Thách thức: Khối EU chắc chắn sẽ gặp những rào cản khá lớn từ phía Mỹ bởi hành

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 60 - 62)

- hệ thống giáo dục mạnh

4.Thách thức: Khối EU chắc chắn sẽ gặp những rào cản khá lớn từ phía Mỹ bởi hành

động này đã từng xảy ra trong những năm gần đây. Một Châu Âu "to lớn", một ảnh hưởng rất lớn tới thế giới sẽ làm cho Mỹ phải "ngồi lại" để "ngẫm nghĩ" và chắc chắn sẽ có những động thái làm quan ngại tới quan hệ thương mại hai bên. Còn một vài điều mà EU phải làm như Hiến pháp vốn đang bị một vài nước không bỏ phiếu tán thành (Ba Lan, Tây Ban Nha), vấn đề về việc làm, chi phí nhà ở, mức sinh hoạt, văn hoá dân tộc và đặc biệt là làn sóng di cư, nhập cư giữa các quốc gia trong EU. Khủng bố và an ninh giữa các quốc gia sẽ là những vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho những nhà

lãnh đạo trong tương lai tới đây.

Thứ nhất, EU phải bảo đảm vai trò chủ chốt trợ giúp các nước thành viên phát triển trong

một môi trường toàn cầu hóa. Do vậy, trước hết, EU cần phải chú trọng tới vấn đề tăng trưởng và việc làm, khuyến khích cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời hướng tới việc cải thiện cơ chế bảo hộ xã hội. EU sẽ phải đầu tư hơn nữa vào các công nghệ mũi nhọn, nghiên cứu khoa học, vì đây là những nhân tố giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của EU trên thế giới. Nhất là khi tiến trình toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành "phương tiện kiếm lời" của tất cả các quốc gia từ quá trình hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế mà trong đó sẽ có kẻ thắng, người thua. Ngoài ra, toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn đến hiện tượng lưu chuyển nguồn nhân công trong thị trường lao động và EU sẽ phải gánh chịu áp lực từ mọi phía do số lượng người nhập cư mang lại. Do không còn đường biên giới nội khối, giờ đây, EU sẽ cần đến những quy định về vấn đề nhập cư đối với đường biên giới ngoài khối. Tuy

nhiên, trong tương lai, EU sẽ phải chấp nhận chính sách nhập cư khi sự già hóa dân số và tình trạng thiếu hụt nhân công trong nội bộ trở thành những mối đe dọa.

Thứ hai, thiết lập những biện pháp đối phó với sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ trái

đất ngày càng nóng lên cùng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường. EU hiện chưa có giải pháp nào mang tính toàn cầu nhằm cứu vãn tình trạng này. Trước mắt, EU kêu gọi các nước thành viên tham gia chiến dịch giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay tới năm 2012 theo những quy định bắt buộc của Hiệp ước Ki-ô-tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình đàm phán nhằm đưa ra những đề xuất thu hút sự tham gia tích cực và trách nhiệm hơn từ các đối tác chính gây ra khí thải dẫn tới hiệu ứng nhà kính là đặc biệt cần thiết. Một phần kế hoạch nữa của EU được hướng tới việc tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng nhằm giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng của khối từ nay đến năm 2020; khuyến khích các nước dùng năng lượng tái sinh trong sản xuất. EU tiến tới việc hoàn thiện thị trường nội khối về điện và khí ga; xúc tiến thiết lập quan hệ với các đối tác cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài.

Thứ ba, duy trì hòa bình và ổn định nội khối. Ngày nay, mâu thuẫn hay xung đột giữa các nước thành viên EU là điều không thể xảy ra nhờ có sự hợp nhất mà họ đã tạo dựng trong suốt 50 năm qua. Nhưng trong một thế giới bất ổn, phức tạp và đầy biến động, liên minh phải tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định hơn nữa trong nội bộ. Để làm được điều đó, liên minh cần tăng cường tham gia các hoạt động can thiệp giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình; tạo ảnh hưởng trong việc định chế các chính sách thương mại quốc tế một cách hiệu quả và công bằng; tiếp tục đóng vai trò trợ giúp nhân đạo và phát triển...

EU phải bảo đảm an ninh đối với các quốc gia thành viên; thiết lập mạng lưới an ninh tại các vùng sát đường biên giới của khối như phía Bắc Địa Trung Hải, vùng Ban-căng, Trung Đông; bảo toàn hợp tác quân sự và chiến lược với các liên minh như Liên minh Đại Tây Dương và Chính sách an ninh quốc phòng chung châu Âu (PESD).

Thứ tư, tăng cường dân chủ trong thể chế, chính sách và xã hội châu Âu, đồng thời thực

hiện những công cụ pháp lý và quản lý tốt hơn nữa. Song, giải quyết vấn đề này không dễ dàng. Cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2005 đã thất bại khi dự án về Hiến pháp châu Âu

bị cử tri hai nước Pháp và Hà Lan tẩy chay. Theo những nhà lãnh đạo EU, nguyên nhân của thất bại này là do người dân châu Âu không được cung cấp đầy đủ thông tin về bộ máy lãnh đạo EU, các quyền và lợi ích chính đáng của họ chưa được bảo đảm… Bởi vậy, nhiều dự án đã được giới lãnh đạo EU đề xuất nhằm khôi phục quan hệ với người dân thông qua việc trao thêm quyền cho họ trong tham gia xây dựng các quyết sách liên quan tới tương lai của EU, đặc biệt là việc cải cách thể chế mà EU sẽ phải thực hiện trong nhiều năm tới thì mới có thể vận hành một cách hiệu quả hơn.

Khối EU chắc chắn sẽ gặp những rào cản khá lớn từ phía Mỹ, bởi hành động này đã từng xảy ra trong những năm gần đây. Một châu Âu "to lớn", một ảnh hưởng rất lớn tới thế giới sẽ làm cho Mỹ phải "ngồi lại" để "ngẫm nghĩ" và chắc chắn sẽ có những động thái làm quan ngại tới quan hệ thương mại hai bên.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 60 - 62)