Lợi nhuận (Earnings)

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 44)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.1.2.4 Lợi nhuận (Earnings)

Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn

thu nhập chính của ngân hàng là: Thu nhập từ lãi, thu nhập từ lệ phí, hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh mua bán, thu nhập khác.

Bảng 2.3: Các khoản lỗ của các định chế tài chính lớn trên thế giới (tỷ USD) (10/2008)

Tên định chế Khoản lỗ Tên định chế Khoản lỗ

Bank of America 27.4 Barclays 7.0

Citigroup 68.1 Credit Suisse 14.0

Goldman Sachs 4.9 Deutsche Bank 9.3

JP Morgan 20.5 Fortis 8.5

Lehman Brothers 13.8 Halifax-Bank of Scotland 6.1

Merrill Lynch 58.1 HSBC 27.4

Morgan Stanley 15.7 ING 8.1

Wachovia 96.5 Royal Bank of Scotland 12.8

Washington Mutual 45.6 UBS 44.2

Wells Fargo 17.7

Nguồn: Financial stability report/November 2008/Reserve Bank of New Zealand. 2.1.2.5 Thanh khoản (Liquidity)

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Mà thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng.

Quỹ phòng chống rủi ro của Mỹtừng cho rằng, khi các vấn đề nảy sinh, họ hoàn toàn có thể tháo gỡ từng vấn đề một cách ổn thỏa. Nhưng trên thực tế lúc đó đã không còn sự hiện diện của bất kỳ một khách hàng nào nữa - mọi người mua đều đã ra đi. Điều tương tự cũng xảy ra với Merrill Lynch, WaMu và một số tập đoàn khác. Tâm lý hoang mang, sợ hãi lan nhanh trong thị trường tới nỗi không một ai muốn bỏ tiền ra mua lại các khoản nợ của họ - dùở bất kỳ mức giá nào.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ G.Bush trong tháng 11/2008 đã cung cấp thêm 33,56 tỉ USD cho 21 ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này. Đây là đợt bơm vốn thứ hai cho các ngân

hàng, bằng tiền lấy từ quỹ cứu vãn thị trường trị giá 700 tỉ USD. Chính phủ Mỹ trước đó đã chi 125 tỉ USD để mua lại cổ phiếu của các ngân hàng gặp khó khăn. Đại gia ngân hàng số 2 của Mỹ là Citigroup đã nhận được khoản cứu trợ trị giá 25 tỉ USD.

Năm 2008, Citigroup đã cắt giảm 95.000 nhân công trong tổng số 375.000 người. Citigroup là thể chế tài chính bị thiệt hại nặng nhất trong cuộc khủng hoảng tín dụng vừa qua, với khoản thua lỗ lên tới 20,4 tỉ USD. Trong năm nay, cổ phiếucủa Citigrroup mất gần 70% và tập đoàn này mất 1/3 giá trị trong 2 tuần gần đây.

Một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ - Washington Mutual Inc (WaMu) -đã sụp đổ do sức nặng của những khoản nợ xấu kếch sù liên quan đến thị trường cho vay thế chấp. WaMu được bán lại cho JPMorgan Chase & Co với giá 1,9 tỉ USD. WaMu được thành lập từ năm 1889, có tổng tài sản trị giá 307 tỉ USD, là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất ở Mỹ. WaMu đã lâm vào tình trạng thua lỗ nặng nề một phần do các khoản nợ xấu liên quan tới cho vay cầm cố địa ốc, phần khác do sự tháo chạy của các khách hàng gửi tiết kiệm. Giácổ phiếungân hàng này giảm 95% trong vòng 1 năm qua và chỉcòn 0,45USD/CP lúc bị tiếp quản.

2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk)

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Trong cuộc khủng hoảng Mỹ vừa qua, nhân tố này được nhóm nghiên cứu đánh giá là một rủi ro liên quan đến tính đỗ vỡ mang tính hệ thống của các công ty tài chính và ngân hàng. Đây là thứ mà chúng ta thường gọi là hiệu ứng domino,lần lượt các công ty tài chính và các ngân hàng của Mỹ đã bị phá sản hoặc bị mua lại do các khoản nợ, các khoản chứng khoán hoá trở nên tồi tệ trong mối liên kết với nhau. Các ngân hàng tại Mỹtrong những năm gần đây đã trở nên rất nhạy cảm với những rủi ro mang tính hệ thống này bởi chính những công cụ do bản thân chúng nghĩ ra khi tìm kiếm lợi nhuận.

