“RICE” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao.

Một phần của tài liệu Bài giảng y học thể dục thể thao (Trang 57 - 58)

Hầu hết tất cả vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu thể

thao đều xảy ra chấn thương ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Tuỳ

theo môn thể thao khác nhau mà mức độ chấn thương cũng khác nhau. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu y học thể thao thì tổng số vận động viên tham gia thì VĐV các môn đối kháng, VĐV điền kinh , VĐ thể dục dụng cụ là có tỷ lệ chấn thương chiếm đa số. Hiện nay trong y học thể

thao, người ta phân loại chấn thương theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Các triệu chứng cơ bản và phương pháp xử lý ban đầu như sau:

Bảng 2. 1. Bảng phân loại chấn thương thể thao và phương pháp xử lý.

Mức độ chấn chấn thương.

Các triệu chứng chính Phương pháp xử lý ban đầu

.

Nhẹ. - Không ảnh hưởng nhiều đến các động tác vận động. -Triệu chứng đau sau buổi tập. - Ít sưng hoặc không. - Không bầm tụ máu. -Ngưng tập luyện. -Thay đổi bài tập phù hợp. -Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Trung bình. -Thực hiện bài tập khó khăn. -Đau xuất hiện trong và sau tập luyện. -Sưng nhẹ vùng đau. -Có bầm tụ máu nơi đau. -Băng bất động chỗ đau. -Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Nặng. -Đau xuất hiện trước, trong và sau khi tập. -Không thực hiện được động tác kể cả sinh hoạt. -Sưng, phù nề, đổi màu sắc -Nghỉ tập hoàn toàn. - Đến khám bác sĩ và điều trị.

IV. “RICE” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao. thể thao.

Nguyên lý cơ bản để điều trị hầu hết các chấn thương thể thao đó là

“RICE”, viết tắc các chữ sau: Rest; Ice; Compression; Elevation.

Điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương, thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước: - Rest (Relative rest): Nghỉ hoặc yên tĩnh tương đối.

Khi bị chấn thương phải ngừng ngay tập luyện. Nếu tiếp tục tập luyện làm cho chấn thương nặng thêm.

- Ice (chườm đá): Đó là phương pháp làm lạnh tại chỗ chấn thương ngay sau bị chấn thương. Cách này làm giảm sưng, đau, chảy máu và

chống viêm.(gói đá vào khăn ướt chườm lên chỗ đau).Tuỳ theo chấn thương, có thể chườm đá liên tục và kéo dài vài ngày.

- Compression (băng ép): Để giảm phù nề nên đặt băng ép và thường xuyên chỗ bị chấn thương. Băng ép có thể tiến hành ngay cả trong khi chườm đá và kể cả sau khi chườm đá.

- Elevation (nâng cao chi): Khi bị chấn thương cần phải giữ chỗ bị

chấn thương ở vị trí nâng cao hơn đầu nhằm làm giảm sự tích tụ dịch và máu xuất hiện do các mô và tổ chức bị tổn thương và viêm nhiễm. Giữ

chỗ bị chấn thương ở tư thế nâng lên từ 24 đến 72 giờ.

Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không

được dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề

và tăng chảy máu tại chỗ bị chấn thương.

RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ

cứu chấn thương thể thao.

Một phần của tài liệu Bài giảng y học thể dục thể thao (Trang 57 - 58)