0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Rủi ro trong việc chiết khấu chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42 -43 )

3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng

3.4. Rủi ro trong việc chiết khấu chứng từ

Chiết khấu chứng từ là dịch vụ phổ biến đối với các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng không những thu được lãi suất chiết khấu mà còn dùng dịch vụ này để cạnh tranh với nhau, lôi kéo khách hàng về mình bằng cách ưu đãi lãi suất và thoáng hơn về điều kiện chiết khấu.

Ngân hàng chiết khấu phải đối mặt với những rủi ro sau: - Chứng từ bất hợp lệ và bị từ chối thanh toán.

- Chứng từ phù hợp hoàn toàn với L/C, ngân hàng mở sẵn sàng thanh toán nhưng tòa án có lệnh không cho thanh toán [trường hợp công ty Nam Thái Bình Dương đã nêu ở phần trên – xem phụ lục 6].

- Sự giả mạo chứng từ: Việc chiết khấu chỉ dựa trên bộ chứng từ xuất khẩu và ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ với sự cẩn thận hợp lý để xác nhận chứng từ phù hợp với L/C và không chịu trách nhiệm về chứng từ giả mạo. Bên cạnh đó, có những NHTM vì lý do cạnh tranh mà đã tương đối dễ dãi trong việc chiết

khấu chứng từ , chiết khấu cho cả những khách hàng mới giao dịch mà không rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này tạo kẻ hở cho những đối tượng có mưu đồ lừa đảo lợi dụng bằng cách lập bộ chứng từ giả trình chiết khấu rồi ôm tiền biến mất.

- Chứng từ phù hợp nhưng hàng hóa không qua được khâu kiểm tra chất lượng của cơ quan y tế nước nhập khẩu. Thị trường Bắc Mỹ, châu Âu hàng thủy sản phải thông qua sự kiểm nghiệm của cơ quan y tế là hàng hóa phải đạt chất lượng thì người mua mới thanh toán (thời gian để hoàn tất kiểm nghiệm khoảng 90 ngày). Nếu cơ quan y tế nước nhập khẩu thấy hàng không đạt chất lượng theo yêu cầu của họ thì hàng bị trả về. Điều này gây rủi ro cho phía ngân hàng trong trường hợp chiết khấu chứng từ [ trường hợp công ty Vạn Đức ở phụ lục 7].

- Chứng từ xuất trình theo L/C mà có những bộ chứng từ trước đó xuất trình ở các ngân hàng khác (L/C tự do chiết khấu). Khi đó, ngân hàng chiết khấu sẽ khó nắm được số dư chính xác của L/C cũng như số lượng hàng đã xuất nên khó xác định là chứng từ đó có phù hợp với L/C về điều khoản số lượng hàng hóa hay không.

- Rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất. Đối với những trường hợp chiết khấu bộ chứng từ theo L/C trả chậm trên 90 ngày thì ngân hàng chiết khấu cũng nên lưu ý vì trong thời gian dài thì việc tỷ giá giảm hay lãi suất huy động tăng cũng gây bất lợi cho ngân hàng, làm giảm lợi nhận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42 -43 )

×