Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 31 - 34)

II. THỊ TRƯỜNG MỸ:

3. Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Đạo luật Lacey:

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản thương mại từ Mỹ. Một trong số đó là đạo luật Lacey, chính thức có hiệu lực từ 1/4/2009 theo đó, các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ. Trong khi, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể về gỗ, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này

Trong ngắn hạn, việc lo nhất là thiếu tiền. Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra

Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo tôi được biết, một sự án vay vốn ngân hàng, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp.

Công nhân lành nghề đặc biệt thiếu. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu doanh nghiệp. Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém. Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO. Đa số các doanh nghiệp, hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn.

Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới. Muốn thâm nhập được vào thị trường Mỹ, sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo nhiều qui định khác nhau, trong đó có đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng. Đây là vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ.

Luật mới áp dụng từ 15/8

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009 tới, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt may và đồ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Giám đốc Chương trình Quốc tế và Đối ngoại Liên Chính phủ, Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) cho rằng, để hạn chế tối đa rủi ro hàng hóa bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ vì lý do không an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và đồ gỗ Việt Nam cần cập nhật những qui định mới nhất trong việc nhập khẩu hàng dệt may và đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và đáp ứng được những quy định trong Đạo luật "Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng" (CPSIA) nói riêng.

Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu, việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và đồ nội thất chiếu sáng.

Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên, địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối hoặc bán hàng...

Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm.

Sản phẩm không hợp lệ bị từ chối ngay tại cảng

Lô hàng trên 2 triệu sản phẩm đồ nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt của Công ty cổ phần chế biến gỗ Long Thành vừa được xuất sang Mỹ phải được dán nhãn theo các quy định của Luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA), được giám sát bởi Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC).

Sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: tên, tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần; % của các loại sợi theo quy định được ghi là "các loại sợi khác"; tên nhà sản xuất do FTC cấp, tên nước sản xuất.

Ngoài quy định không được bán đồ dùng trẻ em hoặc dụng cụ chăm sóc trẻ em có chứa hàm lượng chất Pthalates (DEHP, DBP và BBP) trên 0,1%, nhà sản xuất sản phẩm cho trẻ em còn được yêu cầu phải đặt dấu hiệu trên sản phẩm và bao bì để người mua có thể xác định nguồn gốc, xuất xứ của nhà cung cấp.

Ngoài những quy định trên, đồ nội thất có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FTA) được CPSC giám sát. Theo đó, nếu CPSC cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về sản phẩm đó.

Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngay tại cảng.

Trước đây những sản phẩm khi bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì bị yêu cầu tái xuất, nhưng nay những sản phẩm vi phạm này sẽ không được phép tái xuất mà phải bị hủy bỏ. Vì cho rằng, nếu những sản phẩm này được tái xuất thì có nghĩa là nó sẽ được tiêu thụ ở một nước thứ ba nào khác, với mức giá rẻ hơn.

Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới người dân ở nước thứ ba đó.

Do vậy, chính phủ Mỹ yêu cầu phải hủy bỏ những sản phẩm không an toàn, vì họ thấy rằng nếu người dân Mỹ không được đảm bảo an toàn thì cũng sẽ không có sự an toàn đối với những người dân ở nước khác. Mọi chi phí cho việc tiêu hủy (bao gồm nhân công, vận chuyển, kho bãi...) sẽ được tính cho người sở hữu hàng hóa đó.

Nếu không trả những khoản phí này, họ sẽ bị ghi nợ và sẽ không được phép nhập khẩu trong tương lai cho tới khi thanh toán hết những khoản này. Mức hình phạt cũng rất cao. CPSIA gia tăng mức phạt dân sự lên đến 100.000 USD cho một lần vi phạm và lên tới 15.000.000 USD cho gộp chung nhiều lần vi phạm.

Nói về khó khăn do vướng phải các rào cản khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu dệt may Việt Nam cho rằng, trở ngại lớn nhất hiện nay là việc doanh nghiệp tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Nguyên nhân chính là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu.

Chẳng hạn liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập lẫn sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may có hiệu lực từ 10/2/2010 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, để tiếp tục xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rất kỹ và phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo luật này

Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này.

Với việc chấm dứt hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2009 (ngày bỏ hạn ngạch cuối cùng đối với hàng dệt may Trung Quốc), các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa Kỳ như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Indonesia, Phillipines và cả các nước xuất khẩu khác ở Nam Mỹ, Đông Âu,… đang đứng trước nguy cơ bị ngành công nghiệp dệt may Hoa Kỳ kiện theo các điều khoản của luật khiếu kiện thương mại (trade remedy law).

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w