Rủi ro về ngân hàng mở

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 36 - 37)

3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng

3.2.2. Rủi ro về ngân hàng mở

Hiện nay, điều kiện để thành lập một ngân hàng không quá khó khăn nên trên thế giới có rất nhiều ngân hàng, Do đó, nhiều ngân hàng chưa có năng lực tài chính vững mạnh cũng như kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Rủi ro về ngân hàng mở là điều tất yếu.

L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng mở. Do đó, uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tình hình tài chính của ngân hàng mở là điều đáng quan tâm.

Ngoài rủi ro về việc ngân hàng phá sản còn có các rủi ro chứng từ bị từ chối thanh toán như ngân hàng mở đứng về phía nhà nhập khẩu và cố tình nêu ra những lỗi nhỏ trên chứng từ để giúp nhà nhập khẩu từ chối hay trì hoãn thanh toán và thu phí bất hợp lệ.

Ngoài ra, quan điểm giữa các ngân hàng không thống nhất với nhau trong việc kiểm tra chứng từ cũng gây ra rủi ro chứng từ bị từ chối thanh toán.

Ví dụ, những bộ chứng từ của công ty Haprosimex Hồ Chí Minh gửi đến ngân hàng mở là Bank Alfalah Ltd chi nhánh Jodia Bazar đều bị ngân hàng mở bắt bất hợp lệ là không xuất trình master B/L theo yêu cầu của L/C. Xem phụ lục số 3, ta thấy ở trường 46A của L/C yêu cầu B/L đường biển (marine B/L) và ở phần điều kiện phụ có thêm câu: Only original master B/L acceptable.

B/L mà Haprosimex xuất trình do RCL (Vietnam) Co.,Ltd (đại lý cho người chuyên chở là Regional Container Lines) lập. Theo quan điểm của ngân hàng mở thì master B/L là B/L do master (thuyền trưởng) ký.

Ngân hàng của nhà xuất khẩu là Vietcombank đã có điện không đồng ý bất hợp lệ này vì master B/L là B/L do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành, được dùng để phân biệt với house B/L là B/L do người giao nhận phát hành trên cơ sở master B/L, chứ không phải master B/L phải là B/L do master phát hành. Ngân hàng mở sau đó dù thanh toán nhưng vẫn trừ phí bất hợp lệ.

Một số ngân hàng không hiểu căn cứ vào đâu mà cứ cho rằng “shipping company” phải là “carrier”. Do đó, có những truờng hợp L/C yêu cầu B/L được phát hành bởi “shipping company” mà nhà xuất khẩu xuất trình B/L do đại lý của “carrier” lập bị bắt bất hợp lệ [xem phụ lục 3 và phụ lục 4]. Do đó, sự thiếu hiểu biết của ngân hàng mở dẫn đến việc từ chối thanh toán cũng gây rủi ro cho phía Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)