Phân loại và đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 70 - 74)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

3.2.2.2 Phân loại và đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng

Cấp tín dụng là một vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại, vì thế hiệu quả tăng trưởng tín dụng cũng như việc đảm bảo an toàn trong cấp tín dụng là một việc cực kỳ quan trọng. Để có thể làm được việc này thì Chính phủ phải có những chính sách, qui định cần thiết để hướng các ngân hàng thương mại theo những quy chuẩn an toàn quốc tế. Về các ngân hàng thì cần phải tự giác chấp hành các qui định đồng thời thắt chặt trong quản lý để có thể đảm bảo tính an toàn cho sự phát triển lâu dài của chính ngân hàng. Vì những yêu cầu trên mà Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngra đời. Theo đó thì các khoản tín dụng của các ngân hàng được chiathành 5 nhóm và cần phải trích lập dự phòngđầy đủ để có thể đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Bảng3.7: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng từ 2006- 2009

Năm 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ nợ xấu 2,48% 2,1% 3,60% 2,46%

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo thường niên củaNHNN.

Nợ xấu theo qui định tại Quyết định 493 là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Sau đây là bảng tổng hợp tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng từ 2006 –2009:

Bảng3.8: Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thương mại từ 2006 –2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Vietcombank 2,66% 3,87% 4,61% 2,41% Vietinbank - 2,64% 2,90% 0,61% Techcombank 3,11% 1,38% 2,52% 2,49% Sacombank 0,72% 0,23% 0,60% 0,64% ACB 0,20% 0,08% 0,89% 0,41% Saigonbank - 0,42% 0,69% 1,78% Gia Định bank - 0,44% 1,24% 3,41% SHB 1,57% 0,50% 1,89% 2,79%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ các Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trong các NHTM hiện nay không được vượt quá 2%, nhưng rõ ràng là các ngân hàng thương mại trong nước vẫn chưa hoàn toàn thực hiện đúng qui định này. Tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng năm 2008 và 2009 lần lượt là 2,1% và 2,5%. Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước có tỷlệ nợ xấu từ 2006 –2009 vẫn còn cao hơn mức cho phép. Tiêu biểu như Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu luôn cao hơn mức 2%, thậm chí năm 2007 và 2008 là 3,87% và 4,61%, cao hơn nhiều so với mức qui định 2%. Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu năm 2007 và 2008 đều trên 2% nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc khi tỷ lệ đó trong năm 2009 chỉ là 0,61%, thấp hơn nhiều so với mức qui định, đây là một thành công của Vietinbank trong việc quản lý và đảm bảo chất lượng tín dụng. Một ngân hàng tiếp theo là Techcombank cũng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức qui định, chỉ có năm 2007 là dưới 2% (chỉ 1,38%). Điều đó cho thấy các ngân hàng thương mại nhà nước còn chưa có sự quan tâm cần thiết đến chất lượng các khoản tín dụng trong hoạt động cho vay, điều này rất đáng lo ngại nếu tình trạng này vẫn cón tiếp tục.

Vấn đề nợ xấu lại diễn biến theo chiều ngược lại ở các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân được xem xét khi tỷ lệ nợ xấu hầu như luôn luôn dưới mức 2%, thậm chí là rất thấp. Tiêu biểu cho điều này là Sacombank và ACB luôn có mức nợ xấu dưới 1%,ở Sacombank từ 2006 –2009 lần lượt là 0,72%, 0,23%, 0,60%, 0,64% và ở ACB là 0,20%, 0,08%, 0,89%, 0,41%. Cả 2 ngân hàng này đều là các ngân hàng lớn hàng đầu của Việt Nam với vốn điều lệhiện nay trên 7000 tỷ đồng, có sự phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các ngân hàng còn lại có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ là Saigonbank, ngân hàng Gia Định và SHB cũng có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn qui định, chỉ có SHB trong năm 2009 vượt qui định (2,79%). Điều này cho thấy một thực

trạng là các ngân hàng thương mại tư nhân có sự quan tâm thích đáng hơn ở việc đảm bảo chất lượng tín dụng hơn hẳn các ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời gian qua.

Theo đánh giá của ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng nước ta cuối năm 2009 khoảng 2,46%, thấp hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2008 là thời điểm kinh tế thế giới khó khăn, ảnh hưởng xấu đến kinh tế trong nước làm cho tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tăng cao.7

Theo Fitch, cần thêm 35 nghìn tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu và các khoản vay đặc biệt cho 6 ngân hàng (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Sacombank và ACB) được đánh giá tới 9/2009. Sacombank là ngân hàng duy nhất đáp ứng được cả hai tiêu chí tỷ lệ an toàn vốn và trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Nếu để dự phòng cho 100% các khoản vay đặc biệt, nhóm ngân hàng được Fitch khảo sát cần thêm 94 nghìn tỷ đồng tương đương 6% GDP ở thời điểm cuối tháng 9/2009.8 Và một điều quan trọng nữa đó là việc chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) về hệ thống xác định, phân loại và dự phòng nợ xấu vẫn chưa chặt chẽ như Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) nên chưa phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.

7Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Kết luận chương 3

Từ khi gia nhập WTO, thị trường và hoạt động của ngành ngân hàng đã có nhiều chuyển biến sâu sắc cả về lượng lẫn về chất. Ngành ngân hàng đãđối mặt với nhiều hơn những thách thức mới, gặp được nhiều hơn những cơ hội mới. Trong điều kiện đó, hệ thống NHTM nước ta cũng đã có sựchuyển mình và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nước nhà.

Đây là chương trọng tâm của đề tài, chương này đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam dựa trên những nền tảng lý luận đãđưa ra trong chương 1. Chương 3 cho thấy hiện trạng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay về mức độ ổn định và an toàn trong hoạt động qua các chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, ổn định thu nhập; các tiêu chuẩn về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn cũng như tỷ lệ nợ xấu đều được đánh giárõ ràng.

Qua những phân tích, đánh giá tổng hợp trong chương 3 cho thấy các NHTM đã ngày càng chú trọng đến việc tăng cường đảm bảo an ninh tài chính, hạn chế tính dễ tổn thương vốn có thông qua các biện pháp quản trị cũng như việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nhiều NHTM tại Việt Nam đãđạt và vượt trong các tiêu chuẩn pháp định.

Tuy nhiên, chương 3 cũng cho thấy nhiều hạn chế trong các NHTM Việt Nam như còn nhiều ngân hàng nhỏ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vốn, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu... Đặc biệt là hầu hết các ngân hàng đều chưa áp dụng IFRS trong công tác kế toán và công bố BCTC, gây khó khăn cho việc kiểm tra, đánh giá và tạo sự thiếu minh bạch trong các thông tin. Nhìn chung, theo tác giả đề tài thì các NHTM Việt Nam hiện nay được đánh giá là có độ ổn định khá cao cònđộ an toàn hoạt động của các ngân hàng là chưa cao, cần phải chú ý hơn đến nguy cơ bị tổn thương trong điều kiện toàn cầu hóa lan rộng hiện nay.

Chương4. Các giải pháp nhằm khắc phục tính dễtổn thương của hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)