b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
3.2 Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện
hiện nay theo các tiêu chuẩn định lượng
3.2.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
3.2.1.1 Ổn định trong huy động vốn
Có thể nói trong những năm gần đây, môi trường kinh tế cùng với nền chính trị ổn định, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách ổn định và mang tính bền vững hơn, có sự chuyển hướng theo chiều sâu. Thu nhập người dân Việt Nam ngày một tăng lên, đời sống có chiều hướng được nâng cao, cộng với sự biến động của thị trường hiện nay ngày càng mạnh mẽ hơn. Dù trong những năm gân đây, thị trường chứng khoán đã nổi lên như là một hiện tượng và là một kênh đầu tư có thể
mang lại những khoản lợi nhuận lớn. Nhưng cùng với điều đó, thị trường cũng cho thấy nguy cơ vô cùng to lớn khi có thể đẩy nhà đầu tư đến tình trạng thua lỗ nặng nề. Thị trường dù đã phát triển mạnh nhưng đó cũng chỉ mới có ở vài thành phố lớn, độ sâu rộng của thị trường chứng khoán còn thấp. Chính vì thế, nguồn tiền của nhà đầu tư có nhiều rủi ro khi đem đi đầu tư trong khi lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng đang tăng cao và rất an toàn, kích thích tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng gia tăng. Đặc biệt trong thói quen của người dân tích trữ tài sản dưới dạng tiền mặt, vàng, ngoại tệ... cũng đã thayđổi nhiều. Thay vào đó mọi người đã gửi tiền vào ngân hàng khi niềm tin vào hệ thống ngân hàng đãđược củng cố và đang tăng cao. Nhìn chung, trong những năm qua thì tốc độ huy động vốn của các NHTM đã gia tăng đáng kể và luônở tỷ lệ cao, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của nền kinh tế.
Khi đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua (2005 – 2009), trước tiên chúng ta phải nhắc đến thành công của các ngân hàng trong việc huy động vốn vớivốn huy động có xu hướng tăng cao trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng huy động vốntừ 2005 –2010 (%) 2005 2006 2007 2008 2009 Quý I-2010 Tốc độ huy động vốn 26,86 36,53 47,64 22,87 28,87 1,45 Huy động bằng VND 27,87 40,99 53,99 21,31 - 1,82 Huy động bằng USD 24,50 25,31 29,66 27,74 - 0,21
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN và Bộ kế hoạch đầu tư.
Trong 5 năm qua, tốc độ huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng rất cao (trung bình 32,55%/năm) và ổn định, có năm 2007tốc độ tăng huy động vốn tăng đến 47,64%. Trong năm 2007 và đầu năm 2008, kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng quá nóng. Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ 6,6% năm 2006 lên 15,7% trong quý I – 2008. Cán cân vãn lai thâm hụt ở mức đáng lo ngại, khoảng 9,3 –9,7% GDP, giá tài sản tăng cao, đặc biệt là giá cổ phiếu đầu năm 2007 và giá bất động sản cuối 2007. Thực tế, có thể nói trong năm 2007 là một năm có nhiều biến động. Dù nền kinh tế có nhu cầu về vốn rất lớn cho phát triển, nhưng tốc với tốc độ tăng huy động vốn lên tới 47,64% là quá cao, áp lực tăng lãi suất tiền gửi đã làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế.
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của NHNN.
Những năm trước 2009, tỷ giá VND/USD không tăng hoặc chỉ tăng dưới 1%/năm đã làm nản lòng nhiều người giữ USD, thậm chí có lúc đã sụt giảm nghiêm trọng làm cho người nắm giữ USD bị hoà vốn hoặc thua lỗ. Chỉ trong cuối năm 2009, đầu 2010, tỷ giá VND/USD đãđược Chính phủ nâng lên. Trong thời gian đã qua, các NHTM đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn huy động như là phát triển ngày càng nhiều hình thức huy động cộng với khuyến mãi hấp dẫn. Chính những điều này đã giúp cho các NHTM Việt Nam có được nguồn vốn huy động khá ổn định cho hoạt động cho vay của mình, nâng cao khả năng ngăn chặn tính dễ tổn thương do thiếu vốn.
