Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 35 - 37)

II. THỊ TRƯỜNG MỸ:

5.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ

Nhìn chung, phần lớn những khó khăn hiện nay doanh nghiệp gặp phải tại thị trường Mỹ là do Việt Nam chưa gia nhập WTO, nên chưa được hưởng các ưu đãi thuế quan cũng như lợi thế về hạn ngạch của Mỹ đối với các nước là thành viên của WTO.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những định hướng, chiến lược để bước vào một sân chơi mới khi chính thức gia nhập WTO.

Những vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là: mau chóng đưa ra những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm nhằm tránh những vụ việc như vụ cá basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ vừa qua; xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình; đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần hình thành các chuỗi liên kết để có thể hỗ trợ lẫn nhau phát triển; tích cực đầu tư công nghệ hiện đại với mục đích tăng

tính công nghệ trong sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham gia hội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia một thị trường cụ thể...

Để đối phó với các vụ kiện có thể xảy ra, ngay từ bây giờ, Vitas cần có bộ phận nghiên cứu các vấn đề và thủ tục liên quan đến khiếu kiện thương mại tại Hoa Kỳ, nhất là kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp giá, quyền tự vệ thương mại để phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp thành viên và tiến hành thu thập các số liệu thống kê, thông tin về sản xuất và nhập khẩu của Hoa Kỳ để xác định các mặt hàng có thể bị kiện và tìm kiếm những chứng cứ, lý lẽ phản bác. Ngoài ra cũng cần thu thập thông tin và thống kê xuất khẩu của các nước khác vào Hoa Kỳ, nhất là các nước Nam Mỹ có lợi thế hơn về địa lý và gia công quần áo xuất khẩu sang Hoa Kỳ bằng vải nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Vitas có thể tiếp xúc sơ bộ với các công ty luật Hoa Kỳ để vừa cập nhật tình hình, vừa lựa chọn sơ bộ các công ty luật có kinh nghiệm sẽ thuê khi các vụ kiển xảy ra.

Các ngành công nghiệp Hoa Kỳ thường lẳng lặng thuê luật sư tiến hành thu thập thông tin, số liệu, chuẩn bị hồ sơ và chọn thời điểm thích hợp có lợi nhất cho họ đ bất ngời nộp hồ sơ khởi kiện. Nếu không được chuẩn bị trước, các doanh nghiệp Việt Nam bị động sẽ trở tay không kịp và có thể bị thua thiệt lớn do mất thị trường.

Vitas có thể liên kết với các hiệp hội nhập khẩu, các nhà nhập khẩu và các tập đoàn bán lẻ ở Hoa Kỳ đẻ tạo lực lượng và dư luận ủng hộ khi vụ việc xảy ra, đồng thời cũng cần có phương hướng chuẩn bị thị trường thay thế nếu bị thua kiện.

Để tránh bất kỳ vấn đề rắc rối từ đầu vào đối với Chính phủ Hoa Kỳ (Hải quan và CPSC), các nhà sản xuất nên tuân thủ cả những Quy định bắt buộc của CPSC và tiêu chuẩn khu vực tư nhân (tiêu chuẩn tự nguyện). Các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất phải nắm rõ chính xác các tiêu chuẩn nào cần phải đáp ứng. Nhà sản xuất nước ngoài cần nắm rõ danh sách các tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện hiện hành. Cụ thể hoá các tiêu chuẩn tự nguyện và các yêu cầu khác.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham gia hội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia một thị trường cụ thể...

III. THỊ TRƯỜNG ASEAN:2000 2004 2005 2006 2007 2008

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 35 - 37)