Từ 1-1-2009, EU chính thức “loại” giày da Việt Nam ra khỏi GSP

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 66 - 68)

VIII. Kiến Nghị và Đề Xuất

2.Từ 1-1-2009, EU chính thức “loại” giày da Việt Nam ra khỏi GSP

 Ngày 13-6, Liên minh châu Âu (EU) công bố quy chế về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước nghèo nhất trong giai đoạn

2009-2011, trong đó đưa ngành giày dép da

Việt Nam ra khỏi GSP. Đại sứ,

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ông

Sean Doyle (ảnh), đã dành cho báo chí cuộc trao đổi xung quanh sự kiện này. Ông Sean Doyle nói:

 Việc xem xét lại hệ thống thuế quan phổ

cập (thuế quan ưu đãi cho những quốc gia nghèo nhất) đã khẳng định thành công của Việt Nam trong đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU và giảm sự phụ thuộc nặng nề vào một số mặt hàng chính. Lần xem xét này cho thấy sự vững mạnh và khả năng cạnh tranh của ngành giày da Việt Nam. Như vậy, chỉ duy nhất ngành giày dép Việt Nam sẽ “tốt nghiệp” GSP và đưa ra khỏi hệ thống này từ ngày 1-1-2009

 Cơ chế GSP của EU quy định, các ngành đạt tới ngưỡng 15% sẽ tiếp tục được hưởng GSP nếu ngành đó chiếm trên 50% tổng số các mặt hàng được hưởng GSP của một nước. Mặt hàng giày dép nằm trong GSP của Việt Nam

chiếm mức trung bình là 19,9% trong giai đoạn 2004-2006. Hơn thế nữa ngành giày dép được hưởng GSP chiếm tỷ lệ trung bình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam. Trên cơ sở này, và theo quy chế GSP và quy định WTO, EU kết luận rằng ngành giày dép của Việt Nam rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa. Đáng lẽ Việt Nam đã phải “tốt nghiệp” từ giai đoạn 2005-2008 rồi.

 Tuy nhiên, EU vẫn sẵn sàng dành cho các ngành hàng của Việt Nam bao gồm cả ngành giày da một hệ thống thuế quan lâu dài và thậm chí rộng rãi hơn trong khuôn khổ đàm phán khu vực tự do thương mại EU-ASEAN liên quan đến phần đàm phán song phương với Việt Nam

 °EU đã nghiên cứu dệt may cách đây 2 năm cho thấy, ngành này có 1 triệu nhân công và rất nghèo. Trong bối cảnh khó khăn, xuất hiện tình trạng đình công, trong đó có ngành giày da. Khi EU đưa ngành giày da Việt Nam ra khỏi hệ thống GSP, sẽ có tác động tiêu cực như thế nào đối với giày da và những người nghèo ở Việt Nam

 °Cách đây 3 năm có nửa triệu người Việt Nam trong ngành giày dép sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tôi không thấy có ảnh hưởng nào trong xuất khẩu, mà xuất khẩu còn rất tốt. Con số này tăng lên cho thấy ngành này đang phát triển.  Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2007 tăng 10,6% và đạt tổng giá trị

2,17 tỷ USD (năm 2006 là 1,96 tỷ USD). Ngành giày dép Việt Nam thể hiện những dấu hiệu lớn mạnh tương tự với 20% giày dép xuất khẩu sang EU thậm chí không hưởng GSP

 Điều này nói lên rằng số nhà xuất khẩu ngày càng gia tăng có khả năng bán ở những mức giá cạnh tranh trên thị trường EU mà không có đặc quyền đặc lợi gì nhưng đã tạo đòn bẩy cho những phương diện khác như chất lượng, kiểu dáng và thương hiệu

 FTA là một công cụ thích hợp hơn, hiện đại hơn đối với cơ cấu thương mại ngày càng tinh vi và tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng Việt Nam sẽ toàn tâm tham gia vào tiến trình này để cơ chế đó

có thể thực hiện được càng sớm càng tốt cho cho các doanh nghiệp Việt Nam như là một phần của một khung thể chế lâu dài và ổn định

 Thêm vào đó, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ những cố gắng của Việt Nam trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế và hoạt động thương mại thông qua ODA. Trong bối cảnh này việc ký kết các hiệp định cho dự án MUTRAP mới (để hỗ trợ các chính sách thương mại của Việt Nam) trị giá 10 triệu euro nhằm giúp Việt Nam từng bước tham gia vào các cơ chế kinh tế - thương mại toàn cầu.

(Nguồn Báo Sài Gòn Giải phóng)

(http://www.investnghean.gov.vn/news/default.asp?m=3&act=view&id=397)

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc (Trang 66 - 68)