Thuận lợi khó khăn và thách thức:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 76 - 78)

V. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3. Thuận lợi khó khăn và thách thức:

3.1/ Thuận lợi:

Xuất khẩu hàng sang Nhật vốn không dễ đối với nhiều DN trong nước. Lâu nay, các loại hàng hóa của Việt Nam khi qua Nhật bị rất nhiều trở lực. Tuy nhiên, từ ngày 1-10, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) bắt đầu có hiệu lực, nhiều mặt hàng XK vào thị trường này được xóa bỏ thuế quan. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật.

Với Hiệp định này, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại hàng nông sản Việt Nam trong vòng 10 năm. Theo đó, 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm sản có giá trị cao nhất của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình trong vòng 10 năm. Đối với lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, nhiều mặt hàng như cải bó xôi đông lạnh từ 6%, ớt piment từ 3% sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm; bắp ngọt từ 6%, gia vị cà-ri từ 3,6% được xóa bỏ thuế trong 7 năm; cà phê rang từ 10%, trà xanh từ 17% được xóa thuế trong vòng 15 năm. Mặt hàng mật ong tự nhiên từ 25,5% sẽ được hạn ngạch thuế quan còn 12,8% trong hạn ngạch hoặc với khung đó từ 100 tấn của năm thứ nhất tăng mỗi năm 5 tấn, đến năm thứ 11 và sau đó là 150 tấn; sốt cà chua từ 17% giảm còn 1/2 trong 5 năm.

Với các mặt hàng thủy sản như tôm từ mức thuế 1-2% hiện nay sẽ được xóa bỏ thuế ngay; bạch tuộc đông lạnh từ mức thuế 5%, cá kiếm đông lạnh 3,5% sẽ được xóa bỏ thuế trong 5 năm; sầu riêng và đậu bắp được xóa bỏ thuế ngay trong 1-10 này. Để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2009-2012, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 158 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang sở hữu 3 lợi điểm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:

+ Đồng Yên lên giá mạnh;

+ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với nhiều ưu đãi thuế hơn trước có hiệu lực từ đầu Tháng 7

+ Kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu tốt lên nhờ chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến.

3.2/ Khó khăn

Mặc dù hàng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Nhật nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với hàng hóa các nước trong khu vực (thị phần của Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%).

Hàng Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là thủy sản (tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ), thực phẩm, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…Trong đó, tôm và mực là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với mặt hàng tôm đông lạnh là 0%, nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất từ Form AJ (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản). Trong khuôn khổ Hiệp định EPA Việt- Nhật, thuế suất mặt hàng này cũng được áp dụng mức 0%. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng mực ống hiện nay theo khuôn khổ Hiệp định ASEAN-Nhật Bản là 3,5%. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định EPA Việt-Nhật, Nhật Bản không cam kết cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng này. Riêng đối với mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, thuế suất thuế nhập khẩu theo khuôn khổ GSP là 5% và sẽ được giảm trong vòng 6 năm kể từ khi Hiệp định EPA Việt – Nhật có hiệu lực.

Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản.

Nền công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất.

3.3/ Thách thức

Theo nội dung Hiệp định, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Do yêu cầu cao cả về chất lượng và hình thức, nên các doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến qui trình quản lý chất lượng.

Mặt khác, bảo đảm quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng như đã thỏa thuận là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ với các bạn hàng Nhật. Bên cạnh đó, cần liên tục thay đổi khẩu vị, mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với mặt hàng hải sản, qui trình chế biến phải nghiêm ngặt ngay từ đầu vào đến các khâu sản xuất, bảo quản tại nhà máy

Để tăng tốc vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Nhật Bản

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thời gian giao hàng

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 76 - 78)

w