Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 68 - 73)

V. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1.Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Nhật Bản

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008

Trị giá xuất khẩu

2575.2 3542.1 4340.3 5240.1 6090 8537.9 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T riệ u US D Xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng. Nếu như năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản mới đạt 351 tỷ USD, thì năm 2008 đã tăng lên 756 USD, trong đó những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nông sản, hải sản, may mặc, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,5 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2007. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Mặc dù hàng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Nhật nhưng thị phần còn nhỏ, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với hàng hóa các nước trong khu vực (thị phần của Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%).

Theo nội dung Hiệp định, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản:

Dệt may: Theo nguồn thương mại của Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu duy trì được tốc độ như những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật trong năm 2009 tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu - 1 tỷ USD và năm 2010 có thể đạt khoảng 1.1 - 1.2 tỷ USD

Để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kim ngạch hàng xuất khẩu sang Nhật. Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hóa cũng phải thể hiện được cá tính riêng

Gỗ: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng cao nhất, đạt 6,8 triệu USD. Như sậy, sau khi chững lại trong năm 2007 (chỉ tăng 4,8%), thì sang năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã liên tục tăng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào hầu hết các thị trường chính đều đồng loạt giảm sút, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là đáng mừng.

Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2009

(tỷ trọng tính theo kim ngạch) Nội thất phòng khách 24,9% Ghế 9,9% Dăm gỗ 17,6% Gỗ, ván, ván sàn 6,0% nội thất văn phòng 12,9% Nội thất, đồ dùng nhà bếp 7,0% nội thất phòng ngủ 20,4% Loại khác 1,3%

Đối với lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, nhiều mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế. Cụ thể, nếu như thuế suất hiện hành (gồm cả thuế ưu đãi chung) của sầu riêng là 2,5% và đậu bắp là 3%, thì đến 1/10 tới, sẽ được xóa bỏ thuế ngay.

Các mặt hàng nông sản khác như: cải bó xôi đông lạnh từ 6%, ớt piment từ 3%, sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm; bắp ngọt từ 6%, gia vị cà ri từ 3,6%, sẽ được xóa bỏ thuế trong 7 năm; cà phê rang từ 10%, trà xanh từ 17% sẽ được xóa bỏ thuế trong 15 năm; Mật ong tự nhiên từ 25,5% sẽ được định hạn ngạch thuế quan (còn 12,8% trong hạn ngạch hoặc với khung đó từ 100 tấn của năm thứ nhất tăng mỗi năm 5 tấn đến năm thứ 11 và sau đó là 150 tấn); sốt cà chua (từ 17%) giảm một nửa thuế trong 5 năm.

Lâm sản (trừ ván ép), mức thuế hiện nay từ 0 đến 6 % sẽ được xóa bỏ thuế đến 10 năm. Với các mặt hàng thủy sản như: tôm từ mức thuế 1 đến 2% hiện nay sẽ được xóa bỏ thuế ngay; bạch tuộc đông lạnh từ mức thuế 5%, cá kiếm đông lạnh 3,5% sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm.

Giày dép: Tương tự như mặt hàng dệt may, các sản phẩm giày dép của Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay, Việt Nam xuất chủ yếu là giày thể thao vào Nhật Bản..

Thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật năm 2007 đạt 700 triệu USD, tăng 8% so với năm 2006. Các mặt hàng thủy sản trọng điểm xuất sang Nhật là tôm, mực, bạch tuộc đông lạnh và cá ngừ đại dương

Các mặt hàng chế tạo (chủ yếu là dây điện và dây cáp điện, máy tính và linh kiện, sản phẩm nhựa): Việc triển khai tốt Chương trình hành động của Sáng kiến chung Việt- Nhật sẽ giúp doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đầu tư mạnh vào sản xuất các mặt hàng này tại Việt Nam và khuyến khích họ tăng cường xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Xuất khẩu các mặt hàng này vào Nhật Bản năm 2007 đạt kim ngạch 940 triệu USD.

Xuất khẩu chè sang Nhật Bản:

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006. Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này năm 2003 là cao nhất, đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xuất khẩu chè sang thị trường này giảm xuống do chè của Việt Nam chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật khó tính. Nhật Bản là nước nhập khẩu chè xanh nhiều nhất của Việt Nam với hơn 50% khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường này là chè xanh. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm khối lượng nhỏ trong tổng khối lượng chè nhập khẩu của Nhật Bản

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu chè sang Nhật Bản chỉ đạt 374 tấn, trị giá 927.867 USD, tuy giảm đôi chút về số lượng nhưng lại tăng về trị giá.