Diễn biến lãi suất Mỹ trong từ 2001 –2008

Trong 8 năm, tính từ 2004, FED đã nâng lãi suất cơbản đồng USD từ 1% được duy trì gần 1 năm lên tới mức5,25% năm 2007. Nhưng kể từ ngày 18/9/2007 đến 29/10/2008, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất nhiều lần từ 5,25% xuống mức rất thấp là 1%. Việc liên tục giảm lãi suất của FED đã làm bùng nổ tín dụng, mà các ngân hàng thì thi nhau chạy đua để kiếm lợi nhuận, lách qua khe hở quản lý lỏng lẻo của Chính phủ, mà thật ra cũng có phần trách nhiệm từ Chính phủ khi “thả” chocác ngân hàng cho người dân vay dưới chuẩn. Các nhà quản lý của ngân hàng vô tư chạy theo con đường tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ có bàn tay che đỡ của Chính phủ. Với việc bùng nổ tín dụng tăng nhanh chóng, thế nhưng chính phủ cũng như cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã không có những biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ những hoạt động của các ngân hàng thương mại và đãđể cho các ngân hàng hoạt động một cách “vô kỷ luật” với các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của chúng. Việc phát triển mạnh của hình thức cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩncho vay nới lỏng. Theo nhóm nghiên cứu thìđây là một loại rủi ro mang tính hệ thống mà cũng đã góp phần tạo nên cơn đại khủng hoảng vừa qua.

2.1.3 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ cho các ngân hàng

Mặc dù cuộc khủng hoảng chưa kết thúc và cần thời gian để kiểm định, nhưng có thể rút ra 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay:

Thứ nhất,không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp hay một ngân hàng, tổ chức tài chính dù lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành công như thế nào, cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của chính phủ…

Thứ hai,vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính–ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… Ngoài ra, cần luôn tỉnh táovới các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhóm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển, hoàn thiện.

Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bộc phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩmô và bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể mua –bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó.

Sự thật là Chính phủMỹ đã kiểm soát hệ thống ngân hàng quá lỏng lẻo. Ngân hàng phải là chỗ bảo đảm cho dân chúng thác gởi, khác với các quỹ đầu tư là nơi sinh lời (hay lỗ). Đầu thập niên 80 nền kinh tế Mỹ bị trì trệ nên chính quyền Reagan nới lỏng các biện pháp kiểm soát, ngân hàng tiến vào các lãnh vực đầu tư và tín dụng. Nguồn tiền này mang đến những cơ hội đầu tư mới giúp các ngân hàng sinh lời và tăng trưởng trong nhiều năm. Nhưng từ đó các ngân hàng lại lao vào các khoảng đầu tư quá nhiều rủi ro, đến khi quả bóng địa ốc bị vỡ năm 2007 thì nhiều ngân hàng lớn gần sập tiệm kéotheo sự đe doạ toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ và toàn cầu.

Lợi nhuận của Ngân hàng đầu tư (hình thức ngân hàng phổ biến tại Mỹ và là một dạng cỗ máy hái ra nhiều tiền của) thông thường đến từ 3 hoạt động. Một là từ huy động vốn và M&A, Ngân hàng đầu tư được hưởng một khoản phí trên số tiền huy động được cho khách hàng. Hai là từ môi giới, Ngân hàng đầu tư được nhận một khoản phí để mua và bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và ba là từ đầu tư (Ngân hàng đầu tư có thể được hoặc mất những khoản tiền dựa trên giá trị khoản đầu tư). Hầu hết lợi nhuận của các Ngân hàng đầu tư nhỏ chỉ đến từ các hoạt động thuộc nhóm 1, nhưng các Ngân hàng đầu tư lớn đều tạo lợi nhuận trên cả 3 hoạt động. Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng đầu tư, phần lớn rủi ro thường đến từ hoạt động thứ 3 (hoạt động đầu tư), vì nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường.

Tuy nhiên, còn có một rủi ro rất lớn mà các Ngân hàng đầu tư có thể phải đối mặt và được xem là bài học xương máu cho tất cả những nhà kinh doanh ngân hàng đầu tư, đặc biệt là Ngân hàng đầu tư “thuần”.

