4 Thời gian hòa giả

Một phần của tài liệu Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế.doc (Trang 46 - 49)

II. Một số tranh chấp thờng phát sinh từ hđkt Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, có thể vì những lý

2.4 Thời gian hòa giả

Thời gian hòa giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh: mức độ phức tạp của vụ việc, số bên tham gia vào tranh chấp nhiều hay ít, mức độ khó khăn khi tìm hiểu thực chất vụ việc và tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, thời gian hòa giải có thể sẽ tính theo tháng, tuần hoặc ngày chứ không

kéo dài quá một năm. Ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, ngời hòa giải nên thông báo cho các bên biết mỗi giai đoạn của quá trình hòa giải sẽ kéo dài bao lâu.

Thông thờng, các bên nhấn mạnh một điều kiện với ngời hòa giải, đó là: một trong các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu ngời hòa giải không giải quyết đợc tranh chấp đó sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều kiện này sẽ bị huỷ bỏ nếu nh sau thời gian quy định đó ngời hòa giải đã đa vụ việc vợt qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể đạt đợc một thoả thuận giữa các bên trong tơng lai gần nhất.

ii. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa kinh tế

1. Khái niệm, sự hình thành, đặc điểm và nguyên tắc xét xử của tòa

kinh tế

1.1.Khái niệm

Tòa kinh tế là cơ quan tài phán do Nhà nớc lập ra để xét xử các tranh chấp kinh tế. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa kinh tế là phơng pháp giải quyết tranh chấp kinh tế do cơ quan tài phán của nhà nớc thực hiện. Ph- ơng pháp này đợc sử dụng khi các phơng pháp giải quyết tranh chấp nh thơng lợng, hòa giải không đem lại kết quả và các bên cũng không có thỏa thuận đa vụ tranh chấp ra trọng tài.

1.2. Sự hình thành

ở Việt Nam, về mặt lịch sử, trong giai đoạn 1950-1960 các tranh chấp về hợp đồng kinh tế đã đợc phân định cho Tòa án nhân dân xét xử. Điều này đã đợc quy định rõ trong Nghị định 735/TTg ngày 10/5/1956 ban hành Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế.

Từ năm 1960 ( cụ thể là từ Nghị định số 20/TTg ngày 14/1/1960) cho tới ngày 1/7/1994. Các tranh chấp hợp đồng kinh tế do Trọng tài kinh tế (một cơ quan trực thuộc Chính phủ) giải quyết. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng đã xuất hiện ngày một nhiều các quan hệ kinh tế thơng mại với nhiều

chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế đó khó tránh khỏi các tranh chấp phát sinh và đòi hỏi phải có cơ quan giải quyết. Các tranh chấp kinh tế mới phát sinh nh: tranh chấp liên quan đến giải thể, phá sản doanh nghiệp, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty trong việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, tranh chấp liên quan đến cổ phiếu trái phiếu, cổ phiếu... cha có ai giải quyết.

Từ thực tế đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, theo đó giao cho Tòa án nhân dân chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Kể từ ngày 1/7/1994 ngành Trọng tài kinh tế chấm dứt tồn tại sau gần 34 năm hoạt động, mọi chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế đợc chuyển sang cho Tòa kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân

1.3. Đặc điểm

Tổ chức hoạt động của Tòa kinh tế Việt Nam nhìn chung đợc xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Tòa kinh tế Việt Nam đợc tổ chức theo 2 cấp là Tòa tối cao và Tòa kinh tế Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng. Bên cạnh đó cũng phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp Huyện đối với những vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị tranh chấp không lớn (dới 50 triệu đồng).

Tòa kinh tế không phải là một loại tòa độc lập nằm ngoài hệ thống Tòa án nhân dân mà là một bộ phận hợp thành của Tòa án nhân dân. ở Việt Nam chỉ có một hệ thống tòa án duy nhất là Tòa án nhân dân. Các Tòa án dân sự, Tòa hình sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính chỉ là những bộ phận cấu thành của Tòa án nhân dân.

Về mặt thẩm quyền, Tòa kinh tế có chức năng cơ bản là giải quyết các tranh chấp kinh tế. Ngoài ra, với sự ra đời của Luật phá sản doanh nghiệp, Tòa kinh tế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp ở Việt Nam.

1.4. Những nguyên tắc xét xử tranh chấp kinh tế của Tòa kinh tế

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo thực hiện sự dân chủ và bình đẳng của các bên tranh chấp trong quá trình kinh doanh, Tòa án kinh tế đợc thành lập và hoạt động theo một trình tự t pháp và những nguyên tắc tố tụng đặc thù phù hợp với các yêu cầu của hoạt động kinh tế. Một đặc điểm quan trọng của mọi hoạt động kinh tế trong cơ chế mới hiện nay là sự năng động và linh hoạt. Do đó, các doanh nghiệp cần các cơ quan giải quyết đúng pháp luật nhng phải nhanh chóng, đơn giản. Với tất cả những đòi hỏi khách quan và tính đặc thù của tố tụng kinh tế, việc giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế phải đợc dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế.doc (Trang 46 - 49)