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Nhật Bả n

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số lượng XK chè của VN (tấn) 55,7 68,0 75,0 59,7 99,3 87,9 105,6 118 104 Xuất sang Nhật (tấn) 1,86 1,22 2,97 3,55 1,08 0,69 0,44 0,377 0,374 Tỷ trọng (%) 3,3 1,8 3,96 5,95 1,1 0,79 0,42 0,31 0,35 Tổng kim ngạch XK chè của VN (triệu USD) 69,6 78,4 82,5 59,8 99,4 96,9 110,4 130 147

Xuất khẩu sang Nhật (triệu USD)

2,95 1,7 3,0 3,7 1,5 1,24 1,08 0,844 0,927

(Nguồn: Hải quan Việt Nam và tính toán theo số liệu XNK)

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước, trong đó có thị trường Nhật Bản, được tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức các bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của nước nhập khẩu hoặc các nhãn hiệu khác có uy tín.

Sản phẩm chè đen của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng chè thô, rời, chưa chế biến và được gia công, đóng gói nhãn mác tại Nhật Bản và bán dưới nhãn chè Nhật Bản hoặc công ty Nhật Bản nhập khẩu chè đã chế biến nhưng đóng gói và bán lẻ tại Nhật Bản.

Mục tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 7,5%/năm, kim ngạch đạt 1,55 triệu USD vào năm 2010 và tăng bình quân 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 2,55 triệu USD vào năm 2015. Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya

1.2/ Tình hình xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhật Bản DVT Lượng Trị giá

(1000USD)

Tổng cộng: 3.310.986.000 usd

Hải sản 1000 USD 388319

Hàng rau quả 1000 USD 17565

Hạt điều Tấn 479 2028 Cà phê Tấn 42143 67229 Hạt tiêu Tấn 1150 5592 Gạo Tấn 4166 1726 Sắn và các sản phẩm từ sắn Tấn 7930 1851 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1000 USD 11236 Than đá Tấn 597567 79684 Dầu thô Tấn 559696 228436

Xăng dầu các loại Tấn 68632 22808

Quặng và khoáng sản khác Tấn 28477 4163 Hóa chất 1000 USD 13090 Các sản phẩm hóa chất 1000 USD 22401 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 11093 16100 Sản phẩm từ chất dẻo 1000 USD 124654 Cao su Tấn 4562 7240 Sản phẩm từ cao su 1000 USD 10289

Túi xách, ví, vaili,

mũ & ô dù 1000 USD 39830

Sản phẩm mây, tre,

cói & thảm 1000 USD 14278

Gỗ và sản phẩm gỗ 1000 USD 205251

Giấy và các sản

phẩm từ giấy 1000 USD 19807

Hàng dệt may 1000 USD 512910

Giầy dép các loại 1000 USD 75191

Sản phẩm gốm sứ 1000 USD 19692

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy

tinh 1000 USD 25905

Đá quý, kim loại

quý và sản phẩm 1000 USD 27915 Sắt thép các loại Tấn 716 2210 Sản phẩm từ sắt thép 1000 USD 43499 Máy vi tính và linh kiện 1000 USD 193725 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 1000 USD 309165

Dây điện và dây cáp

điện 1000 USD 277359

Phương tiện vận tải

và phụ tùng 1000 USD 124091

Số liệu thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2008 (trong đó, dệt may đạt 513 triệu USD, tăng 15,9%; thủy sản đạt 338 triệu USD, giảm 15,4%; dầu thô đạt 228 triệu USD, giảm 85%...). Xuất khẩu vào Nhật Bản giảm mạnh do nhiều chủng loại hàng hóa của các nước tương đồng với hàng hóa của Việt Nam, trong giai đoạn khó khăn về xuất khẩu, cạnh tranh do vậy quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, dầu thô của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn, nhưng do giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm theo. - Với ngành thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản

của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.

- Nhóm ngành gỗ chế biến cũng được hưởng lợi lớn. Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các

doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có xu hướng tăng khá bền vững. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong nửa đầu quí III/2009, xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt sang thị trường Nhật Bản như tôm càng xanh đông lạnh, cá ngừ, mực ống, than đá, dầu thô, dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, dây điện và cáp điện vẫn tiếp tục giữ kim ngạch ở mức ổn định và đang có xu hướng tăng nhẹ trong tuần cuối tháng 8 này.

- Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng da giày tại thị trường Nhật Bản sẽ tăng cao do xu hướng thời trang da-giày thu-đông với những màu sắc tự nhiên, nhẹ nhàng gắn với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Đáng chú ý là mặt hàng tôm và mực ống đang được ưa chuộng và đầy triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2008 xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và trị giá khoảng 28 tỷ USD

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 68 - 73)