b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
3.2.1.3 Ổn định trong thu nhập
Trong giai đoạn từ năm 2006 –2009 thu nhập của của các ngân hàng Việt Nam liên tục biến động theo xu hướng tăng nhanh. Từ trước năm 2006 hoạt động của các ngân hàng lợi nhuận đã có thế nhưng chưa lớn và tốc độ tăng chưa cao. Khi Việt Namgia nhập WTO hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng tăng lên về số lượng và quy mô. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao tạo nền tảng cho các ngân hàng hoạt động mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp.
Bảng3.5: Lợi nhuậnsau thuếcủamột số ngân hàng thương mại2006-2009 (ĐVT: Tỷ đồng)
Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ACB 505 1.750 2.210 2.201
Vietcombank 2.861 2.407 1.445 3.447
Sacombank 470 1.398 955 1.671
Techcombank 257 510 1.183 1.700
Agribank 1.106 4.515 2.124 -
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Bảng3.6:Tốc độ tăng/giảm lợi nhuậnsau thuếcủa một số ngân hàng qua các năm
Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ACB 218% 26,28% - 0,4 %
Vietcombank - 15.86% - 40% 1,39%
Sacombank 1,97% - 31,7% 74,97%
Techcombank 98,44% 132% 43,7%
Agribank 308% - 53%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Giai đoạn 2 năm 2006-2007 hầu hết các ngân hàng thương mại đều có một tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chóng mặt nhờ vào tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn nhu cầu khát vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao và dòng vốn vào Việt Nam tăng
mạnh, chính sách tiềntệ được nới lỏng. Trong đó ngân hàng thương mại cổ phần tốc tộc tăng nhanh nhất vẫn đó là ACB với 218%, thế nhưng dẫn đầu đó vẫn là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ngân hàng chính sách phát triển) với tốc độ tăng là 308%.
Bước sang năm 2008 hầu hết lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm do tác động của cuộc khủng tài chính toàn cầu năm 2008 và lạm phát nước ta tăng cao trong khoảng từ tháng 4 năm 2008. Đến năm 2009 tình hình kinh tế thế giới đã bước đầu đã được ổn định, và nền kinh tế Việt Nam cũng đi vàoổn định và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 2009, với sự tích cực thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 4% để kích của chính phủ cùng với mặt bằng lãi suất được duy trìở mức thấp với lãi suất cơ bản 7% từ tháng 2 đến tháng 11, nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng mạnh giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tín dụng. Điều đặc biệt trong năm 2009 là trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt tới 17% trong khi mục tiêu tăng trưởng của năm do ngân hàng nhà nước đề ra cho năm 2009 là 21% - 23%, nửa cuối năm 2009 thì tốc độ tăng tín dụng chậm lại, kết quả tăng tín dụng cả năm 2009 là 37.73% và điều đó làm cho lợi nhuận của của các ngân hàng trong 6 tháng cuối năm cũng chậm lại.
Trong năm 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm soát ở mức 25% trong khi đó tăng trưởng tín dụng thực tế năm trước là 37.73%, diễn biến tỷ giá còn khó dự báo cho nên chỉ tiêu lợi nhuận được các ngân hàng cân nhắc kỹ trước khi công bố chỉ tiêu lợi nhuận cho năm 2010 trong mùa đại hội cổ đông sắp tới. Có đến 80% ngân hàng thương mại Việt Nam thu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, mà trong những năm sắp tới để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng chính phủ phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng của ngân hàng vì thế sẽ tác động trực tiếp hoạt động và lợi nhuận ngân hàng. Và tốc độ tăng lợi nhuận có khả năng sẽ không tăng cao như những năm trước nữa và nếu như các ngân hàng không chuyển hướng vào các hoạt động khác, đa dạng hóa đầu tư cải thiện và tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới cho hoạt động của ngân hàng ngoài hoạt động cho vay thì các lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể. Một vấn đề nữa cần phải quan tâm đó là từ cuối năm 2009, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn như hoạt động huy động vốn trên thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn và hoạt động cho vay gần như ngưng lại. Nghiêm trọng hơn, nhiều ngân hàng thương mại nhỏ phải đối mặt với tình trạng mất thanh khoản. Tình trạng chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng càng cho thấy mức độ cạnh tranh hiện nay rất cao. Bên cạnh đó là sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều. Vì vậy việc tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng càng khó khăn hơn rất nhiều.
Bảng3.7: Chỉsố ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ACB 53,8% 31,53% 28,89%
Vietcombank 28,69% 18,44% 27,92%
SHB 13,58% 8,95% 5,82%
Sacombank 25,05% 12,99% 18,1%
Techcombank 22,98% 25,97% 31,48%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Bảng3.8: Chỉsố ROA của một số ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ACB 3,3% 2,32% 1,64%
Vietcombank 1,21% 1,21% 1,86%
SHB 1,03% 1,35% 1,22%
Sacombank 2,87% 1,47% 1,90%
Techcombank 2,28% 1,99% 1,84%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.
Trước năm các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh với hiệu quả khá thấp. Các ngân hàng thương mại nhỏ còn đứng trước rủi ro thanh khoản. Năm 2009, Tỷ suất ROE và ROA của ngành đạt 18% và 1.5%, đây là mức khá cao so với mức trung bình trong khu vực là 9.33% và 0.89%. Trong đó, hệ thống NHTM có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các NHTM quốc doanh.
Năm 2009, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là VCB và ACB được xem là ngân hàng có hiệu quả hoạt động rất tốt trong hệ thống. ROE trong năm 2009 lần lượt đạt 28.89% và 27.92% cao hơn rất nhiều so với trung bình của ngành.
Từ hai bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng mặc dù khả năng sinh lợi của nhiều ngân hàng lớn ở Việt nam đãđược cải thiện và tăng cao, nhưng đó chỉ là số ít. Xét trên tổng thể khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam chưa ổn định qua các năm còn nhiều biến động ở các ngân hàng nhỏ và tỷ lệ nàyở các ngân hàng nhỏ vẫn còn rất thấp so với các ngân hàng lớn trong nước.
3.2.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại