Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 25 - 27)

I. THỊ TRƯỜNG EU:

6.Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới:

6.1/ Những xu hướng tác động tới xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới:

6.1.1/ Xu h ướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu tại thị trường EU

- Cà phê: Theo dự báo của ngành cà phê thì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới trong niên vụ 2009/2010 khoảng 126,5 triệu bao, giảm 0,4% so với niên vụ trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại khu vực EU 27 dự báo khoảng 44,5 triệu bao, tăng 1,14%, đứng đầu thế giới và gấp hai lần thị trường đứng sau là Hoa Kỳ (22 triệu tấn). Trong nửa đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này không được khả quan song vẫn có triển vọng tăng kim ngạch vào những tháng cuối năm, là thời điểm nhu cầu cà phê tại đây tăng cao.

- Thủy sản:

+ Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ Việt Nam đang tăng: Xuất khẩu tôm sang khu vực này tháng 6/2009 đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, tăng 65% về lượng và 48% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008, trong khi tổng xuất khẩu tôm của cả nước chỉ tăng tương ứng là 13,5% về lượng và 3,9% về trị giá. Các mặt hàng tôm nên khai thác xuất khẩu sang EU là tôm he chân trắng, tôm sú đông lạnh…

+ Nhu cầu cá tra tra tại thị trường EU cũng đang dần hồi phục sau nhiều tháng sụt giảm: Riêng tháng 6/2009, xuất khẩu cá tra basa Việt Nam sang EU đạt 20.644 tấn, trị giá 51,585 triệu USD, tăng 26,7% và 19,4% so với cùng kỳ 2008. Giá trung bình cá tra basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong 2 tháng gần đây đã tăng so với các tháng hồi đầu năm.

6.1.2/ Một số chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia khu vực EU:

- Thất nghiệp: Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), tỉ lệ thất nghiệp tại EU trong tháng 5/2009 là 8,9%, mức cao nhất kể từ năm 2005 và của khu vực đồng Euro là 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong khi đó, GDP của EU được dự báo sẽ suy giảm 4% trong năm 2009.

- Lạm phát: Lãi suất cơ bản đồng Euro hiện vẫn được giữ ở mức thấp 1%, đồng nghĩa với việc sức ép lạm phát tại khu vực không lớn. Tháng 6/2009, tỷ lệ lạm phát của khu vực này là - 0,1%, giảm so với mức 0% trong tháng 5 và 0,6% trong tháng 4/2009. Tuy nhiên giá cả tiêu dùng tháng 6/2009 lại tăng ở một số quốc gia lớn như Đức (0,4%), Tây Ban Nha (0,5%); Italia (0,2%).

- Doanh thu bán lẻ tại một số quốc gia khu vực EU vẫn đang tiến triển khả quan. Đơn cử, mức bán lẻ của các cửa hàng ở Anh tháng 6/2009 tăng 1,2% so với tháng trước, trong đó tiêu dùng hàng quần áo trong thời gian qua tăng mạnh do thời tiết nắng nóng. Lượng bán của các mặt hàng dệt may mặc và giày dép tăng 11,3% kể từ đầu năm nay. Mức bán lẻ các mặt hàng hạ giá cũng tăng 2,9% kể từ tháng 6/2008.

- Dự kiến tháng 9 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra đề xuất gia hạn hay bãi bỏ việc áp thuế chống phá giá đối với các mặt hàng giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Hiện mặt hàng giày da Việt Nam đang bị EC áp thuế chông bán phá giá 10%. Hiện có nhiều nước thuộc Liên minh EU muốn bãi bỏ các mức thuế chống bán phá giá giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trước mùa Giáng sinh năm nay, thời điểm ngành bán lẻ có doanh thu cao. Các nước ủng hộ bỏ thuế này hiện là: Anh, Áo, Bỉ, Séc, Síp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Ireland, Latvia, Luxembourg, Malta, Hà Lan và Thụy Điển.

- Hiện tại, EU vẫn tiếp tục thắt chặt các biện pháp bảo vệ môi trường. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2009, EU đã thông qua:

+ Luật hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học;

+ Dự thảo cấm sử dụng chất dimethyl fumarate;

+ Đẩy mạnh việc chuẩn bị thực hiện Quy định về thiết lập hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt và kinh doanh các sản phẩm cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý;

+ Quy định hạn chế đối với nikel;

+ Quy định áp dụng thu phí đối với khí thải từ máy bay;

+ Luật hạn chế tiến tới loại bỏ việc sử dung các chất có hại cho tầng khí quyển Ozon…

Thời gian tới EU sẽ vẫn tiếp tục thi hành những chính sách cứng rắn, bảo thủ và có khuynh hướng bảo hộ thương mại.

6.2/ Phương án, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào EU trong thời gian tới:

- Các mặt hàng cần tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu tới khu vực EU trong thời gian tới:

+ Một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng tại EU như cá tra, cá ba sa, tôm, cá ngừ, bạch tuộc đông lạnh,.v.v…

+ Đối với mặt hàng giày dép: Bên cạnh việc tiếp tục hướng đến các thị trường chủ lực như Đức, Anh, Pháp, cần khai thác những thị trường tiềm năng đang có xu hướng nhập khẩu nhiều hàng giày dép như: Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch) và Đông Âu (Hungary, Bulgary) và thực tế trong kỳ qua xuất khẩu giày dép tới các thị trường này đã tăng trưởng khá tốt./.

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 25 - 27)