Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 78 - 83)

V. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với Nhật Bản:

4.1/ Giải pháp cho các doanh nghiệp:

Theo đánh giá của Bộ Công thương, Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản. Trong kinh doanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu. Nền công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất. Ví dụ như khi một sản phẩm bị trục trặc, thì nhà sản xuất phải có khả năng và thời gian sửa chữa một cách nhanh chóng... Do yêu cầu cao cả về chất lượng và hình thức, nên các doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến qui trình quản lý chất lượng.

Để tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật, thì việc tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật Bản.

Mặt khác, đảm bảo quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng như đã thoả thuận là những yếu tố quan trọng hàng đầu khác. Ngoài ra, để duy trì quan hệ kinh doanh, cần siết chặt quản lý chất lượng hàng xuất khẩu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng còn giúp sản phẩm được người tiêu dùng Nhật tin tưởng. Trên nhãn hiệu hàng cần kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng để giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm.

Người tiêu dùng Nhật Bản cũng hay để ý đến biến động giá cả, các mẫu mã mới và rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Đặc điểm khí hậu tác động đến khuynh hướng tiêu dùng. Quần áo, đồ dùng trong nhà là những mặt hàng có ảnh hưởng theo mùa. Cùng với yếu tố khí hậu, yếu tố tập quán tiêu dùng cũng phải được quan tâm và tham khảo trong kế hoạch khuếch trương thị trường tại Nhật Bản.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 23-25%.Theo đó, sẽ đưa mục tiêu những mặt hàng XK có thế mạnh như thủy sản đông lạnh tăng bình quân 25-28%/năm; cùng với sản phẩm may mặc, giày các loại chiếm tỷ trọng 15%, đồ gỗ mỹ nghệ chiếm 20%. Đà Nẵng đã có Văn phòng đại diện tại Tokyo - Nhật Bản, và thông qua thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản sẽ giúp giải quyết nhanh thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, quảng bá hàng hóa của địa phương ra nước ngoài được thuận lợi

Nhóm hàng dệt may, nhu cầu về hàng dệt may của Nhật Bản đang tăng trở lại do nền kinh tế của nước này đã vượt qua đáy và đang phục hồi trở lại. Một số doanh nghiệp dệt may nhận định, xu hướng giá nguyên phụ liệu sẽ tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm theo biến động giá trên thị trường thế giới tăng do một số yếu tố như nguồn cung bông bị thu hẹp, một số nước giảm diện tích trồng, sâu bệnh, ảnh hưởng của thời

tiết, giá xăng dầu tăng... nên đã nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may cho 2 quý cuối năm vào cuối quý II/2009 - thời điểm giá nguyên liệu ở mức thấp. Việc nắm bắt đúng thời điểm giá nguyên liệu thấp để nhập về đã giúp doanh nghiệp sản xuất dệt may giảm bớt chi phí đầu vào. Đây chính là một lợi thế để các doanh nghiệp cạnh tranh về giá so với một số đối thủ xuất khẩu vào Nhật Bản. Một đặc điểm cần chú ý nữa là người dân Nhật Bản rất ưa thích hàng may mặc làm từ chất liệu bông. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn Độ, Việt Nam.

Nhóm ngành thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.

Nhóm ngành gỗ chế biến cũng được hưởng lợi lớn. Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam

Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu ở khâu tiếp cận thị trường nên trong thời gian tới, cần thiết lập hệ thống bán sản phẩm tại chính thị trường Nhật Bản. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định trong Hiệp định để tận dụng tối đa lợi thế về ưu đãi thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, vậy để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thời gian giao hàng.

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu vào Nhật Bản, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bằng cách tìm hiểu kỹ đặc tính của thị trường này

Để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.

4.2/ Những lưu ý về sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

• Nên biết rằng các sản phẩm được khách du lịch Nhật Bản mua ở nước ngoài một cách bốc đồng vì sự tò mò của họ để làm vật lưu niệm cho chính mình hoặc cho người khác không bán được ở Nhật Bản như nó đã từng được bán ở những địa điểm du lịch của nước ngoài. Hàng lưu niệm và hàng thương mại không

có thực sự phù hợp với thị trường Nhật Bản hay không trước khi định bán nó vào Nhật.

