Chất lượng tài sản có (Asset Quality)

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 41 - 43)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.1.2.2 Chất lượng tài sản có (Asset Quality)

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lựclên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. Có hai phương pháp cơ bản để quản lý rủi ro, đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Phương pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào được coi là phù hợp và nên đầu tư. Phương pháp kiểm soát tổn thất lại chú ý đến việc duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, các chuẩn mực cấp tín dụng đúng đắn, sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát tài sản đảm bảo.

Thế nhưng thực trạng các ngân hàng thương mại ở Mỹ đã không thực hiện tốt các phương pháp để quản lý rủi ro bao gồm phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Chuyện “chứng khoán hóa” các khoản vay dưới chuẩn để mua đi bán lại kiếm lời là chuyện đã hiện hữu quá nhiều trên thị trường Mỹ. Các con số cụ thểvề “chứng khoán hóa” các khoản vay dưới chuẩn lần lượt được tiết lộ. Ví dụ, từ năm 2004 – 2007, bảng cân đối kế toán của Lehman Brothers tăng thêm 300 tỉ USD nhờ mua chứng khoán có nguồn gốc là các khoản vay địa ốc trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6 tỉ đô.

Trong "Báo cáoỔn định tài chính toàn cầu" vừa công bố, IMF ước tính tính thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu gây ra có thể lên tới khoảng 4.054 tỷ USD, do các thể chế tài chính phải xoá bỏ nợ xấu, trong đó có 2.712 tỷ USD thiệt hại từ các các tài sản bắt nguồn từ Mỹ. Về tổng thiệt hại đối với các tài sản xấu, IMF dự đoán các ngân hàng sẽ chịu thiệt hại 2.470 tỷ USD, chiếm 61%, và 2/3 trong số này vẫn chưa được công bố. Các nhà kinh tế của IMF ước tính, nỗ lực tái vốn của các hệ thống ngân hàng sẽ đòi hỏi 275 tỷ USD ở Mỹ và 600 tỷ USD ở châu Âu để đưa chúng trở lại các mức trước khủng hoảng. Để đưa các hệ thống ngân hàng trở lại các mức hồi giữa những năm 1990, khoản tiền này có thể tăng lên 500 tỷ USD ở Mỹ và 1,2 tỷ USD ở châu Âu.

CPIđã phân tích dữ liệu của Chính phủ Mỹ về gần 7,2 triệu khoản vay dưới chuẩn trong giai đoạn 2005-2007 - thời điểm bong bóng thị trườngbất động sản đang ở đỉnh cao. Kết quả là 25 công ty cho vay thế chấp dưới chuẩn đã cấp gần 1.000 tỉ USD (tương đương 72% tổng số tiền cho vay) cho những đối tượng vay nhiều rủi ro, là những thành phần không đủ tiêu chuẩn để vay thế chấp.

Đứng đầu danh sách trên là Công ty Countrywide Financial (Mỹ) với khoản cho vay rủi ro lên tới 97,2 tỉ USD. Countrywide Financial đãđược Tập đoàn tài chính Bank of America thâu tóm năm ngoái để tránh nguy cơ phá sản. Thứ hai là Ameriquest Mortgage, cung cấp các khoản cho vay dưới chuẩn 80,6 tỉ USD. Công ty này hiện đã thuộc sự kiểm soát của Tập đoàn Citigroup. Đứng thứ ba trong danh sách là New Century Financial Corp - cho vay rủi ro 75,9 tỉ USD và đã phá sản năm 2007, đồng thời đang đối mặt với một cuộc điều tra liên bang.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)