Giả sử có một ngân hàng đầu tư A, có cùng mô hình với Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư đã tự xóa sổ trên bản đồ tàichính nước Mỹ năm 2008. Nếu tổng vốn của A là 34 (trong đó, vốn chủ sở hữu là 1, vốn vay từ ngân hàng, phát hành trái phiếu là 33) thì tài sản tương ứng là 34. Giả sử khi giá cổ phiếu của A giảm 50% (do tác động bất lợi của thị trường) thì phần tài sản chỉcòn 17, trong khi vốn vay quá lớn (33) đến hạn phải trả thì Ngân hàngđầu tư có thể mắc phải 2 rủi ro lớn.

Rủi ro đầu tiên là Ngân hàng đầu tư này không tạo được lợi nhuận kế toán. Nhưng rủi ro lớn hơn nhiều là A không có tiền mặt (có thể mở rộng là vàng,kim cương, trái phiếu chính phủ có thể mua bán ngay lập tức để tạo ra tiền mặt) và cũng không thể huy động tiền mặt ngắn hạn (do không phải là ngân hàng thương mại), dẫn đến việc A có thể sụp đổ ngay lập tức. Đó chính là tình cảnh của nhiều Ngân hàng đầu tư Mỹ trong cơn bão tài chính năm 2008. Và bài học rút ra ở đây cho mô hình Ngân hàng đầu tư cũng là bài học cơ bản nhất, là “vay quá nhiều thì một là thắng trước, hai là thua trước”. Đây cũng chính là lý do nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế ngày nay đang hướng đến mô hình ngân hàng đa năng.

Các bài học khác được rút ra sau khủng hoảng tài chính Mỹ cũng đãđược Chính quyền Mỹ đưa ra trong kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính nước này (Phụ lục 1).

2.2 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng

thươngmại

2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc

Có thể nói, áp dụng Basel II là một biện pháp cực kỳ hiệu quả trong công tác hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại của chính bản thân các ngân hàng. Về thực nghiệm áp dụng Basel II, Hàn Quốc là một điển hình rõ nét.

Tại Hàn Quốc, các ngân hàng thương mại của Hàn Quốc có kế hoạch thực hiện lộ trình ứng dụng Basel II bắt đầu từ tháng 1 năm 2002 và hi vọng sẽ thực hiện thành công vào 1/1/2008 (theo báo cáo của Goo Yong Ahn – Phó Vụ trưởng Vụ ổn định hệ thống tài chính thuộc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc). Trong khảo sát của Goo Yong Ahn có đưa ra tình trạng áp dụng phương pháp IRB để xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, chovay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hoá, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác.

Khi áp dụng phương pháp mới trong Hiệp ước Basel II, hệ số rủi ro của các khoản vay có tính thay đổi linh động và phù hợp hơn với thực tế chứ không còn cố định như các phương pháp hiện tại, nó giúp việc đánh giá rủi ro được tốt hơn tùy theo từng mức độ rủi ro của từng khoản vay.

Bảng 2.4: So sánh hệsố rủi ro của các khoản vay tại Hàn Quốc (%)

Hiện tại SA IRB

Cho vay thế chấp nhà 50 35 3 - 48

Cho vay bán lẻ 100 75 5 - 52

Bảng 2.5:Ảnh hưởng của phương pháp Basel II đến hệ số rủi ro quy đổi

Rủi ro Trạng thái rủi ro SA F - IRB A - IRB

Hệ số rủi rotín dụng Cho vay doanh nghiệp Tăng Tăng -

Cho vay SMEs Tăng - Giảm

Cho vay bán lẻ Giảm Giảm Giảm

Cho vay thế chấp bất động sản Giảm Giảm Giảm

Chứng khoán hoá Tăng Tăng Tăng

Góp vốn cổ phần Tăng Tăng Tăng

Các tài sản trạng thái rủi ro không được cân bằng

Trong đó:

SA : phương pháp chuẩn hóa.

F-IRB : phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ. A-IRB : phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

2.2.2 Cách hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM thông qua các biện pháp quản trị rủi ro

tạimột số nước trên thế giới

Quản trị rủi ro tốt là cách tốt nhất để có thể ngăn chặn tính dễ tổn thương bộc phát tại các ngân hàng. Ngành ngân hàng tại các nước trên thế giới đã có nhiều phương pháp khác nhau để có thể hạn chế rủi ro và cũng đãđạt được nhiều thành công. Sau đây, chúng ta cùng đi xem xét những bài học của một số quốc gia trên thế giới là Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Columbia.

Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)