng như mô tả hàng hóa, lịch giao hàng. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp dệt may trong việc lập bộ chứng từ. Hơn nữa, số lượng xuất khẩu hàng dệt may rất lớn nên việc lập chứng từ để kịp thời hạn xuất trình ở ngân hàng

cũng là một vấn đề nan giải của doanh nghiệp. Do đó, phần lớn bộ chứng từ hàng dệt may xuất trình qua các NHTM Việt Nam đều không phù hợp với L/C.

Trường hợp L/C mở bị sai sót về những điều khoản như: giá FOB nhưng lại quy định B/L thể hiện Freight Prepaid hay giá CFR nhưng quy định B/L thể hiện Freight Collect, đơn giá sai, số liệu tính toán phần mô tả chi tiết hàng hóa sai, cảng bốc, cảng dỡ sai lỗi chính tả, yêu cầu người vận chuyển đích danh nhưng lại đánh không chính xác tên, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, yêu cầu chứng từ chứng nhận sức khỏe do Nafiquaved nhưng thực tế tên đúng của cơ quan này là Nafiqaved … Những trường hợp này nhiều nhà xuất khẩu nếu không cẩn thận và kịp thời tu chỉnh L/C sẽ dẫn đến xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C.

Nhà xuất khẩu cũng nên lưu ý khi L/C yêu cầu những chứng từ do nhà nhập khẩu lập như chứng nhận kiểm tra (Inspection Certificate). Nếu không có loại chứng từ này đáp ứng yêu cầu của L/C thì bộ chứng từ sẽ bị từ chối thanh toán. Trường hợp này nhà xuất khẩu phải phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác. Chúng ta hãy xem xét trường hợp cụ thể sau đây của công ty Vinafor Sài Gòn:

Ngân hàng United Overseas Bank Ltd Singapore mở một L/C hàng bàn ghế theo lệnh nhà nhập khẩu là Wayco International Singapore cho người thụ hưởng ở Việt Nam là Vinafor Sài Gòn với điều kiện thanh toán là 85% trả ngay khi Vinafor xuất trình chứng từ phù hợp cho ngân hàng mở, còn 15% sẽ trả khi Vinafor xuất trình chứng từ kiểm tra (inspection Certificate) do nhà nhập khẩu Wayco International lập. Chứng từ phù hợp được xuất trình tại Vietcombank Hồ Chí Minh và gửi đến ngân hàng mở đúng hạn xuất trình và Vinafor nhận được khoản thanh toán 85% trị giá lô hàng. Người mua sau khi thanh toán 85% trị giá chứng từ đã nhận bộ chứng từ đi nhận hàng và sau đó không phát hành

Inspection certificate với lý do hàng không đáp ứng chất lượng như thỏa thuận. Vậy là Vinafor không thu được 15% trị giá hàng.

Rủi ro bộ chứng từ bất hợp lệ do giao hàng trễ, xuất trình trễ, L/C hết hạn hiệu lực cũng hay xảy ra.

Đối với L/C quy định việc giao hàng nhiều lần theo lịch thì nhiều nhà xuất khẩu do không nắm rõ UCP500 nên đã có bộ chứng từ bất hợp lệ, đó là nếu một lô hàng giao trễ thì L/C sẽ không còn giá trị đối với lần giao hàng đó và những lần giao hàng sau đó.

Một số vấn đề về điều kiện thanh toán của các L/C hàng thủy sản do các ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Aâu phát hành [xem phụ lục số 2: trường 47A L/C hàng thủy sản xuất đi Canada của công ty Vạn Đức:”It is the condition of this credit that the documents will be released to the applicant, against a trust receipt, to enable CFIA (Canadian Food Inspection Agency) to inspect the the merchandise. Hence, payment under this credit will only be effected after receipt by us of documentary evidence or notification from the applicant stating that the relative merchandise has been passed by Canadian Food Inspection Agency. Receipt of notification that the relative merchandise has not passed Canadian Food Inspection Agency , will be advised to the negotiating bank immediatele, thus releasing us from our payment obligation” :

Như chúng ta đã biết, hàng thủy sản nhập vào thị trường Bắc Mỹ và Châu Aâu phải trãi qua sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng của các cơ quan chức năng các nước, ví dụ như cơ quan kiểm định thữc phẩm và dược phẩm Mỹ (US FDA – US Food and Drugs Administration), cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA – Canada Food Inspection Agency),… Đã có nhiều truờng hợp hàng thủy sản của Việt Nam không đủ chất lượng đã bị tiêu hủy hay bị gửi trả về. Do đó, nếu mở L/C với điều kiện thanh toán thông thường thì nhà nhập khẩu phải thực

hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trên cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp, trong khi họ có thể sẽ gánh chịu rủi ro do hàng hóa không vượt qua được sự kiểm tra chất lượng. Do đó, để loại bỏ rủi ro này thì các nhà nhập khẩu ở Bắc Mỹ và châu Aâu yêu cầu ngân hàng của họ phát hành L/C có điều kiện thanh toán như sau: Ngân hàng phát hành L/C sẽ giao bộ chứng từ được xuất trình bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu để nhận hàng mang đi kiểm tra chất lượng trên cơ sở cam kết của nhà nhập khẩu về việc sẽ thông báo cho ngân hàng phát hành L/C kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi nhận được thông báo hàng đã qua khâu kiểm tra và được nhập vào thị trường nước nhập khẩu thì ngân hàng phát hành mới thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng phát hành L/C được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu nhận được thông hàng không đủ chất lượng, không cho nhập khẩu hàng hóa của cơ quan chức năng.

Điều khoản này có lợi cho nhà nhập khẩu nhưng lại hết sức bất lợi cho nhà xuất khẩu. Cam kết thanh toán của ngân hàng mở không còn là một nghĩa vụ độc lập mà phụ thuộc vào một bên thứ ba (người mở L/C). Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của UCP 500 và làm mất đi ý nghĩa của L/C như là một phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho cả người hưởng và người mở. Vai trò trung gian độc lập đảm bảo cho giao dịch của ngân hàng mở không còn nữa.

Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở không chỉ phụ thuộc vào việc xuất trình chứng từ mà còn phụ thuộc vào thiện chí của người mua (người mở L/C). Người mua có thể làm vô hiệu nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở chỉ đơn giản là không xuất trình được yêu cầu. Không có điều kiện nào ràng buộc người mua phải thông báo cho ngân hàng mở ngay sau khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng và được phép nhập cảnh. Người mua thường lợi dụng

điều kiện này để trì hoãn thanh toán, thậm chí gây sức ép đòi giảm giá cho dù trên thực tế người mua đã được cơ quan kiểm tra cấp phép và nhận hàng.

Do đó, các NHTM Việt Nam nếu đóng vai trò ngân hàng thanh toán sẽ cũng gặp rủi ro nếu bộ chứng từ phù hợp nhưng hàng hóa không qua được khâu kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)