0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phát triển công tác thu thập, lưu trữ, phân tích thông tin và dự báo, phòng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 56 -58 )

1. Những giải pháp đối với bản thân các ngân hàng

1.7. Phát triển công tác thu thập, lưu trữ, phân tích thông tin và dự báo, phòng

phòng ngừa rủi ro

Moliere đã từng nói:

“Đối với những biến cố, người sáng suốt đã chuẩn bị trước” *

Biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất là dự đoán được nó và có biện pháp phòng ngừa ngay từ lúc nó chưa xảy ra. Trên cơ sở thu thập các dữ liệu, phân tích các trường hợp rủi ro đã từng xảy ra rồi từ đó rút ra những giải pháp phòng ngừa hay đối phó rủi ro hiệu quả nhất.

Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, các ngân hàng thương mại cần chú trọng xây dựng kênh thu thập nguồn thông tin thị trường. Thông tin thị trường rất quan trọng nhất là đối với hàng hoá xuất khẩu. Thông tin này phải bao gồm cả diễn biến tình hình thị trường trong nước và quốc tế. Thu thập thông tin để phân tích và dự đoán giá cả, diễn biến thị trường của hàng hóa, tỷ giá, lãi suất; nắm

Về công tác lưu trữ thông tin: Thực tế hiện nay tại các ngân hàng, thông tin thu thập sau khi xử lý xong được lưu trữ một cách riêng lẻ, rải rác ở từng phòng ban và dưới dạng rất thủ công là các hồ sơ lưu trữ trên giấy. Vì vậy, khi cần thông tin về một khách hàng nào đó thì phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm, nếu thông tin cần ở thời điểm những năm trước thì việc tìm kiếm là hết sức khó khăn. Vì vậy, theo tôi, các ngân hàng nên tổ chức lưu trữ thông tin dưới dạng ngân hàng dữ liệu trên hệ thống vi tính nối mạng trong toàn ngân hàng. Mỗi một khách hàng sẽ được cấp một mã số riêng, các phòng ban khi giao dịch với một khách hàng nào đó có thể lưu trữ thông tin vào hệ thống dữ liệu, khi cần thiết những bộ phận khác có thể tra cứu một cách nhanh chóng.

Những dữ liệu cần phải có trong hệ thống ngân hàng thông tin rất quan trọng đối với bộ phận thanh toán xuất khẩu gồm: uy tín và tình hình tài chính của ngân hàng mở, ngân hàng xác nhận, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hãng tàu, hãng bảo hiểm, tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý của quốc gia nhập khẩu, các tổ chức liên quan đến khủng bố, rửa tiền, lừa đảo, các tài liệu chuyên ngành cập nhật,…

Tóm lại, để hạn chế rủi ro và có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong xu thế toàn cầu hóa thì bản thân các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có chiến lược phát triển với khuynh hướng rõ ràng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 56 -58 )

×