• Khi đàm phán với các thương nhân Nhật bản, phía Nhật thường đưa ra các yêu cầu, đề nghị; ví dụ, yêu cầu thay đổi mẫu mã hoặc cách đóng gói, hoặc thay đổi mầu sắc cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Mặc dù có thể đáp ứng được các yêu cầu này, nhưng nhiều công ty nước ngoài đã lập tức bỏ cuộc vì họ ngại tốn thời gian và công sức cần thiết để thay đổi nó. Những công ty tốt nhất chính là những công ty hiểu về thị trường nên họ mới yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thị trường như vậy. Bạn nên làm ăn với những đối tác này. Nên tránh những đối tác chẳng góp ý cho bạn được gì. Những đòi hỏi và yêu cầu đó, vì vậy, cần phải được hoan nghênh.

• Để làm ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Nhật bạn cần phải hợp tác chặt chẽ với các công ty Nhật Bản. Nếu bạn muốn thành công ở Nhật Bản, bạn đừng tiếc công sức bỏ ra để hợp tác với các đối tác Nhật. Một khi họ đưa ra những yêu cầu, những điều tư vấn góp ý cho bạn để làm cho bản chào hàng của bạn được tốt hơn thì có nghĩa là người ta đang tạo cho bạn con đường đến với thị trường Nhật và bạn nên tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu không có sự nỗ lực đó thì hầu như không có hy vọng cho sự thành công ở Nhật Bản. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, bạn nên trao đổi cụ thể, đầy đủ với phía Nhật Bản và cùng với họ xác định rõ mức độ thay đổi mà bạn có thể đáp ứng được.

• Một khi đối tác yêu cầu bạn gửi mẫu hàng sang Nhật thì mẫu đó nên được gửi đi không tính tiền, trừ phi nó quá đắt. Sự thật là, một khi công ty Nhật yêu cầu gửi mẫu có nghĩa là sản phẩm của bạn có sức hấp dẫn, điều đó cho thấy con đường đến với thị trường Nhật Bản của bạn không còn xa nữa. Mẫu hàng được xem như là "hạt giống" của việc kinh doanh. Theo bạn không gieo hạt thì làm sao bạn gặt hái được. Chính vì vậy, ai muốn bán sản phẩm của mình thì đương nhiên phải cho không những hạt giống đó, kể cả những mẫu sản phẩm được thay đổi theo yêu cầu của phía Nhật Bản cũng được gửi không tính tiền.

• Các mẫu sản phẩm cần được làm cẩn thận theo đúng yêu cầu. Không nên gửi mẫu đi với các lời chú thích như là: Khi ông / bà đặt hàng thì sản phẩm thật sẽ khác mẫu ở chỗ này, chỗ kia...Nếu bạn đã gửi mẫu đi theo đúng yêu cầu sửa đổi của đối tác Nhật nhưng phía đối tác lại yêu cầu bạn thay đổi lần nữa thì bạn có thể yêu cầu họ trả tiền cho các mẫu phải làm lại đó, nhưng ít nhất là mẫu gốc của bạn và mẫu đầu tiên người ta yêu cầu bạn thay đổi thì nên gửi miễn phí. • Ngay cả khi đối tác Nhật bản chấp nhận giá, mẫu mã, vật liệu và mẫu hàng cuối

cùng và bạn chỉ việc chờ đơn hàng thì thương vụ đó vẫn có thể bị ngừng lại vì lý do có sự thay đổi đột ngột của thị trường Nhật Bản. Điều này sảy ra trong hệ thống bán lẻ ở Nhật. Một nhà bán lẻ lớn bỗng dưng tuyên bố hạ giá áo phông từ 1900 Yên xuống còn 1000 Yên cho loại một mầu và 2900 Yên xuống còn 1900 Yên cho loại in hoa, gây ra sự sụt giá của đối thủ cạnh tranh. Nhà cung cấp nước ngoài đã không thể chịu được áp lực về giá này chính vì vậy quan hệ thương mại bị ngừng lại. Bài học ở đây là, không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường về giá có nghĩa là đánh mất cơ hội kinh doanh.

• Sẽ khó khăn hơn cho các thương nhân nước ngoài muốn thành công ở Nhật bản mà không có đối tác Nhật Bản tốt. Đơn giản là ngày nay chiến lược bán hàng truyền thống không đủ để giúp họ. Bạn nên hợp tác chặt chẽ với đối tác, người đã gắn bó với bạn từ giai đoạn đầu, giúp bạn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có cả phát triển mẫu mã. Đối tác đó cũng sẽ là người giúp bạn phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Khi tìm được đối tác bạn nên bắt đầu việc phát triển sản phẩm cùng với họ. Có thể có nhiều ứng cử viên với các ý tưởng hay và mẫu mã tốt , nếu bạn may mắn chọn được một đối tác trong số đó thì bạn sẽ là người chiến thắng ở Nhật Bản