Yếu tố tiếp theo là quản lý thanh khoản còn bất cập. Đến năm 2009, cơ cấu nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng vẫn đang có tới 80% tổng nguồn vốn là có kỳ hạn dưới 1 năm; chỉ có 20% tổng nguồn vốn là có kỳ hạn trên 1 năm (trong đó kỳ hạn trên 2 năm chưa tới 10%). Trong khi đó cơ cấu cho vay phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là gần 60% tổng dư nợ cho vay với thời hạn cho vay trên 1 năm.
Như trong biểu đồ trên, ta thấy rằng các NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong việc huy động vốn với 56,06%, cho dù tỷ lệ này đã giảm xuống nhiều qua các năm nhưng với con số tuyệt đối vẫn tăng lên. Trong khi đó, thị phần của khối NHTM cổ phần cũng đã dần tăng lên tới 35,86% năm 2008. Đây là một thành công đáng kể của khối NHTM cổ phần vì trong điều kiện kênh huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh từ năm 2006, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các NHTM.
Nói về lãi suất huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng thì trong những năm qua đã có những biến động đáng kể. Đặc biệt, với tình trạng lạm phát tăng cao năm 2007 và 2008, thì lãi suất thực tế đối với các nguồn vốn huy động trong ngân hàng có khi nằm ở tình trạng âm. Chính điều này đã giải thích cho tình trạng lãi suất huy động tăng cao trong năm 2008.
Bảng3.2: Mức lãi suất huy động trung bình năm từ 2005 đến 2009 (%)
Kỳ hạn 2005 2006 2007 2008 2009 Quý I–2010 Lãi suất VND 3 tháng 7,55-8,52 7,8-9,5 7,9-18,5 7,3-9,99 10,5 6 tháng 7,8 7,8-8,88 8,5 9,0-18,5 7,44-9,99 10,5 12 tháng 8,4 8,4-9,36 8,9-9,7 8,6-19,0 7,85-10,3 10,5 Lãi suất USD 3 tháng 3-3,8 3,9-4,4 5,2-6 2,6-7 1,1-2,5 2,8-3,8 6 tháng 3,3-4 4,1-4,5 5,2-6 3,3-8 2-3,2 3,8-4,4 12 tháng 3,8-4,5 4,7-5 5,2-6 4-8 2,5-3,5 3,8-4,8
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NHNN vàước tính của tác giả.
L ã i s u ấ t h u y đ ộ n g V N Đ từ 2 0 0 5 -2 0 0 9 0 5 1 0 1 5 2 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T 10 T 11 T 12 T h á n g L ã i s u ấ t N ă m 2 0 0 5 N ă m 2 0 0 6 N ă m 2 0 0 7 N ă m 2 0 0 8 N ă m 2 0 0 9
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng đã thúcđẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Các ngân hàng ngày càng tăng cường các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau, mở rộng mạng lưới huy động vốn và sử dụng nhiềuhình thức đa dạng như phát hành kỳ phiếu ngân hàng đã giúp cho nguồn cung vốn của ngân hàng có những mức ổn định đáng kể. Lượng tiền gửi đã được tăng lên khá đều trongnhững năm qua là do các lý do sau:
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và những cải cách trong hoạt động ngân hàng cũng như trong chính sách tiền tệ đã tạo tâm lý tốt cho người dân khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
- Hệ thống ngân hàng ngày càng chú trọng đến sự phát triển theo chiều sâu, phát triển nhiều
hình thức đa dạng, mở rộng qui mô, xây dựng mạng lưới rộng lớn, tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
- Những qui định về ngoại hối được nới lỏng, chính sách kiều hối thông thoáng hơn cũng thu
hút đáng kể lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư.
Tuy nhiên, trong thời gian qua cũng có những thời điểm mà các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, lãi suất bị đẩy lên cao, khiến nguồn vốn của ngân hàng trở nên khan hiếm cũng đã gây những khó khăn cho các NHTM. Đây cũng là một vấn đề cần được lưu tâm để hạn chế tính dễ tổn thương cho các ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động.
