Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 57 - 60)

IV. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:

1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc:

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008

Trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc

1536.4 2899.1 3228.1 3242.8 3646.1 4535.7 0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Nắm T riệ u U S D Xuất khẩu

Theo nhận định của Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc hiện đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Việt Nam là thị trường tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, sắt thép các loại của Trung Quốc; đồng thời xuất sang thị trường này nguyên liệu dầu thô, cao su, than đá, các nhóm hàng nông sản như thủy hải sản, rau quả, hạt điều, dầu thực vật; nhóm hàng công nghiệp như các sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.

Số liệu thống kê năm 2006 của Hải quan Trung Quốc (theo Quốc tế Thương báo, Trung Quốc, ngày 31/1/2007) chot hấy mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh.

Năm 2006, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2,486 tỉ USD, giảm 2,6% so với năm 2005, trong khi đó Trung Quốc xuất sang Việt Nam 7,465 tỉ USD, tăng 32,3%. Như vậy, mức thâm hụt thương mại là 4,979 tỉ USD, bằng 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, Việt Nam nhập của Trung Quốc 7,391 tỉ USD (thấp hơn số liệu của Trung Quốc 74 triệu USD) và xuất sang Trung Quốc 3,030 tỉ USD (cao hơn 544 triệu USD).

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008.

Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh. 5 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kim ngạch mậu dịch hai nước giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 7,120 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 1,609 tỷ USD, giảm 1,71%, nhập khẩu đạt 5,511 tỷ USD, giảm 25,8%.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008.

Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra

Trước đó, năm 2008, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 20,188 tỷ USD, tăng 27,3% so với năm 2007, trong đó Việt Nam nhập khẩu 15,652 tỷ USD. Bên cạnh đó, thương mại biên giới Việt - Trung cũng trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước.

Trong giai đoạn 2006 - 2008, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung không ngừng tăng về giá trị tuyệt đối, bình quân mỗi năm trên 40%. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu của 7 tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc đạt

khoảng 6,5 triệu USD, tăng trên 19% so với năm 2007, chiếm 32,24% tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Sau đây là 13 nhóm mặt hàng xuất khẩu tiềm năng vào thị trường Trung Quốc:

Cao su: Trung Quốc nhập khẩu 2,76 tỉ USD, hàng Việt Nam xuất sang mới đạt 773 triệu USD.

Cà phê: Hiện nay nhu cầu của Trung Quốc khoảng hơn 100 triệu USD/năm, Việt Nam mới xuất khẩu được 13-14 triệu USD/năm.

Chè: Nhu cầu thị trường Trung Quốc khoảng trên 50 triệu USD chè các loại, Việt Nam mới xuất khẩu được 7 triệu USD.

Dây cáp điện: Trung Quốc nhập khẩu 3,1 tỉ USD dây cáp điện, Việt Nam mới xuất khẩu ở mức 10,7 triệu USD.

Gạo cao cấp: Việt Nam xuất khẩu 12 triệu USD, trong khi Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Giày dép: Trung Quốc nhập khẩu 554 triệu USD hàng giày dép, Việt Nam mới xuất khẩu được khoảng 37-38 triệu USD.

Hạt điều: thị trường Trung Quốc tiêu thụ 1,6 tỉ USD, Việt Nam mới xuất sang được 84-85 triệu USD.

Hạt tiêu: thị trường Trung Quốc tiêu thụ 1.350 tấn, Việt Nam xuất khẩu chưa đầy 300 tấn.

Sản phẩm gỗ: Trung Quốc nhập khẩu 13,6 tỉ USD. Các sản phẩm gỗ chất lượng cao Việt Nam xuất sang mới đạt 82,2 triệu USD.

Sản phẩm nhựa: Trung Quốc nhập khẩu 2,6 tỉ USD, Việt Nam xuất sang 6,5 triệu USD.

Dầu thực vật: Trung Quốc nhập khẩu 2,75 tỉ USD, Việt Nam xuất sang 2,78 triệu USD.

Linh kiện điện tử, điện máy: Trung Quốc nhập khẩu 13 tỉ USD, Việt Nam xuất khẩu 7,5 tỉ USD.

Sắn lát và tinh bột sắn: hàng năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn. Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho thấy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này luôn ổn định qua nhiều năm.

1.2/ Tình hình xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009

Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2009 đạt 12,19 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó: Trung Quốc xuất khẩu đạt 9,25 tỷ USD, giảm 13,4% và Việt Nam xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, giảm 2,1%. Trung Quốc xuất siêu đạt 6,32 tỷ USD. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cụ thể như sau:

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

- Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật 2,238 18,486

- Sản phẩm từ thực vật 51,110 526,533

- Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm 0,639 3,688 - Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 171,531 1.197,602 - Hóa chất và các chế phẩm cùng loại 2,940 21,594 - Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại 23,613 163,433 - Da, giả da và các chế phẩm cùng loại 4,771 32,722 - Gỗ và các chế phẩm cùng loại 25,069 85,193 - Bột giấy và các chế phẩm cùng loại 0,140 1,456 - Nguyên vật liệu, hàng dệt may 29,536 186,235

- Giày, dép, mũ, ô 10,684 90,191

- Đồ sứ, thủy tinh 3,974 41,913

- Vàng, bạc, đá, quý 0,003 0,047

- Sắt thép, kim loại mầu 2,274 19,587

- Hàng cơ điện, máy móc các loại 79,002 480,203

- Phương tiện vận tải 1,345 5,868

- Thiết bị quang học, y tế 2,973 14,554

- Tạp hóa 8,186 45,919

Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w