Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 34 - 35)

II. THỊ TRƯỜNG MỸ:

4. Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ:

Một trong các nội dung đàm phán cấp cao Việt - Mỹ thời gian qua được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trông đợi là chương trình thuế quan phổ cập (GSP) đối với nhiều hàng hóa Việt Nam: Giải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề với Đại diện Thương mại Mỹ về việc xem xét, trao GSP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua. Tương tự như Nhật, Canada, hoặc EU, chương trình GSP được Mỹ đưa ra năm 1976 dành cho những nước đang phát triển. Với ưu đãi gần như miễn thuế hoàn toàn, hàng hóa đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật của những nước đang phát triển có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và Công ty luật Sidley Austin, có khoảng 3.400 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu được hưởng chương trình GSP. Hiện tại Việt Nam xuất vào Mỹ sản phẩm của khoảng 1.000 dòng thuế. Những mặt hàng nhập khẩu được cho là nhạy cảm, ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp của Mỹ không được

hưởng GSP, thay vào đó thuế nhập khẩu đôi khi cao hơn những thị trường khác. Chẳng hạn như dệt may, giày dép, sản phẩm da, găng tay, túi xách, sản phẩm thép, một số nông sản có quota hoặc hàng hóa có quota khác... Những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, nhựa, gỗ, nông sản, thực phẩm... được xem là đối tượng hưởng GSP. Đối với nông sản, trái cây hay thực phẩm, để được hưởng GSP phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý thực phẩm Mỹ - FDA. Các mặt hàng gốm, sứ, lò sưởi, loa, thiết bị tăng âm, yên ngựa, kim loại quý, nữ trang giả, đồ gỗ, bút viết, thiết bị dụng cụ cho sân golf, bóng hơi... được ưu tiên nhập khẩu vào Mỹ và hưởng thuế theo GSP

Trưởng ban điều hành dự án liên kết GAP Sông Tiền - nguyên Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit), cho biết trái cây Việt Nam xuất vào Mỹ những năm qua có tăng nhưng chưa nhiều, vì khó đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, và cạnh tranh không lại về giá với những nước xuất khẩu khác. Theo Vinafruit, kim ngạch trái cây vào Mỹ của Việt Nam năm 2007 khoảng 20 triệu USD (năm 2006 là 18 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm ngoái là 300 triệu USD, chủ yếu là trái cây đóng hộp. Trái cây tươi Việt Nam gần như chưa có mặt tại thị trường Mỹ hoặc với số lượng cực kỳ thấp vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit, nhận định nếu có GSP, trái cây Việt Nam sẽ giải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết hàng hóa Việt Nam được tham gia chương trình GSP không chỉ có lợi cho phía Việt Nam mà còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vì được tiếp cận với hàng hóa và cả nguồn nguyên liệu nhanh, đa dạng với chi phí rẻ hơn. Năm 2007 nhờ GSP, các nhà nhập khẩu của Mỹ đã tiết kiệm được 1 tỉ USD tiền thuế. Người dân Mỹ gần như đều có thể sử dụng hàng tiêu dùng mà họ cần nhờ giá rẻ

Mỹ là thị trường vốn lớn nhất thế giới hiện nay, với số lượng nhà đầu tư đông đảo, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn, mức thanh khoản cao. Thị trường này hiện có trên 250 quỹ đầu tư, mỗi quỹ quản lý trên 50 tỷ USD. Do vậy, khả năng để các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn từ thị trường này để mở rộng sản xuất là rất lớn

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w