Mối quan hệ của VN và một số nước EU

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 36 - 41)

IV. Quan hệ Việt Nam và EU

4.Mối quan hệ của VN và một số nước EU

Mặc dù liên minh Châu Âu có 27 thành viên nhưng VN chỉ có quan hệ kinh tế với một số nước trong EU.Tiêu biểu một số nước sau:

Phần Lan: ”Năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống như hoa quả, hải sản…".(

http://vneconomy.vn/20090220071251588P0C10/phan-lan-dang-rong-cua- cho-hang-xuat-khau-viet-nam.htm)

-Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường Phần Lan. Đó là khẳng định của ông Pietro Karjalainen, Tham tán Thương mại Phần Lan trong buổi giới thiệu cuốn sách “Xuất khẩu sang Phần Lan” được tổ chức m được tổ chức mới đây, tại Hà Nội.ới đây, tại Hà Nội.

 Đôi nét về đất nước Phần Lan cũng như tạp quán tiêu dung của người dân nơi đây:

-Phần Lan là nước nằm ở phía Bắc của Liên minh Châu Âu (EU). Các nước láng giềng là Na Uy, Thuỵ Điển, Nga, Estonia.

-Với dân số khoảng 5,3 triệu, nhưng có tới 2/3 trong số này sống ở các đô thị. Tuy -nhiên mật độ dân số chỉ là 15,5 người/km2. GPD trên đầu người là khoảng 35.000 -Euro.

nhập khẩu từ EU, ngoài ra là hàng hoá có xuất xứ từ các quốc gia khác như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

-Giá trị hàng hoá Phần Lan nhập khẩu trong năm 2007 từ các nước đang phát triển khoảng trên 10 tỷ Euro, chiếm 17% trong tổng số nhập khẩu. Từ năm 2004 đến 2007, tốc độ tăng trưởng cho toàn bộ hàng nhập khẩu là 13%/năm, do vậy những năm tới, xu hướng phát triển trên sẽ không có nhiều thay đổi. -Cũng trong nhiều năm qua, mức tiêu dùng của người dân tăng khoảng 3%/năm. Tính trung bình chi tiêu trong gia đình, thực phẩm chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm đi và nhóm hàng đang tăng lên là thiết bị nội thất, đồ dùng trong gia đình và sức khoẻ

-. Như vậy, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để tăng cường quan hệ hợp tác thương mại với Phần Lan.

-Phần Lan là thị trường có yêu cầu khá cao đối với các loại hàng hoá và rất ưa chuộng những mặt hàng mỹ nghệ. Vì thế doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, hay những mặt hàng truyền thống có giá trị gia tăng tốt… Đây sẽ là những mặt hàng có nhiều cơ hội được người tiêu dùng Phần Lan lựa chọn. -Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam cũng là sản phẩm có nhiều triển vọng xuất sang thị trường Phần Lan. Hiện ở Việt Nam có nhiều loại hoa quả mà Phần Lan không có hoặc nếu có số lượng cũng rất hạn chế. Tiếp đến là cà phê, theo thống kê, Phần Lan đang là nước có tỷ lệ sử dụng cà phê trên mỗi người cao nhất thế giới. Ngoài ra, người Phần Lan cũng rất thích hải sản nhưng tôm lại hầu như không có ở Phần Lan. Trong khi đó, những mặt hàng này Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh. -Hàng xuất khẩu sang Phần Lan phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Phần Lan mà của cả EU.

-Luật pháp của EU quy định khá rõ những điều khoản về tiêu chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường. Trong đó, thực phẩm là nhóm hàng có những yêu cầu cao nhất, còn những yêu cầu cụ thể cho nhiều nhóm hàng khác có phần mềm dẻo hơn.

-Tuy nhiên, ngay từ lần đầu xuất khẩu hàng, các yêu cầu càng được thoả mãn bao nhiêu, những lần sau các doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi khi ký kết hợp đồng xuất hàng sang Phần Lan cũng như EU.

