Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 77 - 78)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

4.2.1 Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ

Sau khi nước ta gia nhập WTO thì tất cả ngành nghề hoạt động của nền kinh tế đều chịu một áp lực của sự cạnh tranh với các công ty và các tập đoàn kinh tế của nước ngoài trong nền kinh tế tự do hóa thương mại. Và bối cảnh đó thì ngành ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ, cácNHTM đang trong tình trạng đương đầu với nhiều sức ép nặng nề về năng lực tài chính của các ngân hàng.

Năng lực tài chính của cácNHTMtrong nước còn rất non yếu so với các nước trong khu vực. Do đó các NHTM trong nước cần phải tíchcực chủ động đề ra các chiến lược để tăng nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ làm tăng tính thanh khoản và đảo bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng theo các giải pháp sau:

- Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu theo một lộ trình phù hợp với sự phát triển của ngân hàng và qui định của NHNN.

- Sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ thành các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Để nâng

cao năng lực tài chính của từngNHTM Việt Nam nói riêng, làm giảm thiểu rủi ro phá sản cho hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, việc sáp nhập làm tăng vốn điều lệ, vốn tự có nhưng cũng làm tăng lượng tài sản có rủi ro, do vậy, việc sáp nhập các ngân hàng cũng cần có những điều chỉnh thích hợp trong việc tái cơ cấu lại các tài sản có rủi ro thì mới có thể đảm bảo được tính vững mạnh của các NHTM. Tránh việc sáp nhập để rồi tạo nên một ngân hàng lớn hơn kèm theo rủi ro cũng lớn hơn.

- Bán vốn cổ phần cho các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài với một tỷ lệ phù hợp đảm

bảo được tính độc lập của cácNHTM Việt Nammà vẫn đạt được mục tiêu tăng vốn điều lệ, tăng uy tín cho ngân hàng.

- Tăng tỷ lệ dự trữ của ngân hàng để đảm bảo và tăngtính thanh khoản của ngân hàng. Từ đó làm tăng lòng tin của người dân vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là bản thân mỗi ngân hàng cần phải đánh giá đúng về lượng vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, đồng thời tăng lượng dự phòng rủi ro tín dụng cho phù hợp với các thông lệ quốc tế. Có như vậy thì các NHTM nước ta sẽ ngày càng phát triển một cách an toàn hơn trongmôi trường ổn định hiện có.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)