Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 37 - 40)

3. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng

3.2.3. Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý

Với vai trò là ngân hàng của nhà xuất khẩu thì các NHTM Việt Nam cũng cần lưu ý những rủi ro khi giao dịch với những quốc gia kém phát triển, những quốc gia bị cấm vận hay có tình trạng kinh tế chính trị không ổn định.

Những bất ổn về chính trị có thể dẫn đến:

- Việc không thanh toán. Ngân hàng mở hay ngân hàng xác nhận có thể ngưng hoạt động vì những chiến tranh, nổi dậy, rối loạn và trong trường hợp này chứng từ dù có phù hợp với L/C cũng không được thanh toán.

- Việc ngăn cấm sự chuyển tiền. Ngân hàng mở cũng có thể là ngân hàng thuộc quốc gia bị cấm vận như Syria, Bắc Triều Tiên, Burma (Myanmar), Cuba,

Iraq, … hay có liên quan đến tổ chức Al-Qaeda hay là liên quan đến việc rửa tiền.

L/C là một trong những công cụ mà bọn tội phạm rửa tiền ưa thích sử dụng nhất vì các giao dịch “ma” thanh toán bằng phương thức này ít bị nghi ngờ và có thể quan mặt ngân hàng và cả cơ quan pháp luật. Một trong những yếu tố hấp dẫn L/C là các bên giao dịch sẽ chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa mà các chứng từ có liên quan đến (Điều 4 UCP 500), tức là ngân hàng sẽ thanh toán hay chiết khấu khi nhận được chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.

Nếu giao dịch bị phát hiện có liên quan đến các tổ chức rửa tiền, khủng bố, cấm vận thì tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ bị phong tỏa và có thể bị phạt rất nặng.

Những trường hợp như thế rất đáng lo ngại cho phía xuất khẩu vì tuân theo những luật lệ quốc tế tiền thanh toán có thể sẽ không được chuyển về cho nhà xuất khẩu. Xem phụ lục số 5 để biết thêm thông tin về những quốc gia bị Mỹ cấm vận và những rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch với những quốc gia đó.

- Việc quốc hữu hóa, tịch thu hàng hóa.

- Sự thay đổi luật pháp cũng có thể ngăn cản việc giao nhận hàng.

Ở những thị trường xa xôi hay những quốc gia kém phát triển thì khi xuất hàng vào đó phía Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn như cước phí vận chuyển cao, không an toàn; các ngân hàng mở không có quan hệ đại lý với các ngân hàng Việt Nam nên không đảm bảo về khả năng thanh toán; người mua không đáng tin tưởng vì ít có giao dịch; chứng từ chuyển đi mất nhiều thời gian và dễ thất lạc,…

Ngoài rủi ro quốc gia thì các NHTM Việt Nam cũng đối mặt với rủi ro pháp lý.

Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các ngân hàng thực hiện. Bản Quy tắc thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 500) thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các ngân hàng thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn là các giao dịch phát sinh trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng - người hưởng. Nó luôn được chi phối bởi luật pháp quốc gia. Như vậy, giao dịch tín dụng chứng từ được tiến hành trên hành lang pháp lý của quốc tế và quốc gia. UCP 500 là thông lệ quốc tế được áp dụng trên toàn cầu, còn luật pháp quốc gia thì chỉ áp dụng trong nước. Mức độ vận dụng UCP 500 vào thực tiễn tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của từng quốc gia.

Do tín dụng chứng từ bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo nên một số luật quốc gia đã sửa đổi luật theo hướng bảo vệ quyền lợi của người bị hại. Luật của một số nước cho phép Tòa án của họ áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo sự công bằng trong buôn bán quốc tế, bất kể quyết định đó trái ngược với UCP 500. Tại Việt Nam, có trường hợp một công ty xuất nhập khẩu bán hàng cho khách hàng Pháp thanh toán bằng L/C do ngân hàng Pháp phát hành. Trước khi thanh toán cho người hưởng, ngân hàng phát hành đã được lệnh của tòa án găm giữ một phần tiền của L/C để giải quyết nợ của công ty xuất nhập khẩu này với một khách hàng khác theo đơn kiện của chủ nợ tại tòa. Ngân hàng được chỉ định giải thích rằng mình đã chiết khấu chứng từ theo ủy quyền của ngân hàng phát hành, do vậy số tiền đó là của ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng phát hành trả lời họ không thể làm khác vì đây là phán quyết của tòa án quốc gia.

Sau đây là ví dụ cụ thể gần đây nhất liên quan đến luật pháp quốc gia mà phần thiệt hại thuộc về phía Việt Nam [xem phụ lục 6]. Công ty Nam Thái Bình Dương xuất trình bộ chứng từ xuất cá cờ kiếm đông lạnh đi Ý theo L/C được mở bởi ngân hàng Banca Intersa SPA, L/C này được chuyển nhượng bởi ngân hàng

Đã có rất nhiều ngân hàng trên thế giới hỏi ý kiến Phòng Thương mại quốc tế (ICC) về những trường hợp tòa án địa phương có quyết định gây tổn thất cho họ. Câu trả lời của ICC là: “Tòa án quyết định mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp Quốc gia và UCP. Nếu có sự cách biệt giữa hai hệ thống pháp luật thì quyết định của Tòa có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP”.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)