-Trong bối cảnh hiện nay thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yế Cũng theo thống kê của Phần Lan, trong những năm gần đây, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức từ 20-40%.

-Riêng năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt 239,6 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 134 triệu USD và nhập khẩu là khoảng 105 triệu USD. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể tin tưởng rằng, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009 này.

-Phần Lan đúng là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Không chỉ riêng Phần Lan, ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, ...mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá rất cao do giá thành rẻ và chất lượng tốt, lại ít khả năng kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt so với các mặt hàng lương thực thực phẩm khác . -Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi đương đầu với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan. Vì họ có thể đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng lớn do hầu hết các mặt hàng mỹ nghệ của họ được làm bằng máy móc và có mô hình sản xuất tập trung. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất thủ công với quy mô nhỏ và rải rác nên rất khó có thể cung ứng được những hợp đồng với số lượng -lớn trong một thời gian ngắn.

-Nếu Việt Nam đã phát hiện ra lợi thế của mình thì nên khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh, đưa ra những kế hoạch cụ thể, sản xuất chuyên nghiệp hơn, để đánh bại các đối thủ , độc quyền nắm giữ các thị trường tiềm năng này.

Pháp

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp vừa cung cấp những thông tin mới nhất về quan hệ thương mại giữa hai nước.

Chiều 3/3, tại Khách sạn Melia (Hà Nội), bên lề buổi gặp mặt các tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, ông Phạm Xuân Yên, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 1,75 tỷ Euro, tăng hơn 32% so với năm 2006 (đạt khoảng 1,5 tỷ Euro). “Đáng chú ý, năm 2007 Việt Nam xuất siêu vào Pháp 910 triệu Euro”, ông Yên nói. Cụ thể, theo số liệu ông Yên đưa ra, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 1,33 tỷ Euro, tăng 23,39% so với năm 2006 (1,162 tỷ Euro) và dự kiến năm 2008 sẽ tăng 20,1% so với năm 2007. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản, cà phê… (xem bảng dưới bài).

Ngoài ra, “hiện 13% dân Pháp, tương đương 8,3 triệu người, có mức thu nhâp dưới 660 Euro/tháng - mức thấp ở Pháp. Đây là phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả”, theo lời ông Yên.

Dù kim ngạch xuất khẩu là tương đối lớn, song theo ông Yên, đa phần các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp vẫn là hàng gia công như giày dép, dệt may. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định vị được thương hiệu tại Pháp. Một khó khăn khác là các điều kiện về hàng rào kỹ thuật khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó có khả năng đáp ứng.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Pháp vào Việt Nam năm 2007 đạt 420 triệu Euro, tăng 47,35% so với năm 2006 (đạt 324 triệu Euro) và năm 2008 dự tính mức tăng sẽ là 20% so với năm 2007. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp chủ yếu là sản phẩm điện, điện tử, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, hóa chất, đá quý, trang sức…

Pháp có tổng thu nhập quốc nội (GDP) đứng thứ 6 thế giới, hiện đạt 1.750 tỷ Euro (tính đến tháng 1/2007), với thu nhập bình quân đầu người đạt 27.301 Euro.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp Thứ tự Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu 2007

Kim ngạch xuất khẩu 2008 (dự tính)

Thay đổi so với 2007 (dự tính) 1 Giầy dép 450 510 13.3% 2 Dệt may 220 250 14% 3 Đồ gia dụng 145 190 31% 4 Thủy sản 58 75 29.3% 5 Cà phê 57 75 31%

Đơn vị: Triệu Euro / Nguồn: Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp

Anh

-Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Gordon Brown, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này từ ngày 3-5/3/2008.

-Đây cũng là chặng đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu là Anh quốc, Đức và Ireland. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Với khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp hai nước

-Bên cạnh các cuộc gặp chính thức cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc với giới doanh nghiệp, tài chính và tham dự các cuộc vận động đầu tư với những công ty của Anh.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 36 - 41)