Nguyên nhân gây nên rủi ro cho NHTM Việt Nam trong phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 43 - 47)

tín dụng chứng từ

Rủi ro mà các NHTM Việt Nam phải gánh chịu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

4.1. Do chính bản thân các NHTM Việt Nam

Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam chưa có được cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng ngày càng cao với tốc độ phát triển của thế giới. Hệ thống thiết bị còn thiếu đồng bộ nên mức độ tự động hóa chưa cao, nhiều thủ tục còn mang tính chất thủ công, ví dụ như việc nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C.

Thứ hai, trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế ở nhiều NHTM Việt Nam cũng còn non nớt. Kiến thức về thanh toán quốc tế mà nhân viên tiếp thu ở nhà trường không nhiều, kinh nghiệm thực tiễn cũng hạn chế, tài liệu nghiệp vụ cũng chưa được cập nhật đầy đủ. Nhân viên chủ yếu là tự học và học hỏi lẫn nhau chứ chưa có chương trình đào tạo chính thức, rất hiếm có trường hợp được đi tu nghiệp nước ngoài như các ngân hàng nước ngoài thường làm. Do đó, khi có tranh chấp thì các NHTM Việt Nam thường lúng túng trong cách xử lý.

Thứ ba, sự sơ sót, thiếu cẩn thận trong quá trình kiểm tra chứng từ dễ dẫn đến trường hợp chứng từ bất hợp lệ. Sự dễ dãi trong quá trình chiết khấu chứng từ của nhân viên ngân hàng dễ dẫn đến rủi ro bị lừa đảo.

Thứ tư, mạng lưới đại lý trên thế giới chưa được mở rộng nên còn hạn chế trong việc nắm rõ thông tin về ngân hàng mở cũng như nhà nhập khẩu và thị trường nhập khẩu.

Thứ năm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả cũng như tính an toàn trong dịch vụ thanh toán quốc tế.

Thứ sáu, chưa có bộ phận chuyên kiểm tra quy trình nghiệp vụ, theo dõi và xác định rủi ro và đề ra những giải pháp dự phòng để tránh rủi ro.

4.2. Do các đoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Vì không nắm rõ nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nên một số nhà xuất khẩu đã không yêu cầu tu chỉnh những L/C có

điều khoản bất lợi cho mình. Do đó, dẫn đến tình trạng không thể lập được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C.

Nhiều nhà xuất khẩu mới dường như không biết cách lập chứng từ hoàn hảo để đòi tiền. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên lưu ý rằng bộ chứng từ phù hợp là căn cứ trả tiền trong phương thức tín dụng chứng từ.

Bên cạnh đó, nhiều nhà xuất khẩu cứ nghĩ phương thức L/C là an toàn nhất cho mình nên không tìm hiểu kỹ hoặc quá tin tưởng vào nhà nhập khẩu và ngân hàng mở. Do vậy, nhà xuất khẩu không cẩn thận trong việc lập chứng từ vì cứ nghĩ với mối quan hệ buôn bán lâu dài thì nhà nhập khẩu sẽ chấp nhận chứng từ bất hợp lệ và thanh toán tiền hàng.

4.3. Do môi trường kinh tế chính trị

Các biến động về kinh tế chính trị (chiến tranh, bạo động, cấm vận,…) của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến các cam kết thanh toán của ngân hàng mở trong phương thức tín dụng chứng từ.

Các chính sách kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất nhiều các quy định hạn chế xuất nhập khẩu, các chính sách về ngoại hối, các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa, …

Các ảnh hưởng của luật pháp cũng tác động đến hoạt động thanh toán xuất khẩu. Lệnh của toà án có thể ngăn chặn ngân hàng mở trong việc thanh toán tiền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày tình hình thanh toán xuất khẩu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các số liệu và dẫn chứng minh họa cũng đã cho thấy được thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C thì chương 3 của luận văn sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng như nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)