Những kiến nghị đối với nhà nước và ngân hàng nhà nước để phát triển xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 58 - 62)

xuất nhập khẩu và phát triển thanh toán qua ngân hàng

2.1. Kiến nghị đối với nhà nước

Thứ nhất, nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Các quyết định (như quy định về một số biện pháp quản lý ngoại tệ), nghị định ( như nghị định về quản lý ngoại hối) của chính phủ nên được nâng cấp và hoàn thiện thành luật để các bên liên quan có căn cứ pháp lý rõ ràng mà dựa vào khi xảy ra tranh chấp. Cần có một khung pháp lý thật sự hoàn thiện hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ mới của ngân hàng như ban hành luật về hối phiếu, luật về mua bán các chứng từ có giá, sớm ban hành luật thanh toán và luật giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thanh toán.

Thứ hai, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống mạng để đáp ứng nhu cầu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích về sự nhanh chóng, an toàn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển thanh toán qua ngân hàng.

Thứ ba, trợ giúp tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập thông tin thị trường trong nước lẫn quốc tế và giải quyết những tranh chấp quốc tế như những vụ kiện bán phá giá xe đạp, giày dép, cá ba sa.

Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cũng cần phải lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu những bất lợi về pháp lý của quốc gia nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư, nâng cấp chất lượng công tác kế toán, kiểm toán các doanh nghiệp giúp các ngân hàng có số liệu chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ năm, tăng cường hỗ trợ xuất khẩu: nới rộng tự do ngoại thương; đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu (ví dụ như thực hiện cơ chế cấp visa tự động cho hàng dệt may); tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm các thị trường mới, nhất là các thị trường lớn; phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu như vận tải, bảo hiểm; có chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích xuất khẩu,…

Với các giải pháp đồng bộ thì xuất khẩu Việt Nam không những tăng nhanh và mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước nên chủ động phối hợp với phòng thương mại và các ngân hàng nước ngoài có tiếng trên thế giới thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về thanh toán quốc tế cụ thể là thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ để truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Tại các hội thảo đó, nên mời các chuyên gia về thanh toán quốc tế, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chuyên sâu thì các chuyên gia cũng sẽ trình bày những trường hợp rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra rồi cùng nhau tranh luận, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp thích hợp để hạn chế rủi ro.

Thứ hai, cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các NHTM. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) của ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, thu thập, cung cấp các thông tin đầy đủ và đa dạng hơn cũng như dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xãy ra. CIC cũng cần cập nhật thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong nước và quốc tế để lưu ý tất các cả các NHTM tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng nhà nước nên yêu cầu tất cả các NHTM Việt Nam tham gia vào trung tâm này để vừa cung cấp thông tin cho trung tâm vừa thu thập thông tin có ích từ trung tâm nhằm hạn chế rủi ro.

Thứ ba, ngân hàng nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các NHTM để sớm phát hiện sai sót và có hướng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

Thứ tư, ngân hàng nhà nuớc cần nhanh chóng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vì hiện nay ở các nước phát triển dịch vụ ngân hàng được cung cấp chủ yếu qua mạng.

Thứ năm, xây dựng những hệ thống cảnh báo những biến động bất thường và tỷ giá, lãi suất để hỗ trợ hiệu quả cho các NHTM tham gia hoạt động thanh toán quốc tế tránh được những rủi ro này.

Thứ sáu, hoàn thiện thị trường tài chính để áp dụng phổ biến các công cụ của chính sách tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng rủi ro ở chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp đối với các NHTM và kiến nghị đối với nhà nước, ngân hàng nhà nước nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ.

Bên cạnh đó, những kiến nghị này còn nhằm thúc giục nhà nước đẩy mạnh phát triển xuất khẩu và thanh toán qua ngân hàng.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình phát triển và mở cửa. Do đó, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng lên, dẫn đến doanh số thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng cũng tăng lên.

Trong thanh toán, đa số doanh nghiệp xuất khẩu chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vì đây là phương thức khá an toàn cho họ. Tuy nhiên, phương thức này không phải là không có rủi ro. Vì vậy, hướng đi của luận văn đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn để từ đó xác định được rủi ro, nguyên nhân rủi ro và đề ra giải pháp để hạn chế, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với nhà nước và ngân hàng nhà nước nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và thanh toán qua ngân hàng.

Tóm lại, hy vọng hướng nghiên cứu của luận văn phần nào đáp ứng được mục tiêu giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TS Trần Hoàng Ngân (2001), “Thanh toán quốc tế”, NXB Thống kê, TP.HCM

2. Nguyễn Trọng Thùy (2000), “Hướng dẫn áp dụng quy tắc và thực hành

thống nhất tín dụng chứng từ”, NXB Thông kê, TP.HCM

3. Học viện ngân hàng (PTS Nguyễn Văn Tiến chủ biên) (1999), “Quan hệ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội

4. Đinh Xuân Trình (1996), “Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại

thương”, NXB Giáo dục, Hà Nội

5. GS TS Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân (2000), “Tín dụng tài trợ xuất nhập

khẩu. Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, NXB Thống kê, Hà Nội

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, Báo cáo tổng hợp các hoạt động ngoại hối toàn hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM từ năm 2001 đến 2004

7. Vietcombank, Quy trình nghiệp vụ

8. Các nguồn thông tin đại chúng: Tạp chí ngân hàng, internet

Tiếng Anh

1. ISBP

2. Charles del Busto (1994), “ICC Guide to Documentary Credit Operations

for the UCP 500”, ICC Publishing S.A., Paris

3. Charles del Busto (1995), “Case Studies on Documentary Credits under

UCP 500”, ICC Publishing S.A., Paris

4. Citibank (2005), Global Corporate & Investment Bank – Inherent Risks in Trade Finance

5. Citibank (2005), Trade Finance

6. The New Standard Documentary Credit Forms for the UCP 500 (edited by Charles del Busto), ICC Publishing S.A., Paris

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)