4.3/ Phương hướng tiếp cận thị trường Nhật Bản hiệu quả nhất

• Để thâm nhập thị trường Nhật Bản việc sản xuất phải được thực hiên tại công ty của chính mình và sẵn sàng xuất khẩu theo kế hoạch và chỉ dẫn của đối tác, bao gồm cả hàng hóa có nhãn hiệu

• Sẽ rất có hiệu quả nếu các thành viên trong cùng một ngành hàng cùng tham gia vào 1 đoàn để sang Nhật Bản tổ chức các cuộc gặp gỡ giao dịch với các công ty Nhật Bản về OEM. Một doanh nghiệp châu Á muốn xuất khẩu sang Nhật mặt hàng da sống gắn keo làm thức ăn cho chó để tăng độ cứng cho răng của chúng, gọi là mặt hàng " Kẹo cao su da sống cho chó". Kết quả là sau khi khảo sát, doanh nghiệp này đã bán được hàng vào Nhật, nhưng trước đây vài năm đã phải ngừng vì thị trường Nhật đã xuất hiện những loại thức ăn mới cho chó xa xỉ hơn, mặt hàng kẹo cao su nói trên không còn phù hợp với thị trường Nhật Bản nữa.

• Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân. Tình hình đã thay đổi từ số lượng sang chất lượng. Hơn nữa, con người ta không thích những thứ giá quá cao và người Nhật cũng không phải là ngoại lê. Đây là xu hướng chung lan toả khắp thế giới. Để chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh quốc tế, điều quan trọng là phải tăng năng suất,tăng hiệu suất và cần phải có hệ thống sản xuất giá thành thấp. Ngoài ra, bạn sẽ không thâm nhập được thị trường Nhật Bản nếu bạn không có cái của riêng mình. • Để thâm nhập được thị trường mới là Nhật Bản, việc giới thiệu một cách có

hiêu quả các sản phẩm của mình là chìa khoá của sự thành công. Khỏi phải nói, sản phẩm vốn dĩ tự nó đã có sức hấp dẫn, và vì catalog được biết đến như là "những người bán hàng thầm lặng" nên chúng phải được làm chính xác và dễ hiểu. Ngoài catalog tiếng Anh cũng nên có cả catalog tiếng Nhật. Tốt nhật là kẹp cả bản tiếng Nhật và bản tiếng Anh.

• Để bán hàng vào Nhật Bản, việc hoàn tất và đóng gói rất quan trọng. Đối với châu Âu mà Mỹ, người ta cho rằng chỉ cần sản phẩm tốt, không mấy ai quan tâm đến khâu hoàn tất và bao gói, nhưng điều này không đúng đối với thị trường Nhật Bản. Ví dụ, có một số người cho rằng vì không nhìn thấy đáy của hộp kim loại nên không cần thiết phải đánh bóng phần đó. Nhưng ở Nhật Bản, nếu phần đáy không được đánh bóng người ta sẽ không mua.

• Nếu trên hộp in không đẹp hoặc đóng hàng vào những chiếc hộp có mầu đơn điệu thì chẳng ai hỏi mua. Khâu hoàn thiện mặt ngoài và bao gói có thể gọi là trang điểm cho sản phẩm. Ở Nhật Bản, mọi thứ thường được dùng như là hàng quà tặng, vì vậy nếu không trang điểm thì sẽ không bán được. Bạn phải lưu ý đến thiết kế bao bì trên vỏ hộp và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp, bao gói đẹp hay xấu quyết định việc hàng bán chạy hay không.

• Ở Nhật Bản, quan hệ con người rất được coi trong ngay cả trong kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện kể rằng công việc kinh doanh đang xuôi chèo mát mái nhưng khi có sự thay đổi người làm thì lại bị trục trặc.Thậm chí có trường hợp quan hệ làm ăn tốt suốt trong thời gian dài nhưng có thể vẫn bị bị trục trặc do người làm trực tiếp bị cấp trên ép buộc phải thay bằng người khác.

• Để tránh tình trạng này, bạn nên xem xét người phần hành mới và người giám sát mới, giải thích đầy đủ mọi chi tiết của công viêc kinh doanh, toàn bộ quá trình, những đặc điểm của sản phẩm, mục đích của việc đàm phán và tính kế thừa. Điều quan trọng là không nên bỏ lửng việc kinh doanh, cần phải duy trì việc trao đổi và bán hàng một cách tích cực.

VI. THỊ TRƯỜNG ÚC

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w