Thuận lợi –khó khăn hạn chế trong giao thương với các nước Asean:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 52 - 54)

III. THỊ TRƯỜNG ASEAN:

3.Thuận lợi –khó khăn hạn chế trong giao thương với các nước Asean:

3.1/ Thuận lợi:

Trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu chủ yếu sang ASEAN các mặt hàng gồm: dầu thô, gạo, rau quả, thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện, thịt lợn. Theo Thỏa thuận về Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) với

thuế suất 0- 5%, đã tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào khu vực này

Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá rẻ (do cắt giảm thuế quan nhập khẩu, chẳng hạn như sợi 5%, vải 12%, mức cắt giảm chung từ mức bình quân 17,4% xuống 13,4%) để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng hóa của các nước ASEAN khác. Nhóm mặt hàng tận dụng công nghệ, đầu tư của các nước phát triển có thể cạnh tranh và xuất khẩu sang các nước ASEAN như: điện tử và linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện, điện và dây cáp điện, dệt may, hải sản chế biến...

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác như Thái lan, Philíppin,v.v... với thế mạnh là hàng nông sản do vậy việc gia nhập WTO sẽ ít ảnh hưởng đến gia tăng xuất khẩu nhóm mặt hàng này.

Do thuế suất cam kết trong AFTA còn thấp hơn nhiều so với thuế suất cam kết trong WTO, hơn nữa việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO cũng cần được xem xét trong tổng thể với việc giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, nên có thể nói rằng thuế suất trong AFTA còn ưu đãi hơn so với cam kết trong WTO. Thỏa thuận về khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) với thuế suất 0-5% về khách quan tạo thuận lợi cho hàng hóa của ta thâm nhập mạnh hơn vào khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế mức tăng trưởng xuất khẩu sang ASEAN trong 5 năm qua chỉ bằng mức tăng trưởng xuất khẩu nói chung (khoảng 2,1 lần).

Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá rẻ (do cắt giảm thuế quan nhập khẩu chẳng hạn như sợi 5%, vải 12%, mức cắt giảm chung từ mức bình quân 17,4% xuống 13,4%) để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng hóa của các nước ASEAN khác. Nhóm mặt hàng tận dụng công nghệ, đầu tư của các nước phát triển và có thể cạnh tranh và xuất khẩu sang các nước ASEAN như điện tử và linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện, điện và dây cáp điện, dệt may, hải sản chế biến...

Cùng với việc cắt giảm thuế quan theo cam kết trong WTO, các ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ cạnh tranh của hàng nhập khẩu gồm các sản phẩm gỗ, ô tô, sản phẩm chế tạo khác, đồ nhựa, hàng dệt may, máy móc thiết bị các loại. Việc mở cửa thị trường tuy tạo thêm sức ép, song điều đó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vươn lên, người tiêu dùng, thực chất là toàn xã hội, có điều kiện tiếp cận hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn, tốt hơn, tiện ích hơn. Trong những năm qua, không ít hàng hóa của Việt Nam đã thắng không chỉ trên sân nhà mà cả trên sân người (trong đó có cả khu vực ASEAN), thậm chí một số nước vốn mạnh hơn Việt Nam về mặt hàng này hay mặt hàng khác đã tỏ ra lo ngại về sức cạnh tranh của Việt Nam. Do vậy các ngành này nếu vươn lên cạnh tranh được với hàng ngoại nhập thì cũng có nghĩa là xuất khẩu sang ASEAN ngày càng có triển vọng.

Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam, đang tận dụng những lợi thế thuận lợi về địa lý tại các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế giáp với Campuchia, đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nước bạn, tậo trung vào hàng giá rẻ. Sức mua hàng Việt Nam tại trường này liên tục tăng. Theo nhiều doanh nghiệp Campuchia,

Quốc, Thái Lan... và người tiêu dùng Campuchia có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng Việt Nam ngày một nhiều hơn với các sản phẩm như đường, sữa, cà phê, các loại thực phẩm chế biến... Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần tại thị trường này.

Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại sang thị trường này, điển hình là Hội chợ Thương mại Du lịch và Đầu tư được tổ chức tại Khu Công nghiệp Xuân Tô, Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, An Giang từ ngày 14 - 19/5/2009 do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức theo Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia năm 2009.

3.2/ Khó khăn và thách thức

Xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN chưa cao, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp có tâm lý ngại cạnh tranh tại thị trường các nước này do cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và các nước ASEAN giống nhau

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi mà việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Asean.

Đối với những thị trường có cơ cấu hàng hóa giống Việt Nam và có nhu cầu tiêu dùng hàng có chất lượng tương đối cao như Thái Lan, Indonesia, Malaysia thì Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được mấy trong khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường này rất lớn. Hiện nay, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia đang tiêu thụ rất mạnh tại Việt Nam. Thậm chí, nhiều nước đã tổ chức hội chợ bán hàng tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, do đó không nắm bắt được những ưu đãi của ASEAN dành cho các nước trong khu vực. Đây sẽ là những thiệt thòi không nhỏ khi các doanh nghiệp phải vất vả lăn lộn trên thương trường. Năm 2010, khi hàng rào thuế quan trong ASEAN hoàn toàn được xóa bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn nếu không biết tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực trong khi hàng hóa từ các nước này tràn vào Việt Nam.

Do cơ cấu hàng hoá của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, nhưng Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn nên hàng hoá của Việt Nam chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 52 - 54)