3.2.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay
Cấp tín dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cho các NHTM với nhiều hình thức như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Hoạt động này của ngân hàng được dựa vào nguồn vốn tự có và vốn huy động được của chính ngân hàng. Với đà phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm vừa qua thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng cũng đã không ngừng tăng cao vớinhững thay đổi, tiến bộ vượt bậc.
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 2005 –2010 (%)
2005 2006 2007 2008 2009 Quý I-2010 Tốc độ tăng
trưởng tín dụng
31,04 25,44 53,98 25,43 37,73 2,95%
Tốc độ tăng trưởng Quý I –2010
Tín dụng ngày càng tăng là do tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của nước ta có xu hướng tăng qua các năm và thuộc hàng những nước có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt năm 2007, với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,48% - cao nhất trong 10 năm qua. Dù trong năm 2008 và 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự giảm sút nhưng đó là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2008.
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đặc biệt khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta cần hấp thu một lượng vốn lớn để trang bị sức mạnh trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng phải tập trung phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ nên cần rất nhiều vốn cho sự phát triển. Cơ cấu cho vay giờ đây cũng đã thay đổi, ngoài các lĩnh vực truyền thống thì các ngân hàng còn cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng, phục vụ học tập nên cũng là cơ hội cho việc gia tăng tín dụng từ
2007. Với nguồn vốn cho vay khá dồi dào vàổn định khi các NHTM ngày càng gia tăng mạnh vốn điều lệ, tích cực huy động vốn nhàn rỗi và mở rộng mạng lưới chi nhánh.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng ở mức cao cũng là một điều đáng lo ngại nếu NHNN không có sự giám sátchặt chẽ đối với các ngân hàng. Nếu các ngân hàng không tập trung chú ý đến chất lượng các khoản tín dụng thì sẽ làm tăng tính dễ tổn thương cho ngân hàng do nguy cơ mất vốn là rất cao.
Bảng 3.4: Mức lãi suất cho vay trung bình qua các năm 2005 –2009 (%)
Lãi suất cho vay 2005 2006 2007 2008 2009 Quý I-2010
Cho vay bằng VND
Ngắn hạn 11,4-13,8 9,6-13,8 11,48-18,42 14,4-24 8-15 <12
Trung–dài hạn 12,6-16,2 11,4-16,2 11,8-21,85 18-24 8-16,5 14-18
Cho vay bằng USD
Ngắn hạn 5,25-6,2 5,8-6,7 8,5 8,2-9,5 3,6-6 5,5-8
Trung–dài hạn 5,5-7,5 6-8 8,5 8,8-10,6 3,5-7,5 6-8
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN vàước tính của tác giả.
Trong năm 2007 và đầu năm 2008, lãi suất cho vay tăng đột biến do tình trạng khan hiếm dòng vốn cho vay xảy ra trên toàn hệ thống. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các nhà đầu tư đã đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho nhu cầu vay vốn để kinh doanh chứng khoán và bất động sản tăng rất cao. Bên cạnh đó, năm 2008 lạm phát tăng rất cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, dòng vốn huy động của các NHTM khó khăn tạo nên cuộc khủng hoảng thiếu thanh khoản cho vay của các NHTM cũng là yếu tố đẩy lãi suất cho vay tăng cao đáng kể đến mức cao nhất từ trước tới nay là 2%/tháng tương đương 24%/năm nhưng vẫn thiếu vốn cho vay.
Dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng trong những năm qua đã tăng khá mạnh. Trong năm 2009 tăng 37,73% là cao so với nhiều năm trước đó. Nhưng vấn đề cần quan tâm nhất ở đây chính là mục đích sử dụng các khoản vay. Việc cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản là rất rủi ro cho ngân hàng, nếu ngân hàng chỉ vì muốn tăng trưởng lợi nhuận mà không chú ý đến việc quản trị rủi ro tín dụng thì nguy cơ đổ vỡ của các ngân hàng thương mại là rất cao khi thị trường chứng khoán giảm sút cũng như khi thị trường bất động sản đóng băng.