Thu thập bằng chứng thông qua kiểm tra tài liệu và tính

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.DOC (Trang 58 - 62)

Phương pháp kiểm tra và tính toán được kết hợp với hầu hết các phương pháp thu thập bằng chứng còn lại. Đây chính là phương pháp mà kiểm toán viên sử dụng khi thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến các nghiệp vụ cần kiểm tra để khẳng định tính chính xác trong việc trình bày các nghiệp vụ và tài khoản liên quan đến nghiệp vụ này. Thường thì cơ sở dẫn liệu mà kiểm toán viên quan tâm khi thực hiện phương pháp này là tính trọn vẹn và tính hiện hữu. Khi kiểm toán Công ty B, kiểm toán viên đã chú trọng tới kiểm tra tài liệu và tính toán lại đối với các khoản mục sau:

a, Đối với khoản mục tài sản cố định

Các nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định

Kiểm toán viên sẽ thu thập Bảng tổng hợp tài sản cố định tăng tháng 12 năm 2007 (Phụ lục 5) và Bảng tổng hợp tài sản cố định giảm tháng 12 năm 2007 (Phụ lục 6). Đồng thời, kết hợp với giá trị tài sản cố định đã được kiểm toán tại thời điểm 30/11 để xác định số dư chính xác khoản mục tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2007.

Đối với những tài sản cố định tăng trong tháng 12/2007, kiểm toán viên sẽ chọn những tài sản có giá trị lớn để kiểm tra chi tiết (đã được ghi chú từ [1] đến [10]). Kiểm toán viên đã lựa chọn tất cả các Hợp đồng mua tài sản cố định, Hóa đơn, Phiếu yêu cầu mua tài sản cố định, Biên bản bàn giao tài sản cố định, sau đó đối chiếu lên Sổ chi tiết tài sản cố định nhận thấy tất cả các nghiệp vụ tăng tài sản cố định này đều có thật, giá trị tài sản cố định tăng được ghi nhận một cách chính xác.

Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành thu thập các Phiếu yêu cầu thanh lý, nhượng bán, Hợp đồng thanh lý, nhượng bán, Hóa đơn, Giấy báo Có của ngân hàng liên quan tới tất cả các nghiệp vụ giảm tài sản cố định trong tháng 12/2007 để kiểm tra tính chính xác và có thực của các nghiệp vụ giảm tài sản cố định này. Kiểm toán viên nhận thấy không có gì cần lưu ý đối với việc ghi nhận các nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Dựa vào Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản cố định tháng 12/2007, kiểm toán viên đưa ra kết luận, tài sản cố định tăng giảm trong năm 2007 được trình bày một cách trung thực và hợp lý.

Biểu 2.6: Tình hình tăng giảm tài sản trong năm 2007

Đơn vị: đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Tổng tài sản cố định tăng trong 11 tháng đầu năm 28,843,136,564 2 Tổng tài sản cố định tăng trong tháng 12 2,312,973,124 3 Tổng tài sản cố định tăng trong năm 31,156,109,688 4 Tổng tài sản cố định giảm trong năm 527,333,203

Khấu hao tài sản cố định

Kiểm toán viên thu thập những tài liệu liên quan đến khấu hao tài sản cố định của Công ty B rồi tính lại khấu hao để chắc chắn rằng chi phí khấu hao tài sản khấu hao được tính toán một cách hợp lý. Trước đó, kiểm toán viên đã kiểm tra tính chính xác của việc tính khấu hao trong 11 tháng đầu năm.

Những công việc tiếp theo mà kiểm toán viên đã thực hiện là: - Thu thập bảng tính khấu hao của Công ty B;

- Tính lại chi phí khấu hao trong tháng 12 đối với những tài sản cố định cũ và mới tăng trong tháng 12 (Bảng tính lại chi phí khấu hao tháng 12 – Phụ lục 7);

- Giải thích được những chênh lệch nếu có giữa kết quả tính toán của kiểm toán viên với Công ty B;

- Kiểm tra lại tỷ lệ trích khấu hao áp dụng đối với những tài sản mới theo Quyết định 206.

Biểu 2.7: Bảng tính khấu hao giảm trong tháng 12/2007

Đơn vị: đồng Việt Nam

Loại tài sản Giá trị

Khấu hao theo khách hàng Thời gian SD Khấu hao theo EY Chênh lệch Khuôn lốp loại 80/90-16 NR 76 (Yamaha) 52,316,922 870,949 5 871,949 1000 Khuôn lốp loại 70/90-16 NF 59 (Yamaha) 50,779,922 845,332 5 846,332 1000 Khuôn lốp loại 80/90-16 NR 76 (Yamaha) 52,335,905 871,265 5 872,265 1000 Khuôn cao su bọc trong

thành hình lốp xe đẩy 1,300,000 20,667 5 21,667 1000 Khuôn CSKT: Giảm chấn

hộp số (MAP-Honda) 36 113,938,308 1,897,972 5 1,898,972 1000 Khuôn CSKT: Giảm chấn

hộp số (MAP-Honda) 36 113,938,308 1,897,972 5 1,898,972 1000 Khuôn cao su để chân

KFL Model 50661- KEV-88

460,179,695 7,668,662 5 7,669,662 1000

Tổng 844,789,060 14,072,818 14,079,818 7000

Thông qua tính toán lại số khấu hao giảm trong tháng 12, kiểm toán viên cũng nhận thấy số chênh lệch với chi phí khấu hao của Công ty B là 7000 đồng. Chênh lệch này nhỏ và không ảnh hưởng trọng yếu nên kiểm toán viên đã bỏ qua.

Theo kết quả kiểm toán tại thời điểm 30/11 và kiểm tra tài liệu, tính lại chi phí khấu hao của Công ty B, công việc cuối cùng là kiểm toán viên tổng hợp thành những thông tin sau: (đơn vị: đồng Việt Nam)

- Khấu hao trong 11 tháng đầu năm: 15,412,562,577 - Khấu hao trong tháng 12: 1,513,195,317 Trong đó:

Tổng khấu hao trong tháng 11: 1,508,969,521 Khấu hao tăng trong tháng 12: 18,307,614

- Tổng chi phí khấu hao trích trong năm 2007: 16,925,757,894 - Tổng khấu hao tài sản cố định theo sổ sách: 16,925,757,915 - Chênh lệch: (21)

Thông qua việc tính toán lại khấu hao tăng và giảm trong tháng 12/2007, kết hợp với chi phí khấu hao đã được kiểm toán tại thời điểm 30/11, kiểm toán viên kết luận là khấu hao tài sản cố định trong năm 2007 của Công ty B là hợp lý.

b, Đối với các khoản chi phí lãi vay

Kiểm toán viên thu thập tài liệu liên quan đến các khoản vay tại các ngân hàng và tiến hành kiểm tra Khế ước vay, sau đó sẽ tiến hành tính toán lại chi phí lãi vay tại những ngân hàng đó, so sánh kết quả tính được với Sổ chi tiết chi phí tiền vay. Trong quá trình thu thập tài liệu và tính toán lại, kiểm toán viên không phát hiện ra chênh lệch nào cả.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.DOC (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w